Không gian thiên nhiên trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 57 - 62)

Truyện ngắn Hồ Anh Thái ít miêu tả không gian thiên nhiên hơn so với không gian xã hội. Và nếu như không gian xã hội trong truyện ngắn Hồ Anh Thái chủ yếu là những con người luôn mưu toan, gầm ghè, đấu đá, hãm hại nhau thì không gian nhiên nhiên trái lại thường được miêu tả bằng những nét vẽ đẹp đẽ với ý nghĩa thiên nhiên có thể nâng đỡ, thanh lọc con người và giàu ý nghĩa nhân sinh.

Không gian thiên nhiên đẹp đẽ thì ở đó tâm hồn con người như được thanh lọc, thanh khiết hơn đi gần với nhân tình hơn. Không gian như thế này chỉ xuất hiện trong những truyện mà ở đó có những con người đẹp, đại diện cho cái thiện. Trong những truyện mà con người hiện lên đẹp đẽ thì thiên nhiên cũng thật trong trẻo, như cái phông nền tương xứng và hài hoà với những con người đẹp ấy.

Tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước là tập truyện viết về những con người ấn Độ tồn tại trong không gian – thời gian ấn Độ rộng dài. ở đó đã có những con người thật đẹp. Đọc truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim

tước có lẽ không ai quên được một thiên nhiên đẹp đến mê hồn với một rừng

kim tước đang mùa hoa: “Những chùm hoa kim tước rủ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một rừng kim tước bừng sáng xoã ra như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong rừng”. Trong không gian thiên nhiên đẹp ấy là hình ảnh đôi lứa yêu nhau – Nilam và Ravi. Tình yêu trong sáng, mãnh liệt ấy sống trong không gian thiên nhiên tuyệt mỹ và do vậy có thể nói rằng bức tranh thiên nhiên ấy là cái nền để thể hiện tác phẩm tuyệt đẹp của tạo hoá.

Hình ảnh về rừng kim tước ấy lại luôn gắn với hình ảnh của Nilam – cô gái ở tuổi 16 đẹp đến nỗi “làm cho lũ trai làng ngả nghiêng, đi đường thì sa chân xuống ruộng, đi cạnh hồ thì xảy chân xuống hồ”.

Vẻ đẹp Nilam luôn được đặt, hay nói đúng hơn, luôn được nâng niu trên cái nền thiên nhiên đẹp đến nao lòng.

Bao bọc lấy nhân vật đẹp mà buồn ấy là hình ảnh thiên nhiên trong sạch. Đấy cũng là dụng ý của Hồ Anh Thái trong việc xây dựng không gian nghệ thuật có tính chất ẩn dụ: “Bàn tay Nilam trồng nên một cánh rừng kim tước sáng bừng lên hắt ánh vàng rực xuống làng khiến cho những cánh đồng hoa cải chỉ còn là một màu vàng hấp hiu nhợt nhạt hết sức thiểu não”. Nilam - đó là hiện thân quyền năng sáng tạo của phụ nữ.

Nilam mang trong mình một bể tình ái làm đắm đuối mê say những chàng trai Ravi, Raja, Amar, tạo nên một câu chuyện yêu đương đẹp nhất, não nùng nhất và chứa nhiều sinh nở nhất trên trần gian: Nilam – một nửa đã mất của loài người khiến loài người không ngừng tìm kiếm.

Đáng chú ý là không gian thiên nhiên trong truyện ngắn Hồ Anh Thái dường như không đơn giản chỉ là thiên nhiên đẹp một cách tự nhiên vốn có mà là thiên nhiên đẹp do đã được con người hoá thân, sinh thành ra. Thiên nhiên vừa là không gian sản sinh con người, và con người đến lượt mình, lại bồi đắp và tôn vinh không gian ấy, làm cho nó trở nên linh thiêng và bất tử.

Những cái hạt kim tước mà Nilam đã ủ trong lớp đất trên những nấm mộ con của những bé gái phải đưa về trời từ lúc lọt lòng mẹ thấm thoát đã phủ kín cả một quả dồi. Hình như những linh hồn hài nhi bé bỏng ấy đã không chết mà nó đã biến thành cả một rừng kim tước để đến mùa hoa “từng cây kim tước cao lớn rũ hết lá xanh chỉ còn giữ lại vòm hoa vàng buông xoã thướt tha như mái tóc vàng của đám con gái tuổi 17” (Tiếng thở dài qua rừng kim

tước).

Xây dựng một không gian thiên nhiên đẹp đến mê hồn ấy, Hồ Anh Thái muốn ngụ ý thể hiện hình ảnh người phụ nữ ấn Độ – Những người phụ nữ đẹp kỳ lạ và ở họ luôn hắt ra thứ ánh sáng mê hoặc nhưng cũng đầy bất hạnh. Điều đó chứng tỏ Hồ Anh Thái đã yêu thương, cảm thông,

chia sẻ với những con người, những số phận ấn Độ như những người của quê hương xứ sở của mình vậy!

Mảnh đất ấn Độ với không gian thiên nhiên rộng rãi trầm tích cả chiều sâu văn hoá đã hiện lên thật sinh động qua những trang truyện ngắn Hồ Anh Thái: một sông Hằng vĩ đại và linh thiêng, một Đền Vàng lộng lẫy đến choáng ngợp, thành phố nghìn lẻ một đêm Jai Salmer, Sa mạc Thar với thời tiết 47 – 490C… Tất cả đã được Hồ Anh Thái tái hiện và tái tạo bằng tài năng và tình yêu cái đẹp, để thiên nhiên ấn Độ hiện lên một cách mê hoặc trong những trang văn của nhà văn Việt Nam uyên bác và tài năng này.

Trong nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái, không gian của quê hương đất nước mình cũng được nhà văn trau chuốt và thể hiện một cách có chiều sâu như thế. Qua đó nhà văn gửi gắm thông điệp: thiên nhiên là môi trường tốt để con người thanh lọc, tìm lại bản ngã và lương tri của mình. Nhưng như đã nói ở trên, thiên nhiên đẹp chỉ xuất hiện gắn với những con người đẹp. Những con người lý tưởng như vậy hầu như không xuất hiện trong những tập truyện ngắn của Hồ Anh Thái. Đặc biệt trong những tập truyện từ Tự sự 265 ngày

trở đi. Thiên nhiên đẹp với những nhân vật chính diện chủ yếu xuất hiện trong những tiểu thuyết, truyện vừa như: Người đàn bà trên đảo, Trong sương

hồng hiện ra… Trong những tác phẩm này, thiên nhiên lộng lẫy và tiềm ẩn

sức mạnh thanh lọc con người. Nhưng trong hầu hết các truyện ngắn của Hồ Anh Thái nhân vật thường là những con người ít hay nhiều đều chưa có sự hoàn thiện nhân cách. Đó là những con người của dục vọng, những toan tính nhiều khi nhỏ nhen đến đê tiện. Họ chủ yếu tồn tại trong không gian xã hội ngột ngạt, thiếu vắng thiên nhiên, không được sống trong không khí trong lành của thiên nhiên rộng lớn. Và ở trong những tác phẩm với những con người như thế, thiên nhiên nếu được mô tả thì cũng là thiên nhiên có nguy cơ bị con người làm cho thoái hoá thậm chí không còn là nguy cơ nữa mà đã trở thành hậu quả của sự phá huỷ bởi bàn tay thiếu ý thức của con người.

Tất nhiên trong một số tác phẩm, vẫn có hình tượng thiên nhiên trong trẻo với những đường đồng quê dịu mát mà những người công chức của Viện nọ thi nhau tận hưởng khi có dịp qua đó. Trên con đường đồng quê ấy, bộ máy điều hoà trong chiếc ô tô hiện đại đã phải nhường chỗ cho khí trời tự nhiên. (Truyện Bãi tắm). Hay ở truyện Chín triệu, Ba triệu, Hai triệu và

Bóng rổ không gian thiên nhiên như trở nên lung linh, dịu mát trong thoáng

chốc với những hạt mưa trước ban công, đang làm dịu, làm mát lại những tâm hồn có nguy cơ chai sạn, khô cằn của các nhân vật chính.

Trong hầu hết các truyện của hai tập Tự sự 265 ngày và Bốn lối vào nhà

cười, không gian thiên nhiên thường được mô tả là không gian bị xâm hại, bị

vấy bẩn bởi dục vọng, lối sống thiếu lành mạnh của con người.

Đó là một bãi biển đã không còn mang vẻ nguyên sơ với những cơn gió biển dịu mát và những con sóng vui tươi, hồn nhiên mà là một bãi biển – bãi tắm nhấp nhô và nghìn nghịt những quần soóc cây dừa vào áo tắm xanh đỏ và không hiếm những khuất tất đáng buồn của đời sống nhiều tệ nạn hôm nay (Bãi tắm). Truyện Bãi tắm cho thấy rất rõ tính chất đối lập giữa không gian thiên nhiên và không gian xã hội. Bức tranh thiên nhiên này đã bị phá huỷ nghiêm trọng bởi bàn tay thô bạo của con người.

ở Mây mưa mau tạnh, không gian thiên nhiên đẹp cũng có nguy cơ bị phá huỷ bởi lối sống thiếu lành mạnh của con người. Đoài Na – một vùng đất cách Hà Nội 40 cây số đường bộ, nơi có một cái hồ rộng trên một vùng núi không cao lắm, nhiệt độ bao giờ cũng có thấp hơn ở Hà Nội vài ba độ C, nơi mà từ những nhà nghỉ bên bờ nhìn ra có thể thấy mặt hồ sương giăng như khói, thấy một triền thông bao bọc quanh hồ. Không gian sơn thuỷ hữu tình có thể là nơi giải trí hữu ích cho con người sau những giờ làm việc mệt nhọc căng thẳng ở thành phố, nhưng đến đó người ta lại thêm nặng mình bởi nhan nhản chốn đó là những gã đàn ông phong tình nhăng nhít, những đàn bà uế tạp dễ dãi.

Hay đó là một công việc với “không gian thoáng rộng” theo nghĩa mỉa mai của từ này. ở đó những cái ghế, hàng cây vô danh, mặt hồ mênh mông, con đường nhỏ nhỏ lại là địa điểm thuận lợi để nhiều điều chẳng hay ho gì sinh ra, trú ngụ (Truyện Chạy quanh công viên mất một tháng).

Không gian thiên nhiên, vốn đẹp đẽ trong lành, nhưng trong xã hội tiêu dùng hôm nay, nó đang bị biến dạng, méo mó, bốc dần lên những mùi vị uế tạp.

Không gian ấy đã được Hồ Anh Thái nhiều lần dựng lại trong tác phẩm của mình như một lời cảnh báo: sự thiếu ý thức, thậm chí sự băng hoại thiên tính con người đã làm cho thiên nhiên trở nên biến dạng, thậm chí bị huỷ hoại. Trong truyện ngắn Anh xe ôm và một chặng đường núi, qua cái nhìn của cô phóng viên những cánh rừng hoa ban của núi rừng Tây Bắc giờ chỉ còn tồn tại trong sách vở: “Hoa ban có lẽ chỉ còn trong sách vở. Con đường lên dốc xuống đèo hai bên là những dãy núi trọc lốc trơ cả đá xám đá màu sắt gỉ. Cây to một tí trên sườn núi còn chả có, bói đâu ra hoa ban. Cây chặt hết rồi gỗ bán hết rồi. Còn vạt rừng nào thì đốt rẫy làm nương con con bằng bàn tay đốt luôn cả vạt rừng. Mấy bắp ngô mấy bao gạo nương đổi lấy cả một sườn núi lớn cháy trụi”.

Như vậy có thể thấy, không gian trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thật sự phong phú, đa dạng, nhiều chiều kích. Đó có thể là những vùng miền xa xôi như không gian đất nước ấn Độ trong tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim

tước, đó có thể là không gian của quê hương đất nước mình, gần gũi và thân

thuộc. Mặc dù không gian nghệ thuật của truyện ngắn nhỏ hẹp, nó chỉ là những “khoảnh”, những mảnh lẻ của cuộc sống nhưng nó lại có điều kiện xoáy sâu vào một “tiêu điểm” nào đó để miêu tả. Từ đó, truyện ngắn có sức khái quát những vấn đề lớn cuả xã hội. Không gian nghệ thuật không chỉ là phông nền giúp nhân vật tồn tại mà qua việc xây dựng không gian nghệ thuật, nhà văn có điều kiện bộc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó của mình với thiên

nhiên xã hội, thể hiện quan niệm, thái độ và gửi gắm những thông điệp sâu sắc đáng trân trọng của mình đối với đời sống.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 57 - 62)