Không gian xã hội trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 48 - 57)

Đọc tác phẩm của Hồ Anh Thái, chúng ta thấy hiện thực được khám phá, chiếm lĩnh ở những chiều kích mới. Mở rộng biên độ thực tại, cảm giác của sự mong manh đầy bất trắc biểu hiện trên những trang viết. Nhà văn đã tái hiện được một không gian đa chiều đầy biến ảo. Chính Hồ Anh Thái đã có lần

khẳng định: “Quả thực phải thêm vào chút tưởng tượng bay bổng thì cái thế giới chật hẹp ấy mới được nới rộng ra đến khôn cùng, chứ không thì nó cứ mãi chật hẹp, thô sơ như một quan niệm cũng rất chật hẹp, thô sơ về chủ nghĩa hiện thực”.

Với quan niệm phải mở rộng biên độ thực tại nên trong các tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng, Hồ Anh Thái đã chiếm lĩnh được một hiện thực rộng lớn, đa chiều.

Mặc dù chỉ là một “lát cắt của đời sống” nhưng với nghệ thuật tổ chức không gian và thời gian khéo léo nên truyện ngắn Hồ Anh Thái vẫn tạo được những hiệu quả to lớn giúp người đọc cảm nhận được những vấn đề khái quát của xã hội.

Phông hiện thực trong truyện ngắn Hồ Anh Thái bao gồm không gian hẹp đến không gian rộng, bao gồm không gian xã hội, không gian thiên nhiên và không gian tâm lý.

Từ chuyện ở một phòng khách đến chuyện các sứ quán rồi những chuyến đi nước ngoài… đã được Hồ Anh Thái kể lại rất sinh động trong truyện ngắn

Phòng khách. Bằng lối trần thuật tham dự (người kể chuyện xưng “tôi”),

nhân vật “tôi” đã “lôi” ra tất cả những gì là thực dụng, hám danh vọng chạy theo vật chất của những kẻ hãnh tiến. Họ chen chúc nhau để có thể lọt được vào phòng khách của một vị “tai to mặt lớn”, quyền thế mong giành lấy cơ hội gặp gỡ với giới ngoại giao, hi vọng đến sứ quán một nước nào đó để dự chiêu đãi quốc khánh tạo đà cho cả một chuyến đi nước ngoài hoặc một cơ hội thăng tiến: “Phòng khách nhà tôi là trạm chuyển tiếp. Ai đến đó cũng ao ước có ngày được lọt qua màng lọc, lên tới phòng khách chiêu đãi của những đại sứ quán ở Hà Nội. Phòng chiêu đãi sứ quán, những đại sảnh, những banquet hall ở khách sạn sang trọng mới là cái đích vinh quang” [9;21].

Một phòng khách danh giá, chuyên đón tiếp những nhà nghiên cứu văn học, sử học, những viện sĩ, những kiến trúc sư đầu ngành của cả nước thực

chất là một “trạm trung chuyển” cho những người muốn vươn tới các sứ quán và bay ra ngoại quốc mà những vị khách đến đó được gọi là một “lớp người chuyên đi ăn tiệc” nhờ vào những giá trị giả. Có ông “nghiên cứu viết sách giảng dạy lịch sử nước Mỹ, lịch sử Ai Cập là những nơi ông chưa bao giờ đặt chân tới. Thứ ngôn ngữ tệ hại của những vùng đất ấy ông cũng không sử dụng được” (Phòng khách). Rồi một cô Mỹ một quý bà được cái xã hội phòng khách ấy coi là danh giá - thì chẳng khác nào bà Phó Đoan trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (có khác chăng cô là người ngoại quốc).

Có thể thấy từ không gian hẹp (Phòng khách) cho tới những không gian khác rộng lớn hơn (Sân bay), truyện ngắn Hồ Anh Thái đã gợi ra bao truyện bi hài. Đó là cái tài của Hồ Anh Thái trong việc tổ chức đan cài không gian nghệ thuật trong tác phẩm.

Cũng với nghệ thuật tổ chức không gian như trong truyện Phòng khách nhưng biên độ có rộng hơn, ở tập truyện Tự sự 265 ngày còn có một số tác phẩm tương tự: Tờ khai Visa, Sân bay. Nhà văn chủ yếu sử dụng thủ pháp “gợi”. Nghĩa là từ một không gian hiện thực hẹp độc giả có thể nghĩ đến những không gian rộng khác bằng sự liên tưởng. Nhìn những dòng người khác nhau về công việc, về nguồn gốc nhưng lại có chung niềm “tin tưởng” và “hãnh diện, bất chấp những thủ tục rườm rà, rắc rối, bất chấp cái nắng như thiêu, như đốt của xứ sở nhiệt đới”, xếp hàng chầu chực hàng ngày trước cửa đại sứ quán Mỹ mà nghĩ về những kẻ sùng ngoại, những kẻ chỉ lúc nào cũng mơ đến một miền đất nào đó ngoài Tổ quốc (Tờ khai Visa). Hoặc là chỉ vì một suất đi “nước chiến bại” mà “những người chiến thắng” lại “sẵn sàng” giẫm đạp lên nhau, bước qua cổ nhau để giành được cái phút thảnh thơi chờ máy bay cất cánh (Sân bay)…

Hồ Anh Thái đã kể những chuyện này với một giọng tỉnh queo nhưng không khỏi giấu một nụ cười mỉa mai, chua chát khi nhận ra rằng chỉ vì một chuyến xuất ngoại mà người ta sẵn sàng làm những việc hèn hạ, đốn mạt và ti

tiện nhất: Một tay chuyên viên ở một viện nọ đã cùng bà viện phó “chị em cắp nhau đi hội thảo nước ngoài mấy bận” song chỉ vì “bận ấy gã đủ lông đủ cánh gã đi một mình” và thế là “người vặt lông vặt cánh gã là chồng bà viện phó”(Sân bay) [9;47].

Như vậy là từ một phòng khách, đến cái cửa ngõ số 7, Láng Hạ, Hà Nội, rồi ra sân bay - đó là những dịch chuyển không gian trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. Sự dịch chuyển không gian đó giúp độc giả có thể cảm nhận được những không gian rộng lớn hơn đó là không gian xã hội. Không gian đó chính là không gian nghệ thuật mà Hồ Anh Thái, bằng tài năng nghệ thuật của mình đã tạo dựng được trong các tác phẩm truyện ngắn giúp cho truyện ngắn không chỉ dừng lại là một “lát cắt của đời sống” mà nó có sức khái quát rộng lớn rất nhiều. Đó là không gian “tiêu điểm” vừa hội tụ vừa có thể soi chiếu bằng hiệu năng của

“thấu kính lồi”.

Khi đọc tập truyện Tự sự 265 ngày, một điều dễ nhận thấy là “mỗi truyện đều bày ra một bối cảnh phông màn khác nhau nhưng tấn bi kịch cuộc đời gần như chỉ một: đây là một phần mặt trái của một lớp thị dân hiện đại xuất thân đa dạng, nhưng cùng chia sẻ những cố tật - hãnh tiến và gian manh, đố kỵ mà hời hợt, khôn ngoan mà dung tục hẹp hòi” [9; 252].

Một điều nữa cũng cần nói là hầu hết đám nhân vật trong Tự sự 265 ngày đều thuộc tầng lớp quan liêu và trí thức (gọi là trí thức thực ra cũng là

lạm dụng). Do vậy bối cảnh không gian trong tác phẩm cũng chủ yếu là văn phòng, công sở, khách sạn … nơi mà các công chức làm việc trong 265 ngày. Ngay cả trong những chuyến đi nghỉ mát ra các bãi tắm thì đời sống công chức, sở thích công chức, những ước ao cũng rất công chức vẫn không buông người ta ra. ở đây có sự dịch chuyển không gian: Từ văn phòng công sở ra các bãi tắm,từ phòng khách đến sân bay… Các không gian khác nhau ấy không tồn tại như những mảnh lẻ rời rạc mà được gắn nối với nhau nhằm tạo ra bức tranh hiện thực có quy mô rộng lớn theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Một bức tranh xã hội nữa mà Hồ Anh Thái đã đem đến cho người đọc qua tập truyện Bốn lối vào nhà cười đó là xã hội của tầng lớp tiểu thị dân, công chức là chủ yếu. Bằng cách kết cấu đặc biệt, không gian của tập truyện được thu lại trong một cái nhà cười với bốn cửa: Sinh, Lão, Bệnh, Tử theo triết lý nhà Phật gọi là “tứ đại khổ”. Cách kết cấu, tổ chức không gian của tác phẩm đã tạo sự chú ý đối với độc giả - một cách kết cấu, tổ chức lạ hình như chưa có nhà văn nào tạo ra một kết cấu nghệ thuật như vậy. Có ý kiến cho rằng Bốn lối vào nhà cười có “một kết cấu thông minh”. Chúng tôi cũng nhận thấy thế!

Cùng với Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười là hình ảnh xã hội Việt Nam sau chiến tranh với những cũ mới đan xen phức tạp. Wayne Karlin cho rằng: “Nền kinh tế thị trường mở cửa có tác dụng từ năm 1986 ở Việt Nam, và đổi mới đã để lại dấu ấn không phai mờ trong văn học Việt Nam theo nhiều cách: Cả tính không hiệu quả và tham nhũng của hệ thống cùng những hậu quả suy đồi và tan vỡ mà nền kinh tế thị trường gây ra cho văn hoá và xã hội Việt Nam đã trở thành đề tài cho những nhà văn giàu tưởng tượng và mẫn cảm nhất. Những mối quan tâm ấy xuyên suốt nhiều truyện ngắn của Hồ Anh Thái …” [6;427].

Trong không khí đổi mới, trước hiện thực cuộc sống đa dạng, phức tạp, bề bộn, những vấn đề mới nảy sinh, tư duy nghệ thuật của các nhà văn vì thế cũng thay đổi. Cái nhìn, cách nhìn cũng chuyển biến theo. Họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà còn đi sâu khám phá hiện thực bằng cái nhìn phân tích, chiêm nghiệm, phê phán.

Như đã nói ở trên, không gian trong truyện ngắn Hồ Anh Thái không phải là không gian “dẹt”, “phẳng” mà là thứ không gian đa chiều. Trí tưởng tượng phong phú và năng lực cảm nhận sâu sắc cuộc sống đã giúp Hồ Anh Thái chiếm lĩnh được một hiện thực rộng lớn, đa chiều. Bắt đầu từ tiểu thuyết

rất mới lạ. Bởi vì trước đó, trong quan niệm về hiện thực, đã có lúc người ta chỉ chú ý đến phần nổi mà chưa quan tâm đến phần chìm, phần đáng chú ý bên trong của nó. Hiện thực không chỉ là cái mà ta nhìn thấy mà còn là cái mà ta cảm thấy. Sự mới lạ trong không gian truyện Hồ Anh Thái đó là cõi chập chờn giữa hư và thực, giữa cuộc sống và những giấc mơ. Đặc điểm này được thể hiện trong nhiều tác phẩm như: Người đàn bà trên đảo- Trong sương

hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế và phần lớn các truyện ngắn

của tập Tiếng thở dài qua rừng kim tước…

Thế giới truyện ngắn của Hồ Anh Thái ẩn chứa những cái nhìn ở chiều sâu triết lý, chiều sâu tâm linh, chiều sâu của những nhận thức. Không gian đậm yếu tố thần linh, huyền bí: Thần Agni, Kama,Visnu, Siva… chính là điểm tựa tinh thần, nơi con người có thể cầu xin, thề nguyền, sám hối. Lời thề của Riva trước thần tình yêu Kama và thần lửa Agni (Tiếng thở dài qua rừng kim tước), lời thề của Ananda với thần Agni (Người đứng một chân) giống

như những ký ức thiêng liêng giữa con người với thần linh để họ lấy lại sức mạnh tinh thần cho mình, mặc dù để thực hiện những lời thề đó, họ có thể mất cả cuộc đời: “Hoá ra là một buổi chiều, sau cơn bão ghê người, viên giám đốc cho xe ra khỏi nhà máy và thấy Ananda nằm co quắp ở nơi ông ta vẫn đứng lâu nay. Mới đầu giám đốc không tin rằng cái xác lạnh cứng rúm dó ấy là của Ananda. Bao nhiêu năm nay chỉ thấy ông ta trong tư thế đứng, mà lạnh cứng một chân.

Kể từ đó, thỉnh thoảng người ta thấy viên giám đốc tha thẩn quanh chỗ Ananda vẫn đứng ngày xưa. Có lúc ông ta khom người loay hoay như tìm kiếm dấu một bàn chân ở nơi chính xác là chỗ Ananda đã đứng. Có lúc ông ta đã co thử một chân lên theo kiểu đứng của Ananda. Có lúc chỉ đơn giản là ông ta đứng yên, mắt nhìn xuống đôi bàn chân mình. Và rất đột ngột, ông dốc tiền ra xây một ngôi đền ở ngay chỗ ấy ” [8;107]. Khám phá nỗi sợ hãi trước sức

mạnh thần bí và niềm tôn kính tuyệt đối trước thần linh, Hồ Anh Thái đã chạm đến một phần tâm linh người ấn.

Không gian trong truyện ngắn Hồ Anh Thái còn là cõi tâm linh huyền bí, là niềm tin thiêng liêng về sự hiện hữu của linh hồn người đã khuất (Người

ấn). Theo nhà văn, yếu tố tâm linh tinh thần là một phần rất quan trọng tạo

nên tính cách ấn Độ. Điều đó tạo nên sự bí ẩn khó hiểu của ngưới ấn. Tái hiện thế giới tâm linh trong Người ấn cũng là cách để Hồ Anh Thái chỉ những ra vấn đề mang tính văn hoá của người ấn. Cuộc gặp gỡ của Navin và Kitty là sự va chạm giữa hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Trước nỗi cô đơn và cái chết của tâm hồn do thời đại kĩ trị gây nên, phương Tây nhìn về phương Đông trong niềm khát khao khám phá và chiếm lĩnh. Thất bại của Kitty chứng tỏ sự bất lực của phương Tây trước những giá trị tinh thần bí ẩn, đầy sức cám dỗ, mê hoặc của phương Đông. Họ chỉ biết “đăm đắm nhìn”, “muốn lẻn vào cho biết mà không thể nào vào được, cũng chẳng làm sao biết được” (Người ấn).

Trong truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước, linh hồn của các trinh nữ hiện hữu qua cái mầu vàng rực rỡ của rừng kim tước. Mỗi cây kim tước là một cuộc đời oan nghiệt. Rừng kim tước là một không gian nghệ thuật ẩn dụ có sức biểu đạt lớn xoáy vào lòng người một câu hỏi: “Tại sao cái xã hội kia lại có thể thờ ơ đến thế trước số phận của con người” (Tiếng thở dài qua

rừng kim tước).

Không gian đa chiều trong truyện ngắn Hồ Anh Thái còn bộc lộ ở những đứt gãy, những bất thường ngẫu nhiên không thể đoán trước. Chạy quanh

công viên mất một tháng tiêu biểu cho kiểu kết cấu này. Nhân vật xưng “tôi”

dường như bị rơi vào một vết nứt của không gian. Một buổi sáng khi anh đang chạy thể dục vòng quanh công viên thì bất ngờ bị một toán người lạ mặt bắt cóc. Thời gian từ khi nhân vật bị bắt cóc đến khi được trả về vừa tròn một tháng. Trong suốt thời gian ròng rã một tháng ấy, biết bao sự kiện, biến cố

xảy ra với nhân vật thế nhưng, khi quay trở về anh ta nhận ra rằng hình như mình chỉ đi đâu trong giây lát. Tất cả quang cảnh công viên vẫn không hề thay đổi, vẫn các cụ già đang nói chuyện, vẫn quả cau lăn lông lốc trên lối đi. Nhân vật băn khăn tự hỏi: “Hay là giữa hai lần quả cau lăn trên lối đi không phải là một tháng, nó chỉ là một ảo giác trong một khoảnh khắc tôi chạy bên hồ”. Sự đứt gãy của không gian và thời gian trong truyện đã mang lại một ấn tượng lạ. Những sự kiện rất thực, rất đời thường mà như là ảo giác, ảo ảnh và ngược lại. Từ ấn tượng ấy, người đọc sẽ nhận ra quan niệm mà nhà văn muốn gửi gắm. Con người thật bé nhỏ trong cõi đời mênh mông tồn tại với biết bao bất ngờ. Hiện thực còn rất nhiều điều mà đối với con người mãi mãi vẫn là điều bí ẩn.

Tương tự như thế, truyện ngắn Cả một dây theo nhau đi cũng là thứ không gian vừa ảo vừa thực. Truyện có những tình huống lạ lùng: Một ông phó phòng nọ chết vì tai nạn ô tô vẫn cứ nhìn thấy cuộc sống đang tiếp diễn. Cõi sống được nhìn qua con mắt người chết. Câu chuyện mang màu sắc liêu trai rất rõ nét bởi người chết và người sống lẫn lộn, đan xen cõi sống, cõi chết cứ chập chờn hư ảo. Cuộc sống ở đây cứ lẫn lộn giữa người và ma… Tác giả tỏ ra là người nắm chắc quy luật cuộc sống, nhìn thấu bản chất hiện thực thông qua một cái nhìn biến ảo, đa chiều. Đây chính là khả năng tổ chức không gian nghệ thuật để tạo nên chiều sâu tác phẩm của Hồ Anh Thái.

Việc xây dựng không gian ảo cũng là cách để Hồ Anh Thái có điều kiện phản ánh nhiều vấn đề của đời sống. Chẳng hạn, như ông giám đốc bị biến thành dê khi đang xem một bộ phim đồi trụy trong Món tái dê : “Sao thủ trưởng lại đến nông nỗi này!? ..Tôi làm sao?... Thủ trưởng hoá thành dê chứ sao..”.

ở truyện Vẫn tin vào chuyện thần tiên lại là chuyện về một anh chàng sinh viên người Việt biến thành người Mỹ sau khi ăn quá nhiều đồ ăn sẵn Mc Donald’s và nghe quá nhiều nhạc của Michael Jackson.

Trong truyện Món tái dê, Hồ Anh Thái đã sử dụng thủ pháp biến dạng để

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 48 - 57)