Về ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 96 - 99)

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

3.1.2.6. Về ngôn ngữ

Thứ nhất, với nội dung cơ bản là thuyết giảng những giáo lí, yếu chỉ Thiền Tông, thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam sử dụng các khái niệm, phạm trù triết lí Thiền, mĩ học Thiền với mật độ cao như: tâm, ngộ, hữu, vô, sắc, không, duyên, nghiệp, Bồ đề, Niết bàn …; còn thơ Thiền Nhật bản hầu như không sử dụng các khái niệm, phạm trù mang màu sắc triết lí - tôn giáo như trên.

Thứ hai, thơ Thiền Lý – Trần thường sử dụng các điển cố như “nê ngưu”, “thạch hổ”, “Thiếu Thất”, “Tào Khê”, …v…v, các ẩn dụ từ vựng như “bản lai diện mục” (mặt mũi nguyên xưa, chỉ cái tính nguyên thủy của vạn vật), “tứđại” (bốn cái lớn: đất, nước, lửa, gió – bốn yếu tố hợp thành thân thể con người), “hà sa” (cát sông Hằng, chỉ số lượng các thế giới trong vũ trụ hay các kiếp của chúng sinh là nhiều vô số, không đếm được) …v…v; còn thơ Thiền Nhật bản chỉ có ngôn ngữ tả

thực.

Thứ ba, cũng do nặng tính chất thuyết giảng, chuyển đạo nên thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam cũng thường xuất hiện những từ ngữ có sắc thái biểu cảm như “đốt

đốt” (chà chà), “hu hu”, “di di” (ôi chao, ối ối) …; những từ ngữ có sắc thái kêu gọi, khuyên răn như “mạc”, “hưu” (đừng, chớ); những từ ngữ hỏi – trách như “hà”, “na” (sao, nào), “thùy” (ai, có ai), “quân bất kiến” (anh không thấy) … Ví dụ:

Đốt đốt phù vân hề, phú quí!

Hu hu quá khích hề, niên quang!

(Phóng cuồng ngâm – Tuệ Trung)

(Chà chà! Giàu sang như mây nổi!

(Bài ngâm cuồng phóng)

Mc vị xuân tàn hoa lạc tận

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)

(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết)

(Cáo bệnh dạy môn đồ)

Cảnh bức Tây sơn mộ

thời thích tốn âm? Duy năng bôn mã ý

Na khẳng trụ viên tâm? (…)

(Nhật mộ vô thường kệ - Trần Nhân Tông)

(Cảnh gần về chiều, mặt trời khuất non tây

Đến bao giờ mới luyến tiếc tấc bóng? Chỉ biết buông thả cái ý ngựa,

Nào chịu dừng lại cái lòng vượn?

(Bài kệ vô thường buổi chiều)

Những từ ngữ như trên cũng không thấy xuất hiện trong thơ Thiền Nhật Bản. Thứ tư, thơ Thiền Lý – Trần thường sử dụng những tính từ, trạng từ miêu tả. Chẳng hạn tả trăng thì thường là “minh nguyệt” (Trăng sáng):

Minh nguyệt mãn hung khâm

(Đăng Bảo Đài sơn – Trần Nhân Tông)

(Trăng sáng rọi đầy cả ngực, bụng)

(Lên núi Bảo Đài) hay:

Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh

(Tảo thu – Huyền Quang)

(Từng khóm từng khóm cành cây chăng lưới vầng trăng sáng)

(Thu sớm) Tả non, tả nước thì thường là non xanh, nước biếc:

Sơn thanh thủy lc hựu thu quang

(Phiếm chu – Huyền Quang)

(Đi chơi thuyền) Tả hoa, tả cây thì là “thúy trúc hoàng hoa”:

Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

(Nhật nguyệt II, Thiền Lão)

(Trúc biếc hoa vàng không phải là cảnh bên ngoài)

(Ngày tháng, II)

Thơ Thiền Nhật Bản lại hầu như rất ít khi sử dụng những tính từ, trạng từ

miêu tả. Chẳg hạn tả trăng thì thường chỉ là “trăng”. Thế thôi.

Ôi con thủy điểu mổ tan vầng trăng trên mặt nước đầm. (Zuiryu) Từ bóng tối đầy của đời chợt mọc vầng trăng hôm nay. (Nangai)

Hay khi tả hoa (nói đến hoa là nói đến màu sắc) thì Haiku cũng chỉ có “hoa” (hana) hoặc gọi tên các loài hoa như “anh đào” (sakura), “triêu nhan” (asagao), “hoa Bụt” (mukuge), … chứ ít khi tả màu sắc hoặc dáng vẻ của hoa.

Từ cây hoa nào mà ta không biết một làn hương trao. (Basho) Lều tôi đêm tàn mái như vừa lợp những cành triêu nhan. (Issa)

Hoa đào hoa đào trong tâm tưởng gieo rắt biết bao nhiêu điều.

Có thể nói, các nhà thơ Haiku không phải “tả” thiên nhiên (tả trăng, tả hoa, tả

chim, tả bướm …) mà chính xác hơn là “chỉ” thiên nhiên. Đến với Haiku, người đọc như chỉ được “chỉ”: đây trăng, đây hoa, đây chim, đây bướm …v…v… Còn chúng cụ thể như thế nào thì đó là phần của anh. Thử thách của Haiku đối với người đọc là

ởđó. Và sự kì thú, tuyệt diệu, mời gọi của Haiku cũng chính là ởđó!

Một đặc điểm đặc biệt về mặt từ ngữ trong Haiku mà thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam không có đó là việc sử dụng kigo (quý ngữ – tức là từ chỉ một mùa nào

đó trong năm). Trong bất cứ bài Haiku nào cũng có kigo. Đó hầu nhưđã trở thành một qui tắc bắt buộc của Haiku. Bởi thế, trong các bộ sưu tập, tuyển tập Haiku, người ta thường sắp xếp các bài thơ theo mùa mà nó đề cập. Kigo có thể là những từ ngữ chỉ mùa cụ thể như: Haru (mùa xuân), natsu (mùa hạ), aki (mùa thu), fuyu (mùa đông); cũng có thể là những từ ngữ chỉ mùa một cách gián tiếp. Chẳng hạn sakura (hoa đào), awazu (con ếch),… chỉ mùa xuân; hototogisu (chim đỗ quyên), semi (con ve),… chỉ mùa hè; hagi (hoa thu),… chỉ mùa thu; yuki (tuyết),… chỉ mùa

đông …v…v. Chính đặc điểm này cho thấy “Haiku bao giờ cũng nói về cảnh vật trước mắt, nó là thơ của hiện tại […] thể hiện sâu sắc sự gắn bó của người Nhật với thiên nhiên” [39]

Thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam không phải là hoàn toàn không có những từ

ngữ chỉ mùa. Tuy nhiên, đó chỉ là sự ngẫu nhiên chứ không phải một sự bắt buộc, một qui tắc.

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)