NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN
2.1.2.2. Biểu lộ, hàm chứa một cảm xúc Thiền
Thơ là tiếng nói của tình cảm, của cảm xúc. Không có cảm xúc, không thể có thơ. “Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần” (Ngô Thì Nhậm)
Tình cảm, cảm xúc của con người vô cùng phong phú, đa dạng: hỉ, nộ, ái, ố, dục, lạc, tăng, bi…Tất cả những cung bậc tình cảm ấy được tạo nên thường là do sự
tác động của ngoại cảnh, của những mối quan hệ giữa con người với nhau. Và đến lượt mình, những tình cảm, cảm xúc ấy lại tác động, chi phối đời sống tinh thần của con người. Như đã nói, Thiền sư, nhà thơ Thiền trước hết cũng là một con người nên tất cũng sẽ có những tình cảm, những cảm xúc. Tuy nhiên, do là những người
đã giác ngộ, hoặc ít nhiều có nghiên cứu am hiểu triết lí Thiền, các nhà thơ Thiền ít khi bị chao đảo bởi những tình cảm, cảm xúc của đời thường. Và cảm xúc thường thấy trong họlà niềm vui, sự an nhiên, trầm tĩnh, bình lặng trong tâm hồn. Chính vì thế, thơ Thiền Việt Nam và cả thơ Thiền Nhật Bản rất ít đề cập đến những mối quan hệ tình cảm giữa người và người. Hoặc vả chăng khi có đề cập thì những tình cảm ấy cũng đã được lọc qua con mắt Thiền, cái tâm Thiền. Thật vậy, có nỗi đau nào hơn nỗi đau mất mẹ. Thế nhưng trong những giọt lệ nóng hổi khóc mẹ của mình, nhà thơ – Thiền sư Basho vẫn nhìn ra qui luật của cuộc đời rằng tóc mẹ (con người) và cả lệ mình (nỗi buồn đau) cũng như làn sương thu mong manh, hưảo kia; cũng sẽ tan biến, sẽ hòa tan vào vũ trụ vô cùng, một sự hòa tan để trở vềđại ngã, trở
nên vĩnh hằng:
Lệ tràn nóng hổi tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu.
(Đoàn Lê Giang dịch)
Chính cái nhìn thấm đẫm Thiền vị ấy đã khiến bài thơ không rơi vào cái cảm xúc đau buồn, bi lụy thông thường mà trở nên trầm lắng, an nhiên.
Cũng thế khi đối diện với cảnh thiên nhiên, con người cũng thường nảy sinh những cảm xúc khác nhau theo nguyên lí “tức cảnh sinh tình”. Nhưng đối với con người đã thấu triệt áo nghĩa Thiền thì ngoại cảnh hầu như không tác động được vào họ. Cảnh dù thế nào thì một Thiền giả cũng có thể giữ được cái tâm bình lặng, cái cảm xúc trầm tĩnh. Trong hành trình Sarashina, có lần nhà thơ – Thiền sư Basho đã
đi qua một nơi vô cùng nguy hiểm. Ông chép rằng: trong khi đi qua rặng Kiso, ông và Etsujin – môn đệ của ông – chợt nhận ra họđang trèo ngược một ngọn đèo dựng
đứng hiểm ác. Bên trái, hun hút một hẻm núi, và dưới lòng vực cách chỗ họ đứng hàng ngàn bộ, một con lũđang tuôn túa cuộn trào. Hai người bước từng bước một, cho tới khi đến một chiếc cầu treo ràng rịt loài dây leo thường xuân bắc lắc lẻo ngang hẻm núi mà họ phải vượt qua. Thế mà trong bài Haiku viết về cảnh ấy, Basho chỉ viết:
Cầu treo giăng bắc sợi tồn sinh
quấn quít cỏ thường xuân.
(Lê Thiện Dũng dịch)
Không hề có chút cảm xúc sợ hãi, khiếp đảm nào hiện lên trong bài thơ. Nếu con người không giữ được sự điềm tĩnh, an nhiên trong tâm hồn không thể viết
được những vần thơ như thế trong một hoàn cảnh như thế.
Trong những tác nhân có thể khơi gợi cảm xúc cho con người, cái đẹp là một trong những tác nhân quan trọng. Đứng trước cái đẹp, con người có thể có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau: có thể vui sướng khi nhìn thấy cái đẹp đang hiển lộ, phát tiết; có thể buồn thương khi thấy cái đẹp bị tàn phai, vùi dập… Và hoa là một trong những hiện thân tiêu biểu của cái đẹp. Hoa cũng là đối tượng được đặc biệt ưu ái của thơ ca muôn thuở. Thử xem cách mà các nhà thơ Thiền Nhật Bản “ứng xử” với hoa. Khi nhìn hoa nở:
Đời này đời sau một cành hoa Bụt nở bên giậu rào. (Issa) Nhìn kĩ hoa mã – đề đang nở bên giậu (Basho – Vĩnh Sính dịch) Trong cỏ xanh Cành hoa không biết
Nở ra trắng ngần. (Shiki) Cửa nhà ngủ yên một cành Bụt nở tiếng sông nước rền. (Hokushi)
không hề thấy cảm xúc vui sướng, hân hoan của chủ thể trữ tình, chỉ thấy hoa nở, thế thôi! Anh hãy nhìn đi! Hãy nhìn đi! Những bông hoa đang nở… Có thể
thấy, đối với người Nhật, cách hân thưởng vẻ đẹp của hoa là nhìn. Chỉ thế thôi. Không miêu tả tỉ mỉ, không suy luận, triết lí dông dài.
Khi nhìn hoa rơi, thấy hoa bị vùi dập:
Trăng treo chiều tà lả tả hoa
mặt đàn koto.
(Shiki – Lê Thiện Dũng dịch)
Không than van
cành thủy tiên ấy đầy bụi năm tàn (Buson) Nở bên đường một cành hoa Bụt đưa mình ngựa ăn. (Basho) Con nai rừng nhai rồi nhổ vội những cánh đinh hương. (Issa)
vẫn không có nỗi buồn bã, xót xa, thương tiếc. Hoa nở, hoa rụng, hoa bám bụi, hoa đưa mình ngựa ăn, nai ăn… tất cả là qui luật, là tự nhiên. Mà đã là qui luật thì còn gì phải buồn đau, than vãn? Cái đẹp không chỉ hiện hình trong những sự vật
đẹp (bông hoa, ánh trăng…) mà còn ẩn tàng ngay trong chính sự tồn tại tự nhiên
đến hồn nhiên của vạn vật.
Cái trạng thái cảm xúc trầm tĩnh, an nhiên trước ngoại cảnh ấy ta cũng dễ
dàng bắt gặp trong thơ thiền Lý – Trần Việt Nam. Nhà thơ Trần Nhân Tông đã từng thố lộ:
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm tại bách hoa trung. Như kim khám phá đông hoàng diện, Thiền bản bồ hoàn khán trụy hồng.
(Xuân vãn)
(Thời trẻđâu biết được lẽ sắc không, Mỗi lần xuân đến, lòng để nơi trăm hoa.
Nay đã khám phá được diện mạo của chúa xuân,
Ngồi trên tấm bồđoàn giữa thiền bản ngắm cánh hồng rơi rụng)
(Cuối xuân)
Con người, đặc biệt là người phương Đông, những con người luôn sống hòa nhập cùng thiên nhiên, coi thiên nhiên như bầu bạn, trước những thay đổi của thiên nhiên thường có những cảm xúc dạt dào. Người ta hân hoan, vui sướng khi xuân về
hoa nở và u buồn, thương xót khi thấy hoa rơi. Nhặt hoa, khóc hoa đã trở thành một
đề tài quen thuộc trong thi ca phương Đông. Bài thơ của Trần Nhân Tông đã cho thấy rõ hai trạng thái cảm xúc rất đặc trưng của một con người đời thường và một Thiền giả. Con người đời thường (ở đây là nhà thơ thời niên thiếu) chưa tường lẽ
sắc - không (nghĩa là chưa giác ngộđạo Thiền) nên khi xuân đến, lòng rộn vui cùng trăm hoa đua nở: “Xuân sang hoa nở rộn tơ lòng” (Bản dich thơ của Ngô Tất Tố) và
đương nhiên cũng sẽ u buồn, thương tiếc khi xuân qua, hoa rụng. Nhưng khi đã là một Thiền giả, khi đã tỏ ngộ lẽ sắc - không thì có thể bình tâm ngồi ngắm cánh hồng rụng. Bởi lẽ, nhìn hoa rơi, Thiền giả không chỉ thấy sự tàn phai, hủy diệt mà còn thấy ở đấy cả sự bắt đầu cho một sự sinh sôi mới trong cái vòng tuần hoàn vô tận sinh – hoá, sắc – không.
Cũng với cái nhìn ấy, ngay khi đối diện với cái chết, Đạo Hạnh thiền sư vẫn ung dung, trầm tĩnh mà dặn bảo các môn đồ:
Thu lai bất báo nhạn lai qui, Lãnh tiếu nhân gian động phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước, Cổ sư kỉ độ tác kim sư.
(Thị tịch cáo đại chúng)
(Mùa thu về không báo tin cho chim nhạn cùng về,
Đáng cười người đời cứ nảy sinh lòng buồn thương. Vì các môn đồ mà khuyên đừng nên quyến luyến, Thầy xưa đã bao nhiêu lần hóa thân làm thầy nay.)
(Dặn bảo học trò trước lúc mất) Ngoài sự trầm tĩnh, an nhiên như trên, đến với thơ thiền Lý – Trần và thơ
Thiền Nhật Bản, ta còn thường bắt gặp những niềm vui. Tuy nhiên, đó cũng là niềm vui rất nhẹ nhàng, điềm tĩnh, một niềm vui dịu nhẹ, khinh thanh của người đã đạt
đạo chứ không phải niềm vui rộn ràng, phấn khích của con người đời thường.
Đấy là niềm vui của ông tăng cảm thấy tâm hồn an nhiên, tự tại trong cảnh trăng thanh gió mát chốn Thiền môn:
Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình, Tâm kì phong cảnh cộng thê thanh. Cá trung tư vị vô nhân thức,
Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh.
(Kí Thanh Phong am tăng Đức Sơn – Trần Thái Tông)
(Gió đập cửa thông, trăng chiếu sáng trên sân, Lòng hẹn với phong cảnh cùng trong trẻo lặng lẽ.
Ở trong đó có cái thú vị riêng không ai hay biết, Mặc cho nhà trong núi vui đến sáng.)
(Gởi nhà sưĐức Sơn ở am Thanh Phong)
Đó là niềm vui thanh đạm, hồn nhiên của ông sư già đang vừa nhóm bếp vừa giảng cho đứa tiểu đồng mấy chương sách:
Ổi dư cốt đột tuyệt phần hương, Khẩu đáp sơn đồng vấn đoản chương. Thủ bả suy thương hòa thái thác,
Đồ giao nhân tiếu lão tăng mang.
(Địa lô tức sự - Huyền Quang)
(Củi đã tàn, cũng chẳng thắp hương,
Miệng trả lời chú bé con trong núi hỏi về những chương sách ngắn, Tay cầm ống thổi, tay nhặt mo nang,
Luống để người ta cười ông sư già này bận bịu)
(Trước bếp lò tức cảnh)
Và đây là niềm vui hồn nhiên, thánh thiện như trẻ thơ của Thiền sư Basho khi có bạn (là Sora – một người láng giềng của ông) đến chơi nhà. Bạn thì nấu nước pha trà còn Basho thì… nghịch tuyết ngoài sân:
Cời lửa lên đi
món quà tôi rất tuyệt quả cầu tuyết đây!
Hay đây lại là niềm vui của con đóm đóm nhỏ vừa thoát thân sau cuộc đuổi bắt của những trẻ nhỏ trong thơ Issa:
Thoát thân rồi ôi con đom đóm thở một niềm vui.
Đấy là niềm vui của con đom đóm hay cũng chính là niềm vui của Issa. “Đấy là niềm vui của một trái tim giải thoát, lấy niềm vui của chúng sinh làm niềm vui của mình” [11]
Nhận xét về cảm xúc trong thơ Haiku, nhà nghiên cứu Lê Từ Hiển có ý kiến rất xác đáng: “Ởđó không có những cảm xúc quá độ, những niềm vui, nỗi buồn rực rỡ, chỉ là những đằm lắng, tiêu tao, đơn sơ, dịu dàng nhưng gợi lên chiều sâu vô bờ
của cảm xúc” [25]. Thiết nghĩ lời nhận xét trên cũng rất đúng với thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần bởi cả hai cùng xuất phát từ một nguồn cội: cảm xúc Thiền.