Sáng tạo thời gian nghệ thuật theo trình tự thời gian tuyến tính.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 62 - 65)

ngắn trung đại. Nhưng dần dần cách trần thuật theo thời gian tuyến tính đã bị phá vỡ và xáo trộn khá nhiều. Đặc biệt ở kỷ nguyên hiện đại này, khi mà dòng chảy xã hội và những thông tin bùng nổ chóng mặt thì việc thay đổi cách tổ chức thời gian nghệ thuật và cách trần thuật cũng góp phần làm tăng hiệu quả của tác phẩm.

Hồ Anh Thái thuộc lớp nhà văn hiện đại nên việc tiếp thu các thành tựu nghệ thuật trong đó có nghệ thuật tổ chức không gian thời gian tác phẩm là điều đương nhiên. Tuy nhiên, học tập mà không rập khuôn, không máy móc, Hồ Anh Thái đã có những sáng tạo mới mẻ trong việc tổ chức thời gian nghệ thuật tác phẩm để tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ cao. Sau đây là những cách thức tổ chức thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.

2.3.1. Sáng tạo thời gian nghệ thuật theo trình tự thời gian tuyếntính . tính .

Truyện ngắn thời kỳ đầu thường được Hồ Anh Thái trình bày theo trình tự quen thuộc truyền thống. Đó là sự sắp xếp các sự việc, sự kiện, các thành phần cốt truyện theo thời gian tuyến tính. Các sự kiện được kể theo trật tự trước sau giúp người đọc sâu chuỗi và kể lại câu chuyện. Những truyện có kết cấu kiểu này thường xoay quanh cuộc đời, số phận của nhân vật chính theo trình tự. Hành động nhân vật phát triển theo thời gian, theo cách tổ chức, sắp xếp của nhà văn và mọi sự kiện trong tác phẩm đều gắn với quá trình phát

triển của số phận tính cách nhân vật. Những tác phẩm được kết cấu theo thời gian tuyến tính này có thể kể đến như: Những cuộc kiếm tìm, Nằm ngủ trên

ghế băng, Chàng trai ở bến đợi xe, Gặp nhau có một lần, Cánh võng không người, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Lá quốc thư, Chuyện cuộc đời Đức Phật… Trong những tác phẩm này các bình diện thời gian quá khứ – hiện tại

– tương lai ít bị xáo trộn, những hồi ức của nhân vật đưa người đọc trở về với xuất xứ của truyện. Đây là kiểu kết cấu không mới nhưng lại có hiệu quả cao khi nhà văn muốn nhấn mạnh quá trình phát triển của mạch truyện, nhấn mạnh lôgíc thời gian và đặc biệt diễn tả mối quan hệ giữa các sự việc, sự kiện. Bằng việc trần thuật theo thời gian tuyến tính, truyện ngắn Tiếng thở dài

qua rừng kim tước đã kể về cuộc đời cô Nilam xinh đẹp từ lúc 16 tuổi cho

đến lúc qua đời.

Với lối kết cấu thời gian kiểu này, người đọc có thể thấy rõ toàn bộ cuộc đời Nilam và toàn bộ tấm thảm kịch của cuộc đời cô. Ngoài 16 năm đẹp nhất thời thiếu nữ, người phụ nữ xinh đẹp này sống phần còn lại của cuộc đời trong đau khổ, bi thương. Những tập tục lạc hậu đã cướp đi của Nilam tất cả tình yêu, con cái, gia đình và nhan sắc. Gặp lại người yêu khi đã thân tàn ma dại, hạnh phúc lớn nhất đời dành cho cô là một hình bóng Nilam xinh đẹp vẫn tồn tại trong trái tim những chàng trai đã từng yêu cô một thủa. Truyện kết thúc (mở nút) bằng việc Nilam quyết định từ bỏ nơi trần thế với những đau khổ triền miên tìm đến một cách chết nhẹ nhàng, thanh thản.

Mặc dù thời gian được trần thuật trong truyện vẫn theo cách truyền thống nhưng cách tổ chức thời gian trần thuật của truyện lại có nhiều mới mẻ. Hồ Anh Thái đã khéo tổ chức thời gian sự kiện có tính chất dồn dập với những biến cố bất ngờ, liên tục khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, kích thích sự theo dõi của người đọc. Tính cách nhân vật Nilam cũng phát triển theo diễn biến cốt truyện. Từ một cô gái trong sáng, hồn nhiên trong mối tình đầu với chàng Riva, Nilam trở thành người phụ nữ chịu nhẫn nhục khi về nhà chồng. Sau cuộc cãi nhau với mẹ chồng, bị bà ta tưới xăng đốt và với khuôn

mặt bị biến dạng cô đã trở thành một người khác quyết liệt hơn, lạnh lùng hơn. Cô đã tìm cách giải thoát cho đứa con gái bé bỏng của mình và cho bao bé gái khác trong làng một cách vô cảm. Sự giải thoát tất yếu mà cô lựa chọn ngay cả người cô yêu thương nhất cũng không nhận ra cô, là cái chết. Câu chuyện được kết thúc ở thời điểm bất ngờ nhất- cô gặp lại người cô yêu. Nhưng cũng đúng vào giây phút ấy cô đã lựa chọn sự giải thoát tất yếu cho mình, đó là cái chết.

Chuyện cuộc đời Đức Phật kể lại cuộc đời của Đức Phật từ khi mới

sinh ra là hoàng tử Siddhartha cho đến khi tu thành chính quả. Toàn bộ cuộc đời Đức Phật được trần thuật theo diễn tiến thời gian, sự việc. Cách tổ chức thời gian trần thuật không có gì mới nhưng truyện hấp dẫn người đọc ở sự xúc động về cuộc đời Đức Phật. Có thể đây là những sáng tác dựa trên những truyền thuyết, cũng có thể hoàn toàn ở trí tưởng tượng của nhà văn, cái đó không quan trọng. Quan trọng là nhà văn đã mở ra cho ta thấy cái nét thực của một số phận, một con người cao cả nhất mà ta biết: Đức Phật. Con người có thật đã từ bỏ đời sống trần tục, từ bỏ lạc thú để phát hiện ra chân lý. Không có nhiều bí ẩn trong cuộc đời ấy, không có những yếu tố thần thánh. Đức Phật đã sinh ra, đã giàu sang, đã từ bỏ lạc thú, đã trải qua nhiều cách tu tập và đã trở thành người phi thường, với những giáo lý chinh phục được nhân loại. Con người ấy cũng đã già, đã chết. Truyện đậm đà màu sắc ấn Độ, nơi xuất phát đạo Phật, và nhà văn đã cung cấp cho ta cái nhìn mới lạ về những điều hầu như đã trở thành truyền thuyết.

Còn có một số truyện rất hay viết về một con người có liên quan đến Đức Phật, truyện Đến muộn. Cả hai truyện ngắn được viết như kể chuyện, và cách viết như kể chuyện này nếu không vững vàng, rất dễ gây nhàm chán. Nhà văn cũng kể chuyện, nhưng tài năng của ông thể hiện ở chỗ không những giữ được mà còn lôi cuốn người đọc. Cách hành văn trong sáng, mỗi câu đều chứa đựng những tình tiết mới mẻ và tràn đầy cho tiết vừa xác thực vừa ẩn dụ…Cả tập truyện toát ra một phong cách mới mẻ, cốt truyện hay cộng với

cách dựng truyện độc đáo, ngôn ngữ truyện ngắn giản dị…nên đã tạo ra sức lôi cuốn mạnh mẽ.

Truyện ngắn Mảnh vỡ của đàn ông cũng được trình bày theo diễn biến thời gian nhưng với nhiều yếu tố đan xen. Mỗi cuộc đời là một câu chuyện tưởng không liên quan với nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ mật thiết vì cùng gắn bó với nhân vật “tôi” và cùng tập trung thể hiện một quan niệm: cuộc đời mỗi người phụ nữ này là một mảnh vỡ, cho dù mỗi người “vỡ” theo một cách khác nhau. Họ đều là “mảnh vỡ” từ những người đàn ông nên làm sao họ có thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu họ không có những người đàn ông tử tế để gắn kết mình vào.

Với lối trần thuật theo trình tự thời gian tuyến tính, người đọc dễ tiếp nhận, hầu như không phải động não tư duy nhiều, đi thẳng theo một mạch thời gian. Kiểu trần thuật này thường gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán đối với độc giả. Nhưng Hồ Anh Thái đã không vấp phải lối mòn mà đã có nhiều sáng tạo trong trần thuật nên đạt được những hiệu quả to lớn trong nghệ thuật xây dựng truyện ngắn. Nhiều độc giả đã có nhận xét cho rằng khi đọc Hồ Anh Thái đã bị tác giả dẫn dụ vào tác phẩm của mình. Vẫn là truyền thống, nhưng Hồ Anh Thái đã biết chắt lọc mà chỉ “ dám trộm đạo ý tưởng của Tấm Cám, của Tống Trân - Cúc Hoa…bao nhiêu vốn chìm, vốn nổi của văn học dân gian” [7;329].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 62 - 65)