Biểu lộ, hàm chứa một tinh thần Thiền 1 Tinh thần “phá chấp”

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 27 - 30)

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

2.1.2.1. Biểu lộ, hàm chứa một tinh thần Thiền 1 Tinh thần “phá chấp”

2.1.2.1.1. Tinh thn “phá chp”

Có thể nói, cốt tủy (hay đích đến cuối cùng) của Thiền là NGỘ. Thiền gắn liền với NGỘ. Nói như nhà nghiên cứu Thiền học nổi tiếng người Nhật Suzuki Daisetsu: “Không Satori (Ngộ) thì không Zen (Thiền)” [50]. Và NGỘ hiểu một cách ngắn gọn là “kiến tính” (thấy tánh), là “trở về”, là “mở con mắt huệ”. Nghĩa là

con người, bằng con mắt sáng suốt có thể nhìn thấy được cái tự tính (hay còn gọi là cái bản lai diện mục) của chính mình. Đồng thời, với ánh sáng chiếu diệu được khai mở ấy, con người nhìn ra được “tất cả then máy huyền vi của cuộc sống” [48], nắm bắt bằng trực giác tất cả mọi quy luật của cuộc đời, của tạo hoá.

Trên cơ sở của sự giác ngộ ấy, có thể thấy tinh thần Thiền trước hết là tinh thần PHÁ CHẤP, là phá bỏ sự câu chấp thường tình của người đời, phá bỏ cái nhìn “nhị nguyên” phân biệt các sự vật, hiện tượng ra thành hai cực giá trịđể rồi gán cho chúng cực này hoặc cực kia như: “có” – “không”, “xấu” – “tốt”, “phải” – “trái”, “chính” – “tà”, “phàm” – “thánh”, “ta” – “người”, “Phật” – “chúng sinh” …v…v. Trong khi những sự phân biệt ấy chỉ là sự đối lập giả tạo. Thật sự là “không” và “có” không khác nhau, “sống” và “chết” đều cùng một cội.

Nhà thơ Thiền nổi tiếng của Việt Nam thời Lý – Trần, Tuệ Trung, khẳng

định:

Đoán tri không hữu ất tương sa (sai) Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba

(Đốn tỉnh)

(Đoán biết rằng “không” và “có” không cách nhau lắm Sống và chết vốn từ một đợt sóng)

(Chợt tỉnh)

Cũng vậy, “bẩn” – “sạch”, “trọc” – “thanh” cũng chỉ là hư danh, định kiến do con người tạo nên mà thôi:

Xưa nay không bẩn sạch, Bẩn, sạch đều hư danh. Pháp thân không vướng mắc, Nào “trọc” với nào “thanh” !

(Tùy theo cơ duyên mà ứng đối) Ngay cả chúng sinh và Phật cũng không khác nhau, cũng chỉ:

Mi mao tiêm hoành tự khổng thùy Phật dữ chúng sinh đô nhất diện

(Phàm thánh bất dị)

Phật và chúng sinh đều cùng một bộ mặt)

(Phàm thánh không khác nhau)

Thơ Thiền Nhật Bản không trực tiếp đề cập đến những phạm trù “có” – “không’, “sống” – “chết”, “ta” – “người”…v…v, với những kiến giải, những lời khẳng định dứt khoát, rõ ràng như trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam. Thế nhưng tận sâu trong nó, cái cách nó nhìn, nó miêu tả vẫn toát lên tinh thần PHÁ CHẤP của Thiền tông ấy. Đấy là cái nhìn vô sai biệt giữa cao quí và thấp hèn. Hãy nghe nhà thơ - Thiền sư Basho miêu tả:

Chung một quán trọ

các du nữ ngủ

trăng và đinh hương.

(Đoàn Lê Giang dịch)

Trong quan niệm thẩm mỹ của người Nhật, cũng là quan niệm chung của người phương Đông, trăng là biểu tượng cho cái cao quí, thuần khiết; ngược lại, các “du nữ” (tức gái điếm) là hạng người bị coi là thấp hèn, hạ lưu. Thế nhưng, dưới cái nhìn của nhà thơ, tất cả đều có cuộc sống, có sự bình đẳng trong ánh sáng và cát bụi, có thể cùng nằm với nhau trong một vũ trụ thuần khiết, không còn sai biệt. Cả

các du nữ, cả hoa đinh hương và cả nhà thơ (một Thiền sư) nữa cùng được hân thưởng cái ánh sáng huyền diệu, thuần khiết của ánh trăng.

Cùng tinh thần này, Issa cũng có bài Haiku rất hay:

Mưa tuyết không ai Gái đêm về ngủ

Với vầng trăng phai.

Để cho một cô “gái đêm” (tức gái điếm) về với vầng trăng, ngủ với vầng trăng, Issa đã nghiễm nhiên đặt cái thấp hèn và cái cao quí vào cùng một vị trí. Nói

đúng hơn, trong cái nhìn của Issa, không hề có sự phân chia cao quí – thấp hèn. Hay sâu xa hơn, vượt qua cái nhìn định kiến của người đời về hạng gái đêm, cho họ là thấp hèn, Issa nhìn thấy “cái tâm trăng sáng” của cô gái, của một con người.

Hay một bài thơ khác của Basho cũng thể hiện tinh thần không phân biệt giữa sạch và nhơ, thanh khiết và ô uế. Ông viết:

Bọ chét, rận nước đái ngựa gần bên gối nằm

(Đoàn Lê Giang dịch)

Bài thơ gợi ta nhớ đến một giai thoại Thiền của Việt Nam thời Trần. Có một vị tăng hỏi Tuệ Trung Thượng sĩ: “Thế nào là thanh tịnh pháp thân?” Thượng sĩ đáp: “Ra vào trong nước đái trâu/ Chui rúc giữa đống phân ngựa” [46]

Thử nghĩ xem, nếu bằng cái nhìn nhị nguyên phân biệt nhơ – sạch, thanh tịnh – phiền toái, ta sẽ thấy được gì trước những đối tượng bọ chét, rận, nước đái ngựa

ấy? Có gì gợi lên cảm xúc thơ văn chăng? Thế nhưng, với tinh thần phá chấp, với tinh thần Thiền, Bashô vẫn có thể làm thơ trước những đối tượng ấy, trong cảnh ấy. Về bài thơ này, Tiến sĩ Blyth có lời bình rất hay: “Thơ Basho là thơ được đọc trong tinh thần điềm tĩnh nhất. Nếu có bất kỳ cảm xúc kinh tởm và ghê tởm như một thành tố mạnh nhất trong suy nghĩ, thì sẽ không hiểu được ý của Basho. Bọ chét, rận là những sinh vật gây khó chịu, cáu kỉnh và nước đái ngựa gần nơi một người nào đó đang nằm sẽ cho người đó tất cả những loại cảm giác khó chịu. Nhưng trong và xuyên suốt cả điều này, có một cảm giác về tất cả, trong đó nước đái ngựa và rượu sâm banh, rận và bướm đều có một nơi chỉ định và cần thiết của chúng” (dẫn theo D. Suzuki, [50]). Rõ ràng, dù không trực tiếp lý giải thế nào là “thanh tịnh pháp thân”, nhưng qua bài thơ, ta thấy hiện lên một Basho Thiền sư Nhật Bản như

một minh chứng sống về quan niệm “thanh tịnh pháp thân” theo tinh thần của Tuệ

Trung thượng sĩ – một Thiền sư Việt Nam vậy.

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)