Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 92 - 96)

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

3.1.2.5.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian trong thơ Thiền Lý – Trần được cảm nhận, biểu hiện ở nhiều góc

độ, trạng thái khác nhau.

Trước hết, đó là thời gian vũ trụ, thời gian tuần hoàn theo chu kì:

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)

(Xuân đi trăm hoa rụng Xuân tới trăm hoa nở)

(Cáo bệnh dạy môn đồ)

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

(Thịđệ tử - Vạn Hạnh)

(Vạn cây cỏ mùa xuân tươi tốt mùa thu thì khô héo)

(Dạy bảo đệ tử)

Thứ hai, đó là thời gian tâm lí, thời gian theo sự cảm nhận chủ quan của con người. Trong cái vòng tuần hoàn vô tận của thời gian vũ trụ, con người cảm thấy

thời gian hiện thực của trần thế, của đời người là vô cùng ngắn ngủi, chóng vánh.

Đời người chỉ như ánh chớp có rồi lại không:

Thân nhưđiện ảnh hữu hoàn vô

(Thị đệ tử - Vạn Hạnh) như băng gặp nắng trời, như ngọn đuốc trước gió:

Thân như băng kiến hiệu Mệnh tự chúc đương phong

(Sơ nhật vô thường kệ - Trần Thái Tông)

Và tất cả - cả cuộc sống, tuổi xuân; cả công danh, phú quí … - đều chỉ như

một giấc mộng ngắn ngủi, một đám mây nổi tụ tán không định trước, một bóng ngựa vụt qua kẻ vách: Tứ thập niên dư mộng ảo gian (Thị tịch – Pháp Loa) (Bốn mươi năm hơn ở trong mộng ảo) (Dặn bảo trước lúc mất) Đốt đốt phù vân hề, phú quí Hu hu quá khích hề, niên quang

(Phóng cuồng ngâm – Tuệ Trung)

(Chà chà, cảnh giàu sang như mây nổi

Chao ôi, thời gian như bóng ngựa qua kẻ vách)

(Bài ngâm cuồng phóng)

Bằng những thủ pháp so sánh, ẩn dụ với xu hướng cường điệu hóa, thời gian hiện thực nhưđược dồn nén, rút ngắn theo sự cảm nhận chủ quan của nhà thơ.

Tuy nhiên, dù cảm nhận, ý thức thời gian của đời người, của trần thế là vô cùng ngắn ngủi, chóng vánh nhưng các nhà thơ Thiền không lấy đó làm đau buồn, bi quan, sợ hãi mà ngược lại luôn vượt lên nó để hướng đến một thời gian thường tại, vĩnh hằng; một thời gian siêu thực tại mặc dù vẫn ở trong thực tại:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)

Đêm qua sân trước một cành mai)

(Cáo bệnh dạy bảo môn đồ)

Thời gian hiện thực vẫn cứ vần xoay: xuân đến, xuân đi; hoa nở, hoa tàn … Nhưng tâm người đạt đạo không để nơi trăm hoa, nơi thế giới hiện tượng luôn vần xoay, đổi thay ấy. Dù xuân có tàn, cành mai vẫn nở. Cành mai ấy đã không còn là cành mai của thế giới hiện tượng, của mùa xuân hiện thực mà nó là cành mai của tâm hồn, của thế giới Niết bàn, của mùa xuân vĩnh cửu. Đó cũng chính là cái “mùa xuân ấy” của Chân Không mà cũng là của mọi Thiền giả nói chung:

Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân

(Đáp đệ tử diệu đạo chi vấn – Chân Không)

(Xuân đến xuân đi nghĩ là xuân đã hết Hoa rụng hoa nở vẫn chỉ là mùa xuân ấy)

(Trả lời đồđệ hỏi về diệu đạo)

Một biểu hiện nữa của thời gian trong thơ Thiền Lý – Trần là thời gian “vô thời gian” (Chữ dùng của Trần Đình Sử trong Thi Pháp văn học trung đại, [51]). Ở đấy, không có quá khứ – vị lai; không có khoảnh khắc – trường cửu (bởi khoảnh khắc cũng là trường cửu hay trường cửu đang hiện hình trong khoảnh khắc). Đấy là cái giây phút “quên”, cái giây phút “vô tâm”, “vô niệm”; cái giây phút tâm người như một tấm gương trong suốt để sự vật soi bóng, cũng có nghĩa là khi ấy cả không gian và thời gian đều hòa làm một. Hãy cảm nhận vài phút giây như thế:

Ngư ông thụy trước vô nhân hoán Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền

(Ngư nhàn – Không Lộ)

(Ông chài ngủ say không ai lay gọi Quá trưa tỉnh dậy tuyết bay đầy thuyền)

(Cái nhàn của ông chài)

Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ

Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ

(Nguyệt – Trần Nhân Tông)

Trăng vừa mọc đến ngọn hoa quế)

(Trăng)

Trúc dường vong thích hương sơ tận Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh.

(Tảo thu – Huyền Quang)

(Nơi nhà tranh quên bẵng nén hương vừa tắt Từng khóm cây cành giăng lưới vầng trăng sáng)

(Thu sớm)

Nói chung, thời gian trong thơ Thiền Lý – Trần cũng mang đậm màu sắc chủ

quan. Có thời gian thực tại nhưng chủ yếu vẫn là thời gian tâm lí. Đó là thời gian

được cảm thức bằng cái tâm Thiền, một cái tâm an nhiên, thường tại, siêu việt không gian thời gian.

Trong khi đó, cũng như không gian, thời gian trong thơ Thiền Nhật Bản cũng duy chỉ có thời gian hiện thực. Đấy là thời gian của một mùa nào đó trong năm (hoặc xuân, hoặc hạ, hoặc thu, hoặc đông) mà mỗi bài thơ Haiku đều phải đề cập (điều này sẽ trình bày rõ hơn trong mục V ngôn ng, phần nói vềquí ng)

Haiku vẫn được gọi là “thơ của khoảnh khắc”. Tuy nhiên, cái “khoảnh khắc” trong Haiku cũng không phải là cái khoảnh khắc, cái ngắn ngủi theo cảm nhận chủ

quan của nhà thơ như kiểu thơ Thiền Lý – Trần mà nó là cái khoảnh khắc của hiện thực như nó vốn vậy. Đó là khoảnh khắc nhà thơ nhìn vào một sư vật, một hiện tượng cụ thể trong thế giới hiện thực. Nói chính xác hơn, đó là cái khoảnh khắc tâm và vật gặp nhau và kết quả là bài Haiku được tạo thành ngay tức khắc. Đấy là cái khoảnh khắc con ếch nhảy vào ao, cánh bướm đang ngủ mơ trên chuông chùa, con

ốc nhỏđang trèo đỉnh Fuji, cái khoảnh khắc mặt nước đang liếm chân con cò, giọt sương đang tan trên lá … Tất cả là hiện thực, là cái “đang là”, là “tự nhiên nhi nhiên”.

Tóm lại, không gian và thời gian trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam là một không gian, thời gian mang đậm màu sắc của sự cảm nhận chủ quan của nhà thơ. Nó có thểđược phóng to hay thu nhỏ (đối với không gian), được kéo giãn hay dồn nén (đối với thời gian); nó có thể là không gian, thời gian của hiện thực, cũng có thể

Bản luôn luôn là không gian, thời gian của hiện thực khách quan, hầu như không chịu sự chi phối của chủ quan nhà thơ, mặc dù, xét đến cùng, bất cứ hình tượng nghệ thuật nào một khi đã đi vào văn chương đều phải qua con con mắt, qua cảm nhận của con người. Chỉ có điều, nếu các nhà thơ Thiền Nhật Bản luôn hạn chếđến mức tối đa việc thể hiện cái tôi chủ quan của mình trong thơ thì các nhà thơ Thiền Việt Nam lại có xu hướng bộc lộ cái chủ quan ấy. Âu đó cũng là sự khác nhau trong quan điểm thể hiện giữa các nhà thơ thuộc hai nền văn hóa tuy có những điểm tương đồng nhưng cũng không ít dị biệt vậy.

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)