2.1.1 Về vấn đề bản thể luận

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 69 - 72)

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

3.1. 2.1.1 Về vấn đề bản thể luận

Phật giáo nói chung, Thiền tông nói riêng không chỉ là một tôn giáo mà nó còn là một hệ tư tưởng, một học thuyết triết học. Mà mọi học thuyết triết học suy cho cùng đều phải giải quyết một trong những vấn đề cơ bản là vấn đề bản thể luận. Nghĩa là nó phải trả lời những câu hỏi: Thế giới này là gì? Mọi sự vật hiện tượng (trong đó có con người) được hình thành từđâu và sẽ vềđâu? Chúng có tồn tại, có hiện hữu không hay chỉ là hư ảo? Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? ...v…v.

Theo quan niệm của Phật giáo đại thừa, trong đó có Thiền tông, mọi sự vật, hiện tượng (trong đó có con người), gọi chung là “pháp”, đều có chung một bản

chất tối sơ, nguyên thủy, đấy chính là bản thể (hay chân như). Trong đó, chỉ có bản thể là bất biến, là hằng thường còn mọi pháp thì luôn luôn vận động, biến đổi và chuyển hóa không ngừng. Nói cách khác, chỉ có bản thể mới là thực tướng còn mọi pháp chỉ là giả tướng, là vô thường. Đối với con người, bản thể ấy chính là cái tâm nguyên sơ, hồn nhiên, trong sáng; còn thân xác bên ngoài chỉ là giả tướng, là vô thường mà thôi.

Xuất phát từ nhận thức trên, thiền sư Vạn Hạnh ví đời người như ánh chớp “có rồi không”, như cây cối “xuân thì tươi tốt, thu thì khô héo”, như cuộc đời “thịnh – suy”, như giọt sương mai trên đầu ngọn cỏ (sẽ dễ dàng rụng rơi, tan biến):

Thân nhưđiện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Thịđệ tử)

(Thân người như bóng chớp, có rồi lại không,

Vạn cây cỏ mùa xuân thì tươi tốt, mùa thu lại khô héo. Mặc cho vận đời thịnh hay suy, không có gì phải sợ hãi, Thịnh suy cũng như hạt móc phơi trên đầu ngọn cỏ mà thôi)

(Dặn bảo đệ tử)

Và khi đã nhận thức rõ tất cả chỉ là qui luật sinh – hoá vô thường của vạn pháp thì con người sẽđạt được tinh thần “vô úy”, giữđược cái tâm bình thản, cũng có nghĩa là trở vềđược với bản thể (tức chân như).

Hay khi nhìn thấy hoa, bướm xuất hiện trong tiết xuân, Giác Hải cũng chỉ

xem đó như một sự hiện hữu nhất thời, một sự thích ứng với kì hạn (“cộng ứng kỳ”). Và tất cả rồi cũng sẽ mất đi khi kỳ hạn đã hết, mùa xuân đã trôi qua. Bởi tất cả đều là huyễn ảo, là giả tướng, con người đừng nên bận tâm:

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì, Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ. Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,

Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.

(Xuân sang, hoa và bướm khéo quen với thời tiết,

Hoa bướm đều cần phải thích ứng với kì hạn của chúng. Như hoa và bướm vốn dĩđều là hưảo,

Đừng nên bận tâm về hoa và bướm)

(Hoa và bướm)

Tuy nhiên, đấy không phải là sự phủ nhận thế giới khách quan một cách tuyệt đối. Phật giáo nói chung, Thiền tông nói riêng đặt cơ sở trên tư tưởng KHÔNG nhưng KHÔNG đây không có nghĩa là hoàn toàn không có, là “hư vô chủ

nghĩa” mà là CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU (Cái không chân thật là cái có vi diệu). Chân lí này đã được nhiều nhà thơ Thiền Lý – Trần diễn đạt một cách trực tiếp:

Pháp bản như vô pháp Phi hữu diệc phi không

(Đáp Lý Thái Tông tâm nguyên chi vấn, I – Huệ Sinh)

(Pháp vốn như là không có pháp,

Chẳng phải có mà cũng chẳng phải không)

(Trả lời Lý Thái Tông hỏi về nguồn tâm, bài I)

Sắc thị không, không tức sắc Không thị sắc, sắc tức không (Sắc không - Ỷ Lan) (Sắc là không, không tức là sắc, Không là sắc, sắc tức là không.) (Sắc và không)

hoặc gián tiếp bằng hình ảnh ẩn dụ “bóng trăng đáy nước” (thủy nguyệt):

Tác hữu trần sa hữu Vi không nhất thiết không. Hữu không như thủy nguyệt, Vật trước hữu không không.

(Hữu không – Đạo Hạnh) (Bảo là có thì một hạt bụi, hạt cát cũng là có, Cho là không thì hết thảy đều là không.

Đừng nên bám vào “có”, cũng đừng cho cái “không” là không)

(Có và không)

Tùng phong thủy nguyệt minh Vô ảnh diệc vô hình

Sắc thân giá cá thị

Không không tầm hướng thanh.

(Tâm hưởng – Minh Trí)

(Gió trên cành thông, trăng sáng ở dưới nước Không có bóng cũng không có hình

Sắc thân cũng như thếđó

Đi tìm tiếng vang ở trong cõi trống không.)

(Tìm tiếng vọng)

Tóm lại, về bản thể, Phật giáo Thiền tông quan niệm “vạn vật nhất thể”. Nghĩa là, dù hình tướng bên ngoài có khác nhau và luôn chuyển hóa không ngừng nhưng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới này đều có chung một bản thể. Nó chẳng có chẳng không, vừa có vừa không (“phi hữu phi không, diệc hữu diệc không”). Đây là một quan niệm khá độc đáo, nó thể hiện sự thống nhất trong mâu thuẫn. Đấy cũng chính là chỗ thâm sâu, vi diệu của triết học Phật giáo nói chung, Thiền tông nói riêng.

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)