Xây dựng nhân vật qua thế giới nội tâm và thế giới tâm linh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 38)

Thế giới nội tâm và thế giới tâm linh vốn thuộc thế giới bên trong luôn biến ảo của tâm hồn con người. Nó có thể có sự tham gia của ý thức, có thể là

vô thức. Nhưng thường thì nó gắn liền với tín ngưỡng, niềm tin vào lực lượng siêu hình cùng các mối quan hệ bí ẩn của con người, những sức mạnh thuộc về “linh giác”, “trực giác”, những khả năng kỳ lạ mà cho đến nay vẫn là điều khó lý giải của con người.

Đi sâu vào khai thác và chiếm lĩnh đời sống tâm linh cùng những trạng thái tâm lý, tinh thần đầy bí ẩn của con người chính là điều mà văn học hiện đại rất quan tâm. ở Việt Nam, sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới 1986, đời sống tâm linh được các nhà văn đặc biệt chú ý khai thác. Nó trở thành mảng hiện thực đặc sắc trong quan niệm về hiện thực, cuộc sống của một số nhà văn tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng (sau 1975), của Nguyễn Huy Thiệp, Ngô Tự Lập, Bảo Linh, Võ Thị Hảo… Hồ Anh Thái cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Ngoài các tác phẩm tiểu thuyết như : Người và xe

chạy dưới ánh trăng, Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế là tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước đã đưa người đọc vào cõi

tâm linh kỳ ảo, sâu thẳm của con người. ở đó, người ta có thể nhận ra cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu chập chờn giữa hai miền hư ảo quá khứ, hiện tại.

ở tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng người đọc đã nhận ra một cái nhìn thực tại rất mới lạ. Đó là cõi hư ảo và hiện thực, đó là cõi cuộc sống và những giấc mơ. Từ cái nhìn bên trong, cái nhìn tâm linh, Toàn đã thấy một hiện thực không thể nhận ra bằng mắt thường, hồn ma của người cha và hồn ma của kẻ đã bị Toàn trừng trị hiện về. Trong trạng thái ấy, “Toàn thấy mình mở được cánh cửa âm dương đang trò chuyện với người đã chết ”.

Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra lại hướng cái nhìn vào chiều sâu vô thức, hiện thực hiện lên qua những giấc mơ. Qua câu chuyện, Hồ Anh Thái “dường như muốn bày tỏ khát khao của một thế hệ hậu chiến được nhìn xuyên qua màn sương của huyền thoại anh hùng và quyền uy bao phủ lên thế hệ chiến tranh” [6; 426].

Trong Cõi người rung chuông tận thế , Hồ Anh Thái đã thử nghiệm và tỏ ra khá thành công với việc đưa cái huyền ảo vào thế giới thực tại, nhưng những nhân vật của cuốn tiểu thuyết này vẫn tỏ ra rất phù hợp với lôgíc của cuộc sống. Người đọc có cảm giác đã từng gặp đâu đó những người như: Cốc, Phũ, Bóp, Thế, Yên Thanh… và cả nhân vật “Tôi” ở giữa cuộc đời thực. Đó là “ một câu chuyện bịa đặt nhưng nó thật hơn cả sự thật ” [7;287].

Trong truyện ngắn Người ấn, ánh mắt người mẹ đã mất đã trở thành nỗi ám ảnh tâm linh, ràng buộc Navin khiến anh không thể làm khác, nghĩ khác được. Mối giao lưu âm thầm trong cõi tâm linh giữa hai mẹ con đã khiến cuộc sống của anh xáo trộn, số phận anh thay đổi. Mặc dù còn yêu Kitty nhưng anh

“Vẫn trở nên lầm lì lạnh lẽo như dòng sông Thames trong những tháng sương mù”. Và cuối cùng anh quyết định đi rời xa cuộc sống yên ổn hạnh phúc để chấp nhận một cuộc đời khác đang đợi phía trước với bao nhiêu bất ngờ, rủi ro. Chính điều này đã tạo nên nét đặc biệt trong tính cách ấn Độ: coi trọng giá trị huyết thống, gia đình, nhiều khi đến ích kỉ, coi trọng thế giới tinh thần hơn là những giá trị vật chất trong cuộc sống.

Lòng chung thuỷ của Ravin (Tiếng thở dài qua rừng kim tước), sức chịu đựng và sự kiên trì phi thường của Ananda (Người đứng một chân) đều được bắt nguồn từ niềm tin mãnh liệt của họ đối với các thần thánh, lực lượng siêu nhiên. Ravi vì lời thề tình yêu với nàng Nilam xinh đẹp trước thần Kama và thần lửa Agni mà suốt 20 năm trời không xây dựng gia đình để đi tìm người yêu. Còn Ananda không thể về làng vì đã trót quả quyết với các già làng và thề với thần lửa Agni rằng nếu không xin được cho làng một triệu rupi để xây một ngôi đền lớn thì xem như anh đã gửi mình cho thần lửa ở bãi hoả táng ngoài bờ sông. Trước thần thánh linh thiêng và đầy quyền uy, con người phải lấy cả tính mạng bảo đảm cho lời thề. Phạm lời thề là xúc phạm và phải chịu đựng sự trừng phạt của thần thánh. Người ấn Độ là vậy, nhiều khi chỉ vì một

giá trị tinh thần, một lời thề trước thần linh người ta phải sẵn sàng hi sinh tính mạng để thực hiện bằng được.

Ngay tập truyện Bốn lối vào nhà cười với cách đặt vấn đề: Sinh – Lão – Bệnh – Tử - bốn cửa của một cõi người cũng mang triết lý nhà Phật, cũng gắn với yếu tố tâm linh tôn giáo.

Đi sâu khai thác thế giới nội tâm chính là con đường mà văn xuôi tự sự hiện đại lựa chọn nhằm khám phá và thể hiện con người một cách chân thực và sâu sắc. Bởi thế giới nội tâm chính là nơi thể hiện rõ nét nhất bản chất thật sự của con người. Con người hiện đại hay giấu mình đi, hay tạo nhiều “mặt nạ” cho mình, nhiều khi họ “nghĩ một đằng nhưng nói một nẻo”, vì thế qua ngoại hình, diện mạo, nhiều khi không thể thấy được chuẩn xác bản chất đích thực của con người. Cho nên, chỉ có thể hiểu và diễn tả con người một cách đích thực khi khám phá và biểu đạt thế giới nội tâm của họ.

Tuy nhiên, cách miêu tả và biểu đạt thế giới nội tâm của con người trong truyện ngắn không giống như trong tiểu thuyết. ở tiểu thuyết, chúng ta thường gặp những trường đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật. Nhà văn có thể dành nhiều trang để thể hiện những cảm xúc, tâm tư, tình cảm của con người. Thế giới bên trong của nhân vật được dàn trải trong không gian thời gian nghệ thuật. Còn ở truyện ngắn, do dung lượng hạn hẹp nên nhà văn chỉ miêu tả những phiến đoạn nội tâm của nhân vật. Từ những phiến đoạn ấy, người đọc lắp ghép lại để hình dung ra tâm hồn nhân vật đó. Mặt khác, miêu tả nội tâm con người không chỉ chịu sự quy định của thể loại mà còn được quy định bởi phong cách nhà văn.

Với Hồ Anh Thái, “hướng vào khai thác những yếu tố tâm linh, vô thức để xây dựng tính cách nhân vật là một trong những đột phá mới của Hồ Anh Thái trong hành trình trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Ông không phải là người mở đầu, nhưng yếu tố tâm linh trong sáng tạo nghệ thuật của ông đã chứng tỏ nhà văn rất chú ý đến con người ở chiều sâu tâm thức, ở những giá

trị tinh thần to lớn mà họ có được. Quan niệm về con người vì thế sẽ đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn và nhân vật được xây dựng sẽ vóc vạc hơn, sâu sắc hơn” [87;58].

Một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao trong sáng tác của mình, Hồ Anh Thái đã sử dụng yếu tố tâm linh như một thủ pháp nghệ thuật để tái hiện tính cách cũng như số phận nhân vật? Phải chăng yếu tố tâm linh đã giúp nhà văn đi sâu vào đời sống nội tâm, khám phá phần khuất, mở của ý thức con người, giúp nhà văn có thể miêu tả, lý giải con người rộng hơn, sâu hơn. Phải chăng sử dụng yếu tố tâm linh trong sáng tạo nghệ thuật cũng là điều kiện để nhà văn có thể biểu hiện quan niệm, tư tưởng của mình một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn ở chiều sâu tâm thức. Từ đó có thể tác động tới người đọc đa nghĩa hơn, khêu gợi hơn, tạo cho người đọc những tiếp nhận không áp đặt, gò bó. Khám phá thế giới tâm linh với niềm tin bất diệt, đó cũng là biểu hiện niềm tin của tác giả vào một cái gì đó tốt đẹp của con người và xã hội mà mọi cái có thể mất đi nhưng vẫn còn đó cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ.

Như vậy, qua khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn Hồ Anh Thái (từ miêu tả ngoại hình, hành động tính cách đến khai thác thế giới nội tâm, tâm linh), có thể khẳng định Hồ Anh Thái là một nhà văn rất sắc sảo trong cảm nhận và diễn tả con người. Điều đó phần nào lý giải sự hấp dẫn mạnh mẽ của những trang truyện ngắn Hồ Anh Thái. Hồ Anh Thái thực sự đã mê hoặc người đọc bằng phong cách văn chương trí tuệ và tinh tế của mình.

Chương 2

nghệ thuật tổ chức không gian - thời gian trong truyện ngắn Hồ Anh Thái 2.1. không gian và thời gian nghệ thuật.

không gian và thời gian vốn là hình thức tồn tại của mọi vật chất: “Những hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian, tồn tại ngoài thời gian cũng vô lý như tồn tại ngoài không gian” (ăng Ghen) [Dẫn theo 56;16]. Như vậy, không có vật chất nào có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian. Không gian, thời gian tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Nói đến thời gian, không gian nghệ thuật là nói đến thời gian, không gian tồn tại trong thế giới nghệ thuật, nó vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong nhiều phạm trù nghệ thuật như kết cấu, cốt truyện, quan niệm nghệ thuật về con người. . . thì không gian, thời gian nghệ thuật cũng là một phạm trù quan trọng của văn học.

Mọi diễn biến của sự vật, sự việc đều xảy ra trong một không gian và thời gian nhất định. Vì vậy, tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung, truyện ngắn nói riêng không thể không tìm hiểu đến nghệ thuật tổ chức không gian và thời gian ấy.

2.1.1. Không gian nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại nằm ngoài không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nhằm biểu hiện một quan niệm nào đó của nhà văn. “Xem xét thi pháp tác phẩm văn học quan trọng nhất là xem xét không gian nghệ thuật như một quan niệm về thế giới và con ngưi, như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ” [86;166].

Có nhiều cách xây dựng không gian nghệ thuật. Có người xây dựng không gian bối cảnh theo đặc điểm, tính chất bối cảnh (không gian thiên nhiên, không gian xã hội, không gian tâm lý). Có người xây dựng không gian bối cảnh theo phạm vi hoạt động của nhân vật (không gian rộng, không gian hẹp). Tuỳ vào đặc điểm của tác phẩm, thể loại, mục đích mà tác giả có thể tổ chức không gian nghệ thuật như thế nào đó cho phù hợp (Ví dụ: văn học trung đại chú ý đến việc xây dựng không gian nghệ thuật một cách cụ thể như không gian nghệ thuật của kiểu nhân vật “thánh nhân”, “dị nhân”, danh nhân, không gian nghệ thuật của kiểu nhân vật là con người bình thường, con người tự nhiên kiểu “phàm nhân”).

Không gian nghệ thuật của truyện danh nhân thường phải là loại không gian vĩ mô mang tầm vóc vũ trụ. Vì danh nhân, nhân vật lịch sử là những con người của trời đất, của thiên hạ thì chuyện kể về các danh nhân, nhân vật lịch sử phải gắn với không gian bối cảnh rộng như vậy. Nhân vật có thể hoạt động trên phạm vi vùng (đánh dẹp các cuộc nổi loạn ở các vùng), phạm vi không gian quốc gia (trấn thủ trị nhậm một vùng nào đó, đảm nhận công việc triều chính liên quan đến quốc kế dân sinh), không gian liên quốc gia (đi sứ sang Tàu). Rất hiếm bắt gặp loại không gian vi mô kiểu như mảnh vườn, con đường, bến đò, mái nhà vốn gắn liền với cuộc sống riêng tư nhiều hơn là hoạt động chính trị xã hội. Nói chung cái nhìn không gian của loại truyện này mang đậm nét quan niệm của nho gia về “thiên hạ”, về tam tài “thiên, địa, nhân”.

Khác với loại truyện về danh nhân và các bậc thánh nhân quân tử, loại truyện về nhân vật là con người bình thường thì thường mô tả trong không gian hẹp, có tính chất riêng tư nhiều hơn như: bến đò, dòng sông, ao chuôm, con đường quanh co trong làng, bãi chăn trâu, cây gạo…

Nghệ thuật tổ chức không gian còn phụ thuộc vào loại hình, thể loại văn học. Như tiểu thuyết, thể loại tự sự cỡ lớn nên không gian “hoạt động” của nhân vật rất rộng và bao quát nhiều loại không gian bối cảnh (có không gian thiên nhiên, không gian xã hội và cả không gian tâm lý).

Bối cảnh thiên nhiên bao gồm những hiện tượng thiên nhiên như trời, đất, cây cỏ, gió mưa… làm thành khung cảnh rộng lớn gắn với nhân vật và những hoạt động của nhân vật, đồng thời cũng là môi trường thích hợp để nhân vật và người kể bộc lộ cảm xúc.

Bối cảnh xã hội bao gồm những hình ảnh về phong tục, tập quán sinh hoạt của dân cư ở một vùng nào đó, những quan hệ “có vấn đề” giữa các cá nhân được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau. Chúng tạo nên một môi trường dung dưỡng và thúc đẩy tính cách nhân vật phát triển dưới sự tác động của các chuỗi sự kiện theo luật nhân quả. Không gian bối cảnh xã hội thích hợp với bức tranh hiện thực rộng lớn và tả thực xã hội (ví dụ: một mùa sưu thuế, một nạn lụt, vỡ đê, một nạn đói… đây cũng là không gian bối cảnh chiếm ưu thế của văn học hiện thực trước cách mạng).

Không gian tâm lý là không gian xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của người kể chuyện. Cũng có khi người kể hướng vào thế giới bên ngoài nhưng cũng do sự thúc đẩy từ đời sống tâm lý bên trong. Nói như nhà thơ Nguyễn Du thì: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Giữa không gian bối cảnh và không gian tâm lý thường có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hoặc là không gian bối cảnh tác động vào tâm lý hoặc không gian tâm lý chi phối cái nhìn bối cảnh. Sự phù hợp giữa thiên nhiên, xã hội, lòng người tạo nên cái mà những nhà nghiên cứu gọi đó là không gian tâm - cảnh. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đạt đến sự phù hợp tuyệt vời giữa không gian bối cảnh và không gian tâm lý. ấn tượng về không gian “long lanh đáy nước in trời”, “vầng trăng ai xẻ làm đôi”… còn để lại rất sâu trong lòng người đọc các thế hệ.

Còn với tác phẩm kịch thì không gian nghệ thuật cũng hạn chế nhiều so với không gian các tác phẩm tự sự đặc biệt so với tiểu thuyết.

Không phải bất cứ không gian nào được miêu tả trong văn học cũng là không gian nghệ thuật. Trong tác phẩm, ta thường bắt gặp sự miêu tả con đường, ngôi nhà, dòng sông… nhưng bản thân các sự vật đó chưa hẳn đã là không gian nghệ thuật. Nó chỉ được xem là không gian nghệ thuật khi bản thân nó là một “tín chỉ thẩm mĩ” đồng thời “biểu hiện mô hình thế giới của con người” [83;106].

Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật cũng chỉ tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Chúng tôi sẽ trình bày sau đây về vấn đề thời gian nghệ thuật.

2.1.2. Thời gian nghệ thuật.

Thời gian trong tồn tại khách quan là một đại lượng vật lý được đo bằng ngày, tháng, năm, liên tục, một chiều. Nếu thời gian khách quan vận động theo trình tự một chiều, trước sau không thể đảo ngược thì thời gian nghệ thuật trong văn học được soi sáng bởi tư tưởng, tình cảm nhà văn, được nhào

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w