Về vần điệu và nhịp điệu

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 109 - 115)

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

3.1.2.11. Về vần điệu và nhịp điệu

Thơ Thiền Lý – Trần hầu hết đều được viết theo thểĐường luật. Do đó, vần

điệu và nhịp điệu luôn là yếu tố bắt buộc phải có (luật). Tùy vào từng thể loại cụ thể

(ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, hoặc thất ngôn bát cú …) mà mỗi bài thơ có cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau (điều này được trình bày rất rõ trong Luật thơ Đường mà có lẽ tất cả các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đều nắm rõ nên ở đây xin được phép không trình bày cụ thể). Chính yếu tố vần và nhịp đã tạo cho mỗi bài thơ Thiền Việt Nam nói riêng, thơ Việt Nam nói chung, giai điệu du dương, nhịp nhàng, trầm bổng; rất dễ thuộc, dễ nhớ.

Thơ Thiền Nhật Bản không sử dụng vần điệu, nhịp điệu như một yếu tố nghệ

thuật. Kết cấu 5/7/5 âm tiết không hẳn là nhịp điệu của mỗi bài thơ. Do đó, mỗi bài thơđọc lên nghe như một câu văn xuôi.

 Lưu ý: Trong bản dịch của Nhật Chiêu và một số dịch giả khác, mỗi bài Haiku đều như có vần điệu, đó là do các dịch giả đã cố tình Việt hóa một thể thơ

quá xa lạ với truyền thống thơ ca của dân tộc, tạo sự gần gũi, quen thuộc trong tâm lí tiếp nhận của độc giả Việt Nam.

3.2. NHẬN XÉT

3.2.1. Nhìn chung, thơ Thiền Lý –Trần Việt Nam đậm chất triết học - tôn giáo hơn, còn thơ Thiền Nhật Bản lại đậm chất trần thế, gần với cuộc sống thường nhật hơn. Nói cách khác, chất Thiền trong thơ Thiền Nhật Bản dường như đã thấm và hòa vào cuộc sống, tâm hồn nhà thơ, trở nên tự nhiên như hơi thở.

3.2.2. Về mặt nghệ thuật, thơ Thiền Lý – Trần sử dụng rất nhiều những biện pháp, thủ pháp phong phú, thể hiện rất rõ dụng tâm, bàn tay trau chuốt của tác giả; biện pháp nghệ thuật trong thơ Thiền Nhật Bản có phần nghèo nàn hơn, rất khó thấy dụng tâm của tác giả trong nghệ thuật thể hiện. Nói như thế hoàn toàn không có nghĩa là giá trị nghệ thuật của thơ Thiền Nhật Bản thấp hơn thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam.

3.3. LÍ GIẢI

Sở dĩ thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản có những điểm dị biệt như trên là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong

đó có thể kểđến một số nguyên nhân cơ bản sau:

Trước hết là do mục đích sáng tác khác nhau. Thơ Thiền Lý – Trần đa phần

được sáng tác trong ý thức rất rõ của các nhà thơ về việc trình bày, lý giải các yếu chỉ Thiền tông. Do đó, mục đích cảnh tỉnh, giác ngộđối tượng hay bày tỏ một tâm trạng, cảm xúc Thiền được thể hiện đậm nét; trong khi đó, chất Thiền trong thơ

Thiền Nhật Bản dường nhưđược toát lên từ vô thức của các nhà thơ, nói cách khác, các nhà thơ Nhật Bản khi sáng tác thơ Haiku không ý thức rằng mình đang trình bày, chuyển tải một triết lý tôn giáo nào.

Thứ hai là do quan điểm thể hiện khác nhau. Các nhà thơ Thiền Lý – Trần nói riêng, các nhà thơ Việt Nam nói chung có xu hướng thể hiện rõ cái chủ quan của mình trong thơ. Thi hào Nguyễn Du đã từng nói lên xu hướng ấy: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều). Trong khi các nhà thơ Haiku lại có xu hướng hạn chế đến mức thấp nhất việc bày tỏ chủ quan. Nhà thơ Ransetsu thể hiện rõ quan điểm này trong một bài Haiku:

Không như nụ cười không như giọt lệ

Người dù có vui, người dù có buồn thì cũng đừng đem nụ cười hay giọt lệ

của mình mà gán cho hoa. Hãy để hoa là hoa, là chính nó. Không hùng hồn, thuyết lí nhưng phải chăng bài thơ của Ransetsu đã muốn nhắn nhủ mọi người điều ấy.

Thứ ba là do quan điểm thẩm mỹ khác nhau. Người Việt Nam có xu hướng gắn cái đẹp với sự cân đối, hài hoà, nhịp nhàng. Ta có thể thấy rõ quan điểm này trong tất cả các nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội họa … đặc biệt là trong văn học. Tất cả các thể thơ trung đại Việt Nam, cả các thể thơ vay mượn (Đường luật) lẫn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát …), đều có tính chất cân đối, hài hòa, nhịp nhàng. Ngược lại, với người Nhật, sự không cân đối, nhịp nhàng lại chính là một trong những tiêu chí của cái đẹp. “Họ nhìn cái đẹp trong việc bố trí không

đối xứng các yếu tố trang trí, trong sự cân bằng bị phá vỡ” [44]. Truyền thống thơ

ca Nhật cũng thể hiện rõ quan điểm này. Thể thơ truyền thống (có trước thể Haiku) của Nhật là thể Tanka (hay còn gọi là Waka) cũng là một thể thơ mà một bài thơ chỉ

có 31 âm tiết (số lẻ) và được chia làm 5 dòng (cũng là số lẻ) dài ngắn không đều nhau (5/7/5/7/7 âm tiết).

Thứ tư, điều kiện tự nhiên khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau trong tâm lí, cảm thức của hai dân tộc. Và điều này đã in bóng trong thơ ca. Việt Nam, với điều kiện tự nhiên ôn hòa, thuận lợi, góp phần tạo cho con người một phong thái ung dung, nhàn tản; hướng đến cái đẹp vĩnh cửu, trường tồn. Trong khi đó, Nhật Bản là một đất nước có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt. Động đất, núi lửa, bão tuyết, sóng thần… thường xuyên xảy ra. Chính điều kiện tự nhiên ấy tạo cho người Nhật sự nhạy cảm đặc biệt trước những cái đẹp mong manh, chóng tàn, dễ vỡ…; một niềm bi cảm sâu xa trước thế giới vô thường.

Cuối cùng là do sự khác nhau về ngôn ngữ. Tiếng Hán (ngôn ngữđược các nhà thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam dùng để sáng tác) thuộc loại hình ngôn ngữđơn lập nên rất thuận lợi trong việc tạo ra các từ luyến láy; tạo ra nhịp điệu, vần, đối, … Còn tiếng Nhật lại thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết; vần trong tiếng Nhật cũng rất nghèo nàn nên có phần hạn chế trong việc sử dụng các yếu tố trên. Chính vì thế, không chỉ thơ Haiku mà thơ Nhật nói chung đều không có vần, đối … Trong khi đó, vần điệu, nhịp điệu, đối … đã trở thành một trong những tiêu chí thẩm mĩ của mỗi bài thơ Việt Nam.

 TIỂU KẾT

Thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản có những điểm tương

đồng nhưng cũng có nhiều dị biệt. Chính những dị biệt trên đã tạo nên nét đặc trưng của mỗi đối tượng. Nói cách khác, dù cùng một vị Thiền nhưng cả hai đều có những hương sắc riêng không thể lẫn lộn. Đấy cũng chính là những đóng góp riêng của Việt Nam và Nhật Bản vào kho tàng thơ Thiền thế giới nói chung.

KẾT LUẬN

1. Qua nghiên cứu ta thấy, thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng cả về đề tài, nội dung và nghệ thuật nhưng cũng có nhiều dị biệt. Nếu những tương đồng tạo thành dòng chảy của văn học nhân loại nói chung, văn học nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Thiền nói riêng thì chính những dị biệt tạo nên đặc trưng của mỗi đối tượng trong dòng chảy chung vô tận ấy.

2. Trên tinh thần, mục đích của Văn học so sánh, đề tài không so sánh để

nhằm phân hơn – kém, thấp – cao giữa thơ Thiền Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản mà nhằm mục đích tìm ra những điểm chung mang tính khái quát cũng như những

điểm riêng tạo nên nét đặc thù của hai đối tượng trên, từđó có cách tiếp cận hợp lí

đối với từng đối tượng.

3. Mọi sự vật, hiện tượng thường chỉ thể hiện rõ nhất đặc điểm, bản chất, vị

trí của mình trong so sánh với những đối tượng gần gũi khác. Nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần trong thế so sánh với thơ Thiền Nhật Bản giúp ta phát hiện những đặc điểm độc đáo về nội dung và nghệ thuật của bộ phận văn học này; đồng thời cũng thấy rõ hơn vị trí và những đóng góp riêng của thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam cho văn học dân tộc nói riêng, văn học thế giới nói chung.

4. Với những ý kiến, những luận điểm, những phát hiện bước đầu trên cơ sở

cách tiếp cận tương đối mới mẻ đối với bộ phận thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần, hy vọng đề tài sẽ mang lại lợi ích nhất định cho việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Thiền Lý – Trần cũng như thơ Thiền Nhật Bản (cụ thể là thể thơ Haiku đã được

đưa vào giảng dạy ở cấp trung học phổ thông)

5. Trên đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu. Hi vọng với thời gian và

điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này sâu hơn, kĩ hơn.

Đồng thời, cũng có thể mở rộng phạm vi đối tượng so sánh, chẳng hạn, không chỉ

so sánh thơ Thiền Việt Nam thời Lý- Trần với thơ Thiền Nhật Bản mà có thể so sánh với thơ Thiền các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Thiền tông nhưẤn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, ….

6. Một lần nữa có thể khẳng định thơ Thiền Lý – Trần dù là một mảnh đất không lớn nhưng vẫn luôn hứa hẹn những mùa màng bội thu cho những ai đến thâm canh, cày xới. Trong xu thế thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, đang tìm về

với văn hóa phương Đông, một nền văn hóa tuy không ồn ào, năng động nhưng luôn tiềm ẩn một sức mạnh diệu kì, thì thơ Thiền Lý - Trần Việt Nam nói riêng, thơ

MỤC LỤC

Trang

MỞĐẦU 1

Chương 1:BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA THƠ THIỀN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)