Về vấn đề giải thoát luận và con đường tu chứng

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 72 - 77)

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

3.1.2.1.2. Về vấn đề giải thoát luận và con đường tu chứng

Giải thoát là lìa bỏ, xả trừ những mê lầm, chấp trước, những phiền não, hữu lậu đểđạt được cái tâm thanh tịnh, chân như; đạt tới cảnh giới Niết bàn.

Vậy làm thế nào đểđạt được sự giải thoát?

Xuất phát từ bản thể luận với quan niệm “vạn vật nhất thể”, mỗi sự vật hiện tượng đều có chung một bản thể, một tự tính. Chỉ vì vọng kiến (cái nhìn lầm lạc) mà con người không nhận ra bản thể, qui luật của vũ trụ cũng như tự tính của chính mình để rồi cứ chạy theo, cứ chấp trước vào những giả tướng bên ngoài và như thế

thì sẽ mãi mãi rơi vào phiền não, u mê; mãi mãi rơi vào vòng luân hồi, nghiệp duyên không dứt.

Như vậy, để có thể thoát khỏi luân hồi, phá bỏ phiền trược, đạt đến giác ngộ

tìm về với tự tính của chính mình bằng con đường tu chứng. Và khi đạt được điều

đó, con người sẽ nhận ra tất cả “then máy huyền vi của tạo hóa” [48] sẽ thấy tâm sáng bừng, không còn những đau khổ, phiền não, mặc sức ruổi rong trong thế giới trăng gió mênh mông. Hãy nghe Pháp Loa diễn tả cái phút giây “mặc chiếu”, trực ngộấy của ông:

Vạn duyên tuyệt đoạn nhất thân nhàn Tứ thập dư niên, mộng ảo gian

Trân trọng chư nhân hưu tá vấn

Ná biên phong nguyệt cánh hoàn khoan.

(Thị tịch)

(Vạn duyên cắt đứt, một thân nhàn Hơn bốn mươi năm ở trong mộng ảo Trân trọng nhắn mọi người đừng gạn hỏi Trăng gió ở thế giới kia lại càng mênh mông.)

(Dặn bảo trước lúc mất)

Khi ấy, tâm tức Phật, Phật tức tâm. Khi ấy, con người sẽ nhìn thấy Phật và chúng sinh cũng đều như nhau: “Chúng sinh dữ Phật đồng” (Đáp Lý Thái Tông tâm nguyên chi vấn, I – Huệ Sinh). Nói cách khác, trong mỗi chúng sinh (kể cả hạt bụi, hạt cát) đều có Phật. Chỉ cần con người tìm vềđược với cái tâm nhất như bình đẳng, với cái nhìn vô sai biệt thì khi ấy Phật chẳng phải tìm cầu đâu xa, bởi Phật ở ngay trong chính tâm mình. Trí Huyền thiền sưđã nói rõ quan niệm này:

Hà sa cảnh thị bồđề đạo

Nghĩ hướng bồđề cách vạn tầm.

(Đáp TừĐạo Hạnh chân tâm chi vấn)

(Khắp những thế giới nhiều như cát sông Hằng đều là đạo của Phật, Thế mà lại tưởng muốn đến cõi Phật còn phải mất hàng vạn tầm)

(Đáp TừĐạo Hạnh hỏi về chân tâm)

Trần Nhân Tông, vị Tổ khai sáng Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam, cũng chân tình khuyên mọi người:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc san hề, khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm; mạc vấn Thiền.

(Trích Cư trần lạc đạo phú)

(Ở nơi cõi trần mà vui với lẽđạo, hãy cứ tùy duyên

Đói thì ăn, mệt thì ngủ

Trong nhà có của báu, đừng tìm kiếm đâu xa

Đứng trước cảnh mà vô tâm thì không cần hỏi Thiền nữa.)

(Trích Bài phú “Cư trần lạc đạo”)

Như trên đã trình bày, bằng con đường tu chứng, con người có thể đạt giải thoát. Nhưng con đường tư chứng của Thiền tông cũng có nhiều điểm khác biệt so với các tông phái khác của Phật giáo. Các tông phái khác dùng phép “tiệm ngộ” (tức giác ngộ dần dần) thì Thiền tông chủ yếu lại dùng phương pháp “đốn ngộ” (tức giác ngộ tức thì). Các tông phái khác chú trọng đến việc thuyết giảng giáo lý, tụng kinh, niệm Phật, Thiền chủ trương phải xa lìa văn tự, vượt lên trên kinh điển. Tôn chỉ của Thiền là “Bất lập văn tự/ Trực chỉ nhân tâm/ Kiến tính thành Phật”. Thiền sư Bảo Giám từng khẳng định:

Đắc thành chính giác hãn tu hành Chỉ vị lao lung trí tuệưu

Nhận đắc ma ni huyền diệu lí Chính như thiên thượng hiển kim ô.

(Cảm hoài, I)

(Thành được chính giác ít khi dựa vào tu hành Tu hành chỉ là giam cầm sựưu việt của trí tuệ

Nhận thức được cái lí huyền diệu của ngọc ma ni Thì chính là như mặt trời tỏa dạng trên bầu trời)

(Cảm hoài, bài I)

Mạnh mẽ, dứt khoát hơn, Tịnh Giới gọi những kẻ muốn dùng ngôn ngữ để

truyền tâm cho người là những kẻ ngu si. Ông viết:

Kham tiếu Thiền gia si độn khách Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm?

(Đáng buồn cười cho kẻ ngớ ngẩn trong làng Thiền Cớ sao lại đem ngôn ngữđể “truyền tâm” cho người?)

(Ít tri âm, II) Tuệ Trung thì chân thành kêu gọi:

Trì giới kiêm nhẫn nhục Chiêu tội bất chiêu phúc Dục tri vô tội phúc Phi trì giới nhẫn nhục (Trì giới kiêm nhẫn nhục) (Trì giới và nhẫn nhục Chỉ rước tội chứ chẳng rước phúc Muốn biết không tội phúc Đừng trì giới nhẫn nhục) (Trì giới và nhẫn nhục)

Một điều quan trọng trong con đường tu chứng của Thiền là phải bằng tự lực. Mỗi người phải tự mình chứng ngộ, không thể dựa vào người khác. Trần Thái Tông từng khuyên, trách những người cầu đạo bằng phương pháp sai lầm: chỉ chăm chăm dựa vào người khác:

Đồ tri ngoại điểm tha gia chúc Bất khẳng hồi nhiên tự kỉđăng.

(Sơ dạ vô thường kệ)

(Chỉ biết ở bên ngoài thắp đuốc nhà người khác Chẳng chịu trở về thắp đèn của mình)

(Bài kệ vô thường buổi tối) Thượng sĩ Tuệ Trung thì nhắn nhủ, cảnh tỉnh:

Báo quân hưu ỷ tha môn hộ

(Thị học)

(Báo cho anh biết đừng nên dựa vào cửa ngõ nhà người khác)

Cũng chính vì thế nên khi có học trò hỏi: “Người học đạo làm thế nào để

bước vào nơi đó (tức nơi có Phật Pháp – ND)?” Thượng sĩ đáp: “Gãi ngứa phải đâu ngứa của người/ Đói ăn chính thực bụng nhà ngươi” (Theo Thượng sĩ ngữ lục [46])

Một lần nữa có thể khẳng định trực tiếp hoặc gián tiếp thuyết giảng những giáo lí nhà Phật, những yếu chỉ Thiền tông là nội dung cơ bản nhất của thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam.

Trong khi đó, thơ Thiền Nhật Bản lại hầu như không có nội dung này. Đọc Haiku, thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp những từ ngữ nhà Phật như: Phật, pháp, tâm, mộng, vô thường, Tịnh độ, Niết Bàn …v…v. Nhưng ngay trong những bài thơ có sử dụng những khái niệm trên cũng không nhằm mục đích thuyết giảng những giáo lí, yếu chỉ Thiền tông. Thử so sánh một bài thơ Thiền Nhật Bản và một bài thơ

Thiền Lý – Trần Việt Nam cùng là những lời cuối cùng trước lúc mất của các Thiền sư, cùng sử dụng khái niệm quen thuộc của Phật giáo – Thiền tông: mộng

Đau yếu giữa hành trình chỉ còn mộng tôi phiêu lãng trên những cánh đồng hoang

(Basho) Và:

Vạn duyên tuyệt đoạn nhất thân nhàn Tứ thập dư niên, mộng ảo gian

Trân trọng chư nhân hưu tá vấn

Ná biên phong nguyệt cánh hoàn khoan.

(Thị tịch – Pháp Loa)

Vạn duyên cắt đứt, một thân nhàn Hơn bốn mươi năm ở trong mộng ảo Trân trọng nhắn mọi người đừng gạn hỏi Trăng gió ở thế giới kia lại càng mênh mông.

(Dặn bảo trước lúc mất) Ta thấy cả hai bài thơ đều thể hiện cái nhìn cuộc đời là mộng ảo và con người vẫn luôn sống trong mộng. Nhưng nếu như bài thơ của Basho như một bày tỏ, một khát khao được tiếp tục những giấc mộng phiêu lãng, thì bài thơ của Pháp

Loa lại như một sự khẳng định tính chất phù du, mộng ảo của cuộc đời. Bên cạnh

đó, dù là bài thơ được sáng tác trong sự thiết tha yêu cầu của các môn đồ vì muốn nhận được những lời nhắn nhủ, chỉ dạy quí báu của thầy trước lúc người ra đi, thế

nhưng bài thơ của Basho không hề có một từ ngữ nào thể hiện sự dặn dò, chỉ dạy. Trong khi bài thơ của Pháp Loa, tính chất nhắn nhủ, kêu gọi trực tiếp thể hiện rất rõ qua cụm từ “trân trọng chư nhân” (trân trọng nhắn bảo mọi người)

Hay cùng xuất phát từ quan niệm vạn vật đồng nhất thể, trong mỗi chúng sinh đều có Phật. Thế nhưng, nếu như Haiku chỉ thể hiện quan niệm ấy qua cách nhìn, cách miêu tả:

Anh đào rơi hoa em bé nhìn miệng há dung nhan Phật Đà.

(Kubutsu)

thì thơ Thiền Lý – Trần khẳng định một cách chắc nịch, mang đậm tính chất thuyết giảng:

Nhược nhân tri thử pháp Chúng sinh dữ Phật đồng.

(Đáp Lí Thái Tông tâm nguyên chi vấn I – Huệ Sinh)

(Nếu người ta hiểu được pháp này thì chúng sinh và Phật cũng là một)

(Trả lời Lí Thái Tông hỏi về nguồn tâm, bài I)

Tóm lại, trực tiếp hoặc gián tiếp thuyết giảng giáo lí nhà Phật và những yếu chỉ Thiền tông là một trong những đặc điểm quan trọng tạo nên sự khác biệt về nội dung giữa thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)