Thể hiện cái nhìn Thiền

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 47 - 61)

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

2.1.2.3. Thể hiện cái nhìn Thiền

2.1.2.3.1. Giới thuyết khái niệm

Về thuật ngữcái nhìn (hay cái nhìn ngh thut) đã được một số nhà nghiên cứu sử dụng trong các công trình nghiên cứu của mình như M. Bakhtin trong Mỹ

luận và phê bình văn học (Nxb Giáo dục, 2003), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005), Đoàn Thị Thu Vân trong Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV (Nxb Văn học, 1996) v…v… nhưng trong các sách công cụ hiện hành vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể

cho thuật ngữ này. Còn trong các công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả cũng chỉ sử dụng các thuật ngữ trên như một sự mặc nhiên thừa nhận. Chẳng hạn trong

Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV, Đoàn Thị Thu Vân viết: “Vạn vật trong thế giới hiện tượng không ngừng thay đổi. Chỗ

này cái nhìn của nhà Thiền không khác với Lão Trang” (Sđd, tr 80), hay một chỗ

khác, tác giả viết: “Tín hiệu giúp người đọc nhận biết nó (tức những bài thơ Haiku – ND) như một bài thơ Thiền là ởcái nhìn vạn vật là vô thường” (Sđd, tr 174); trong

Lý luận và phê bình văn học, Trần Đình Sử viết: “Nguyên tắc cái nhìn ngh thut

cũng là nguyên tắc cấu tạo văn học, đó là một thế giới quan trong ý nghĩa đặc biệt, một ý thức hệ tạo hình thức có tác dụng khám phá một lớp nội dung độc đáo từ hiện thực khách quan mà quan niệm nghệ thuật khác không phát hiện ra” (Sđd, tr 130), hay trong Mỹ học và sáng tạo ngôn từ, M. Bkhtin viết: “Thế giới của cái nhìn ngh

thut là thế giới được tổ chức, được chỉnh đốn, được hoàn thành xuyên qua tính hiện hữu và ý nghĩa xung quanh một con người cụ thể, như là một trường nhìn về

giá trị” (Dẫn theo Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb

Đại học Quốc gia HN, tr 98)

Trên cơ sở những trích dẫn trên cùng với thực tế nghiên cứu trực tiếp đối tượng thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản, có thể hiểu cái nhìn ngh thut là s c th hóa thế gii quan và quan nim ngh thut ca nhà văn v thế gii và con người. Nói cách khác, đó là cách miêu t, phn ánh, đánh giá... các s vt hin tượng da trên mt thế gii quan, mt quan nim ngh thut nht

định.

Xét về mặt tính chất, cái nhìn nghệ thuật có thể có những tính chất khác nhau. Có thể có cái nhìn mang tính trực cảm, cái nhìn mang tính suy lý; cái nhìn mang tính phân tích, cái nhìn mang tính tổng hợp …v…v…

Vậy, cái nhìn Thin là cách miêu t, phn ánh, đánh giá … các s vt, hin tượng da trên thế gii quan và quan nim ngh thut mang màu sc triết

lý, thm m Thin tông. Xét v mt tính cht, đó là cái nhìn mang tính tng hp và tính trc cm tâm linh.

2.1.2.3.2. Biểu hiện của cái nhìn Thin

Trước hết, đó là cái nhìn vạn vật là vô thường, luôn biến đổi, chuyển hoá không ngừng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp cái nhìn này trong cách các nhà thơ Thiền miêu tả, cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống con người. Chẳng hạn nhà thơ Vạn Hạnh, trong bài Thị đệ tử, viết:

Thân nhưđiện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

(Thân người như bóng chớp, có rồi lại không

Vạn cây cỏ mùa xuân thì tươi tốt, mùa thu thì khô héo)

(Dặn bảo đệ tử)

Hay Thiền sư Giác Hải, trong bài Hoa điệp, khi nhìn hoa bướm trong tiết xuân, ông cũng chỉ xem đó như một sự thích ứng với kỳ hạn (“cộng ứng kì”), một sự hiện hữu nhất thời bởi: “Hoa điệp bản lai giai thị huyễn” (Hoa bướm vốn dĩ đều là hưảo).

Xuất phát từ cái nhìn vạn vật là vô thường, các nhà thơ Thiền thường coi cõi thế, cuộc đời như giấc mộng. Ta thấy rất nhiều giấc mộng trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam:

Tứ thập niên dư mộng ảo gian

(Thị tịch – Pháp Loa)

(Bốn mươi năm hơn ở trong mộng ảo)

(Dặn bảo trước lúc mất)

Vinh hoa khẳng cố nhất trường mộng Tuế nguyệt không hoài vạn hộc sầu

(Khuyến thế tiến đạo – Tuệ Trung)

(Chẳng chịu ngoái nhìn vinh hoa như một giấc mộng Năm tháng luống mang vào lòng vạn hộc sầu)

(Khuyên đời và đạo)

Và nhà thơ hay đề cập đến mộng phải kể đến Huyền Quang. Đây là giấc mộng giữa ban trưa:

Vũ quá khê sơn tĩnh,

Phong lâm nhất mộng lương. Phản quang trần thế giới,

Khai nhãn tuý mang mang.

(Ngọ thụy)

(Sau trận mưa, suối và núi yên tĩnh, Trong rừng phong, ngủ một giấc mát mẻ. Ngủ dậy nhìn mọi nơi bụi bặm,

Mở mắt tưởng như lơ mơ say)

(Ngủ trưa)

Đây là giấc mộng giữa ban ngày chưa tàn:

Nhất chẩm thanh phong trú mộng dư

(Trú miên)

(Một chiếc gối trong gió mát, giấc mộng giữa ban ngày chưa tàn)

(Ngủ ngày)

Chính vì cuộc đời này chỉ như một giấc mộng vô thường, hư ảo thế nên dù mở mắt (“khai nhãn”) vẫn cứ thấy như lơ mơ say (“túy mang mang”). Và có sự hẹn hò nào chăng khi hơn bốn thế kỉ sau, thiên tài Nguyễn Du lại viết:

Trần thế bách niên khai nhãn mộng

(La Phù giang thủy các độc tọa)

(Cuộc đời trăm năm trên trần thế chỉ là giấc mộng khi đang mở mắt)

Hay:

Tri giao quái ngã sầu đa mộng Thiên hạ hà nhân bất mộng trung?

(Ngẫu đề)

(Bạn bè thân thiết lấy làm lạ rằng sao ta hay sầu mộng Nhưng thiên hạ ai là người không sống trong mộng?)

Điều này chứng tỏ cái nhìn Thiền, thế giới quan Thiền không chỉ tồn tại, phát triển vào thời Lý – Trần với thơ Thiền mà nó còn tồn tại và ảnh hưởng lâu dài trong các thời đại sau ngay cả với thơ văn của các nhà Nho. Đấy cũng chính là chỗ tam giáo đồng nguyên trong văn hoá, trong tâm thức của người Việt.

Đến với Haiku của Nhật, ta càng dễ dàng bắt gặp cái nhìn cuộc đời là mộng

ảo. Đó là giấc “mộng phù sinh” (giấc mộng giữa cõi đời vô thường, hưảo) trong thơ

Basho:

Đêm chăng bẫy loài mực phủ

trăng hè bóng dõi mộng phù sinh.

(Lê Thiện Dũng dịch)

là giấc mơ của một dẫy người vô tận đang bước đi trong không gian sương mù một sớm mùa thu trong thơ Buson:

Ban mai sương mù vẽ nên bức họa

những người mộng du.

Đó là những con người mộng khi đang mở mắt (nói như Nguyễn Du là “khai nhãn mộng”) hay những con người đang bước đi trong không gian mộng (sương mù), thời gian mộng (một sớm mai thu), thế giới mộng? Dù hiểu theo cách nào thì bài thơ vẫn thể hiện một cái nhìn mộng ảo: cuộc đời này là mộng, thế giới này là mộng. Và ngay cả chính bản thân mỗi con người cũng là mộng nốt:

Mi là bướm ư? ta là giấc mộng

trong hồn Trang Chu

(Basho)

Xuất phát từ cái nhìn trên, cả thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản đều đưa đến một cách thế sống giống nhau: sống với hiện tại, với cái “phút giây này”; sống với cuộc sống “đương là” và tìm thấy niềm an vui tự tại trong chính cuộc sống ấy. Thế nên nhà thơ Trần Nhân Tông chân tình khuyên mọi người:

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

(Trích Cư trần lạc đạo phú)

(Trong nhà của báu tìm đâu nữa Trước cảnh vô tâm chớ hỏi thiền)

Thế nên Huyền Quang tôn giả mới cưỡi thuyền lướt gió, ngao du sơn thủy mà thưởng ngoạn:

Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diểu mang, Sơn thanh thủy lục hựu thu quang. Sổ thanh ngưđịch lô hoa ngoại, Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương.

(Phiếm Chu)

(Chiếc thuyền nhỏđược gió trôi trên nước bát ngát, Non xanh nước biếc lại thêm cảnh sắc mùa thu. Vài tiếng sáo chài văng vẳng ngoài rặng hoa lau, Trăng rơi vào lòng sông, mặt sông phủđầy sương.)

(Đi chơi thuyền)

Và đây là niềm vui hồn nhiên khi đùa giỡn cùng vầng trăng trong nước của Ryuho:

Vốc mảnh trăng chơi từ trong chậu nước làm trăng đổ rơi.

là sự hân hoan, là niềm vui thánh thiện trong hành động tự nguyện sang nhà bên xin nước của một cô gái Nhật khi sáng nay trên dây gàu bên giếng nhà cô, một cành triêu nhan đang vương níu:

Ôi hoa triêu nhan

dây gàu vương hoa bên giếng

đành xin nước nhà bên.

(Chiyo)

Như vậy, dù xuất phát từ cái nhìn vạn vật là vô thường, cuộc đời là mộng ảo nhưng cả thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và Thơ thiền Nhật Bản đều không đưa đến sự tiêu sái trong thoát ly (như tư tưởng Lão Trang) hay mặc cảm bi quan yếm thế

mà trái lại nó hướng con người đến cách sống nhập thế đầy tích cực. Đấy cũng chính là chỗ khác biệt, chỗ độc đáo của tư tưởng Thiền tông Việt Nam và Thiền tông Nhật Bản.

Thứ hai, cái nhìn Thin thể hiện ở chỗ nó nhìn con người cùng với vạn vật là cùng một bản thể (tức chân như), trong mỗi sự vật dù nhỏ nhoi đến đâu đều có mang tính vũ trụ, đều mang Phật tính và hiện ra bình đẳng vô sai biệt.

Tuệ Trung thượng sĩ của thơ Thiền Lý - Trần khẳng định:

Ngã nhân tự lộ diệc tự sương, Phàm thánh như lôi diệc nhưđiện […]

Mi mao tiêm hoành tự khổng thùy Phật dữ chúng sinh đô nhất diện

(Phàm thánh bất dị)

(Ta và người như móc cũng như sương Phàm và thánh như sấm cũng như chớp […]

Lông mày nằm ngang lỗ mũi nằm dọc Phật và chúng sinh đều cùng một bộ mặt)

(Phàm và thánh không khác nhau) Nguyễn Y Sơn diễn giải cụ thể hơn:

Chân thân thành vạn tượng Vạn tượng tức chân thân Nguyệt điện vinh đan quế

Đan quế tại nhất luân.

(Hoá vận)

(Chân thân biến hóa thành muôn vàn hiện tượng Muôn vàn hiện tượng cũng là chân thân

Như cung trăng làm cho cây quếđỏ tốt tươi Nhưng cây quếđỏ vẫn ở giữa cung trăng.)

(Biến hoá và chuyển vần) Khánh Hỷ thể hiện cái nhìn trên bằng những hình ảnh độc đáo:

Càn khôn tận thị mao đầu thượng Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.

(Trời đất hết thảy đều ở trên đầu một sợi lông Mặt trời mặt trăng chứa trong một hạt cải)

(Trả lời sư Pháp Dung hỏi về sắc không, phàm thánh) Không đậm chất triết lý như thơ Thiền Việt Nam, thơ Thiền Nhật Bản cũng thể hiện cái nhìn ấy: cái nhìn vô sai biệt, chúng sinh hay Phật đều cùng một bản thể:

Nền đá hoang tàn lung linh bóng nắng Phật hiện dung nhan.

(Basho)

Bài thơ này được Basho sáng tác khi hành hương đến một ngôi chùa ở Awa.

Đây là một ngôi chùa hoang phế, nền đá trống trải, trơ trọi, không còn dấu vết một pho tượng Phật nào. Thế nhưng có hề chi! Basho vẫn có thể chiêm bái dung nhan Phật ẩn hiện trong bóng nắng lung linh của mùa xuân ấm áp ấy. Với Basho, nắng xuân tự hóa thân thành Bụt.

Nếu Basho thấy Bụt trong bóng nắng thì Issa thấy Bụt trong ngàn giọt sương rơi, ngàn tiếng ve trổi:

Ngàn giọt sương rơi ngàn tiếng ve trổi

Bụt nhà thế thôi.

thấy dung nhan Phật Đà trong con ốc nhỏ:

Cố hương ta!

ôi con ốc nhỏ

dung nhan Phật Đà.

Còn Kubutsu thì thấy dung nhan Phật Đà trong những cánh hoa đào đang rơi, trong hình ảnh em bé đang há miệng nhìn:

Anh đào rơi hoa em bé nhìn miệng há

dung nhan Phật Đà.

Rõ ràng dưới cái nhìn của Haiku, mọi thứđều có Phật tính, cả con người (em bé), cả những sinh vật nhỏ bé, vô ngôn (con ốc), cả những vật vô tri, vô giác (giọt sương, bóng nắng, bông hoa)… Nói như nhà nghiên cứu Nhật Chiêu: “Chính ở nơi

những chúng sinh nhỏ bé, im lặng, vô ngôn nét từ bi mới rạng ngời mầu nhiệm” [11].

Thứ ba, xuất phát từ cái nhìn vạn vật cùng một bản thể và trong mỗi sự vật dù nhỏ nhoi đến đâu cũng mang trong mình cả vũ trụ bao la, cái nhìn Thin còn thấy được sự tương tác, hòa điệu sâu xa giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới hữu hình lẫn vô hình.

Đấy là tiếng kêu vang dài của con người trong phút ngất ngây, hứng khởi có thể làm lạnh cả bầu trời trong thơ Không Lộ thiền sư:

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

(Ngôn hoài)

(Có khi xông thẳng lên đỉnh núi Một tiếng kêu dài, lạnh cả trời)

(Ngôn hoài)

Hay đấy là “một tiếng ve ngân khiến tứ thu man mác” trong thơ Trần Nhân Tông:

Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường.

(Đề Phổ Minh tự thủy tạ)

Nếu tiếng ve trong thơ Trần Nhân Tông có thể khiến tứ thu man mác thì tiếng ve trong thơ Basho lại có thể thấm xuyên vào đá:

Tịch liêu

thấm xuyên vào đá tiếng ve kêu.

Tiếng ve đang thấm xuyên vào đá hay nỗi tịch liêu thấm xuyên vào đá? Có lẽ

là cả hai. Cả thế giới vô hình (nỗi tịch liêu, âm thanh tiếng ve) và hữu hình (đá) đều có thể xuyên thấm vào nhau, tương tác lẫn nhau. Ta có cảm giác âm thanh của tiếng ve cùng với nỗi tịch liêu như làm cho cả đá núi cũng tan ra để rồi tất cả cùng hòa vào nhau tạo thành “cái Một”. Một trong những triết lí của Thiền là tất cả trở về

“cái Một”. Và một nghịch lí tuyệt diệu của nghệ thuật Thiền là: “Một trong Tất cả

và Tất cả trong Một”.

Gió chiều thu mặt nước nhẹ nhàng liếm chân con cò.

Với cái nhìn theo logíc suy lí thông thường, mặt nước vốn là cái bất động, vô tri; con cò là động vật, có sự vận động. Như vậy, nếu có một sự tác động nào đó xảy ra thì chủ thể hành động phải là con cò. Ở đây lại là sự ngược lại. Không phải con cò giẫm chân hay đá chân vào mặt nước mà là mặt nuớc liếm chân con cò. Thật bất ngờ mà cũng thật thú vị biết bao!

Ở trên là sự tương tác, hòa điệu giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Trong con mắt của nhà Thiền, con người cũng chỉ là một bộ phận của tự nhiên, một “tiểu vũ trụ” trong cái “đại vũ trụ” ấy. Và con người cũng có một quyền năng đặc biệt, có thể tác động vào tự nhiên, có thể làm vận hành cả cái bánh xe tự nhiên khổng lồ ấy. Hãy xem cái sức mạnh ấy phát ra từ tiếng vỗ bàn tay của nhà thơ - Thiền sư Basho:

Tôi vỗ bàn tay dưới trăng mùa hạ

tiếng dội về, ban mai!

Có gì liên hệ chăng giữa tiếng vỗ của bàn tay và ánh ban mai mọc? Nhìn dưới con mắt thông thường, hai hiện tượng ấy chẳng có gì liên quan với nhau. Thế

nhưng, dưới cái nhìn Thiền, Basho có cảm giác như tiếng vỗ tay của mình đã gọi dậy, đã làm thức dậy ánh ban mai. Đó là ánh ban mai, ánh sáng của vũ trụ, của tự

nhiên hay đó cũng chính là ánh sáng trong tâm hồn nhà thơ? Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu có lời bình rất hay về bài thơ: “Với âm vang đó, ánh ban mai đã mọc. Như

thể vũ trụ đang trả lời. Hay đúng ra, ánh sáng ấy ở ngay trong Basho, không phân biệt với ánh sáng bên ngoài và nó đang trả lời tiếng vỗ tay của chính ông.” [11]

2.1.2.3.3. Tính chất của cái nhìn Thin

Xét về mặt tính chất, cái nhìn Thin là cái nhìn tng hp, cái nhìn mang tính trc cm tâm linh. Đó là cái nhìn trong khonh khc bt cht, mang tính cm tính, trc giác, không qua tư duy tư bin, suy lun, suy lí ca trí tu, ca lí trí; cái nhìn trc tiếp bng tâm, mt cái tâm đã đạt ng.

Trước hết, cần khẳng định trực giác, trực cảm là trạng thái tư duy không thể

thiếu của người nghệ sĩ nói chung. Không có khả năng trực giác, trực cảm, người nghệ sĩ khó lòng nắm bắt được “cái thần”, “cái hồn” của đối tượng sẽ được nhận thức, phản ánh. Tuy nhiên, nếu như đối với một nghệ sĩ bình thường (không phải một nhà thơ Thiền), nhìn chung trong toàn bộ quá trình sáng tác, ý thức vẫn đóng vai trò chủđạo thì đối với một nhà thơ Thiền, mỗi bài thơ hầu nhưđược hình thành trong một phút giây bừng ngộ. Trong giây phút ấy, không còn lí trí, suy luận; chỉ có vô thức, vô tâm. Và cũng trong giây phút ấy, nhà thơ Thiền nhìn vạn vật không bằng con mắt của nhận thức lí tính mà bằng con mắt của tâm linh.

Thật vậy, không có con mắt ấy, không có cái nhìn ấy làm sao Mãn Giác Thiền sư có thể “thấy” được một cành mai vẫn tươi nở trước sân khi mùa xuân đã

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)