Hình tượng con ngườ

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 79 - 80)

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

3.1.2.3. Hình tượng con ngườ

Con người (cái tôi trữ tình) trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ

Thiền Nhật Bản, về cơ bản, có nhiều điểm tương đồng. Đó là con người với tinh thần Thiền, cảm xúc Thiền, cái nhìn Thiền… (như đã trình bày ở chương hai:

Nhng đim tương đồng…). Tuy nhiên giữa con người trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản cũng có những điểm khác biệt.

Thứ nhất, con người trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam là những con người đã chứng ngộ, đạt được sự an nhiên, tự do, tự tại. Thế nên, ngoài sự trầm tĩnh,

điềm đạm, cảm xúc thường thấy trong họ luôn là niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn (nhưđã trình bày ở chương hai, mục 2.1.2.2.Cm xúc Thin). Hầu như không có những nỗi buồn, sự xót xa, bi cảm.

Trong khi đó, con người trong thơ Thiền Nhật Bản lại có “một sự phức hợp cảm hứng có phần mâu thuẫn giữa sự bình yên thanh thản của tâm hồn, tình yêu say cuộc sống và sự bi cảm trước thế giới vô thường” [56]. Trong đó, s bi cm trước thế gii vô thường chính là một trong những chỗ khác biệt giữa con người trong thơ

Thiền Nhật Bản và con người trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam. Thử so sánh bài thơThịđệ tử (Dặn bảo đệ tử) của Vạn Hạnh:

Thân nhưđiện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Thân người như bóng chớp, có rồi lại không,

Vạn cây cỏ mùa xuân thì tươi tốt, mùa thu lại khô héo. Mặc cho vận đời thịnh hay suy, không có gì phải sợ hãi, Thịnh suy cũng như hạt móc phơi trên đầu ngọn cỏ mà thôi.)

với một bài thơ của Buson:

Một bông hoa sắc trắng nhìn qua kẻ giậu thưa

một mùa xuân sắp vắng…

hay một bài thơ của Shiki:

Nằm chết bơ vơ con cua ai dẫm sớm mai mùa thu.

Ta thấy, rõ ràng, cùng quán sát sự vô thường của vạn vật nhưng nếu hiện lên trong bài thơ của Vạn Hạnh là hình ảnh một con người nắm rõ qui luật của tạo hóa, với thái độ bình thản, an nhiên; với tinh thần vô ngại, vô úy; vượt lên trên, làm chủ

hoàn cảnh, làm chủ bản thân trước sự vô thường ấy thì hiện lên trong các bài thơ

của Buson và Shiki lại là hình ảnh một con người (chỉ là gián tiếp) đang hòa mình trong nỗi vô thường ấy mà cảm nhận, mà thấm thía, mà man mác buồn thương. Dù không có những từ buồn thương, nuối tiếc, xót xa… nhưng đọc những bài thơ ấy, vẫn có cái gì như man mác, u hoài, một niềm bi cảm cứ xâm chiếm, lan tỏa trong tâm hồn người đọc: Bông hoa trắng, mong manh kia có còn giữđược sắc hương khi mùa xuân qua đi? Con cua, một sinh vật bé nhỏ, hồn nhiên, vô ngôn đang nằm chết bơ vơ kia, chấm dứt một cuộc sống. Bước chân ai đã vô tình…?

Có thể nói, chính niềm bi cảm trên là một trong những nguyên nhân khiến thơ Thiền Nhật Bản đậm chất nhân tình hơn, trong khi thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam lại đậm mùi đạo vị hơn.

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)