Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ trần thuật của truyện ngắn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 69)

M. Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Các tác giả

Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách tài năng của nhà văn”. Không có ngôn ngữ sẽ không thể có văn học. Bởi lẽ, văn học là nghệ thuật của ngôn từ, lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học lại có cách tổ chức riêng với những đặc trưng riêng. Nếu như kịch chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại, thơ trữ tình khai thác ngôn ngữ bão hoà cảm xúc thì văn xuôi tự sự trong đó có truyện ngắn chủ yếu là ngôn ngữ trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ nhà văn dùng để xây dựng câu chuyện. Nó bao gồm ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ trần thuật giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống tự sự. Nó là sự thể hiện toàn bộ tư tưởng, tình cảm, giọng điệu của nhà văn, cấu trúc tác phẩm và cho thấy điểm nhìn trần thuật của tác giả. Và do đó, qua ngôn ngữ trần thuật, người đọc nhận ra phong cách của tác giả.

Ngôn ngữ bao giờ cũng mang tính hệ thống nội tại đồng thời quan hệ chặt chẽ với hiện thực. Có thể nói, mỗi lĩnh vực đời sống đều có ngôn ngữ của nó, từ vựng của nó. Điều này đúng như Tô Hoài đã nói: “Mỗi chữ đều soi bóng hoàn cảnh và tình hình xã hội lúc chữ ấy ra đời… người viết văn không thể ngồi bóp óc nghĩ cách trau dồi câu chữ mà phải đi vào thực tế đời sống mới bồi bổ được chữ nghĩa cho ngòi bút”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 69)