Xây dựng nhân vật qua hành động

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 30 - 32)

Hành động nhân vật thường biểu hiện tính cách của nhân vật. Khi Nguyễn Du miêu tả Mã Giám Sinh với hành động: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” và với việc “cò kè bớt một thêm hai” thì người đọc có thể hiểu được đây là một nhân vật như thế nào rồi! Như vậy, bên cạnh việc miêu tả nhân vật qua ngoại hình, diện mạo (như đã nói ở phần 2. 1) thì hành động cũng là một thủ pháp rất quan trọng giúp nhà văn miêu tả tính cách nhân vật.

Hồ Anh Thái rất tinh quái trong việc quan sát nhân vật cho nên ông có thể điểm trúng huyệt tính cách, bản chất của từng loại người mà không rào đón, giới thiệu. Điều này thể hiện rất rõ bằng việc bắt mạch, gọi têncác nhân vật trong Tự sự 265 ngày và Bốn lối vào nhà cười.

Đó là hành động của Lập (Bóng ma trên hành lang), một kẻ chuyên ăn cắp thức ăn ở bốn cái tủ lạnh để dọc hành lang: “Thế rồi, khi hành lang đã tắt đèn, thường có một bóng người lọ mọ đi dọc theo dãy tủ lạnh. Lòe một cái. Lòe một cái. Lòe một cái. Lòe một cái. Đủ bốn cái lòe sáng. Bốn cánh cửa tủ lạnh mở ra, bốn câu tố giác về thực đơn và lượng thực phẩm tiêu thụ” [9;68]. Chỉ bằng vài câu văn không hề miêu tả tính cách, phẩm cách nhân vật nhưng qua

việc miêu tả hành động, tính cách, phẩm cách nhân vật lại hiện lên rất đầy đủ. Đó chính là cái tài của Hồ Anh Thái và cũng là thế mạnh của thể loại truyện ngắn nói chung. Truyện ngắn biết “tiết chế”, dồn nén ngôn từ, câu chữ sao cho rất ít nhưng lại bộc lộ được nội dung sự việc, sự kiện, vấn đề một cách nhiều nhất, sâu sắc nhất.

Đây đúng là loại người “lưu manh giả danh trí thức ”. ở đây độc giả có thể thấy cái tài của Hồ Anh Thái về thủ pháp miêu tả

Đây là hành động của ông giáo sư khả kính trong phòng khách sang trọng, hào nhoáng: “Giáo sư uống nốt ly vang đỏ bỏ cái ly vào túi áo vét”, lần khác có vẻ kín đáo hơn“ông bỏ cái ly vừa uống cạn vào túi quần, sửa sang kéo vạt áo vét che cái cục cồm cộm lềnh lệch” [9;18]… Hành động đó là biểu hiện của cái tính tắt mắt, được giấu đằng sau cái vẻ đạo mạo đàng hoàng. Không chỉ có thế, ông ta còn là một người láu cá, khi tạo ra âm thanh giả để khoả lấp cái dòng âm thanh mất lịch sự mà mình đã lỡ gây ra: “Miệng vẫn thao thao kể chuyện tiếu lâm “lịch sử là cái thằng cha nào mà nó bắt chúng ta gồng gánh cái sứ mệnh hao người tốn của đến thế”, miệng kể chuyện, ông đánh mông thuần thục một thao tác trượt, trượt theo kiểu nhúc nhắc bên phải một cái, bên trái một cái rồi trượt sát sạt trên bề mặt giả da. Bíp, bủm, bỉm

[9;13]. Ngòi bút hoạt kê của Hồ Anh Thái đã bóc dần từng lớp vỏ bọc để nhân vật hiện nguyên hình bản chất của nó.

Hồ Anh Thái cũng rất chú trọng đến tính điển hình khi miêu tả hành động nhân vật. Đây là những công chức của một viện nghiên cứu, dù mỗi người có một xuất thân khác nhau nhưng tất cả lại có chung một cố tật “hãnh tiến và gian manh, đố kỵ và hời hợt, khôn ngoan mà dung tục hẹp hòi” [9;250]. Họ soi mói, đấu đá kiện tụng, tranh giành địa vị quyền lợi một cách rất nhỏ nhen thậm chí ti tiện. Một tay chuyên viên ở viện đã cùng bà viện phó “chị em cắp nhau đi hội thảo nước ngoài mấy bận” và thế là “người vặt lông vặt cánh gã là chồng bà viện phó”. Cái hèn hạ và đốn mạt nhất là “ông đã không tố giác sớm hơn để gã đỡ công làm thủ tục, đỡ tiền phí tổn visa, tiền tặng

phẩm” mà để tới tận “phút thứ 89” - phút chót ông mới “ra tay”, “ông đã giết giết đến nơi đến chốn” (Sân bay) [9;47]. Còn những kẻ thích “buôn dưa lê” thì “có mặt vợ xuýt xoa khen chuyện chồng, có mặt chồng tấm tắc đề cao vợ. Không có cả vợ cả chồng, quay ngoắt, chỉ thương cho thằng ấy mà mù dở, sờ sờ ra đấy trước mắt mà chả trông thấy gì” (Sân bay) [9;48].

Còn đây là hành động của Hoạ sĩ với Cá Sấu 2 bên bể bơi (Trại Cá Sấu)

trong lần đầu gặp cô gái: “Hoạ sĩ khen cái phom Cá Sấu 2, mỗi lời khen là một cục nước bọt bắn tóe ra trúng đâu thì trúng. Một cục thong thả tìm chỗ đậu trên má Cá Sấu 2. Nàng giả vờ như má mình mất cảm giác, vờ không biết trên má có UFO vật bay lạ chưa được xác định. Nhưng bản tính Họa sĩ thẳng thắn phũ phàng, chàng thản nhiên đánh mu bàn tay quệt ngang lau sạch má cho nàng. Lát sau cục nữa. Lại lau. Cục nữa. Lại lau…” [11;29]. Sự miêu tả những cử chỉ thô lỗ, bẩn đến kinh người đã cho độc giả có được sự hình dung khá rõ về nhân vật này.

Như vậy, chỉ bằng một hai câu mà tác giả có thể bao quát, khái quát được đầy đủ tính cách nhân vật. Truyện ngắn là thế. Với dung lượng ngắn, truyện ngắn chỉ tập trung vào những vấn đề “tiêu điểm”, không mất thời gian “dông dài” như trong tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết có cả quá trình gây tác động đối với độc giả thì truyện ngắn phải lôi cuốn độc giả ngay từ những dòng đầu tiên của nó vì “tiểu thuyết giành chiến thắng bằng kỹ thuật, truyện ngắn phải chiến thắng bằng nốc ao” [Dẫn theo 27;327].

ở thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động, người đọc có thể nhận thấy Hồ Anh Thái rất gần với Nguyễn Khải, - nhà văn có thể “đi guốc vào bụng”, “lật áo nhân vật” một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w