Tinh thần “tự do”

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 33 - 37)

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

2.1.2.1.4. Tinh thần “tự do”

Với ánh sáng của sự giác ngộ, với tinh thần phá chấp, vô ngã, Thiền mang

đến cho con người sự tự do, một sự tự do triệt để cả trong suy nghĩ, tư tưởng lẫn trong hành động, ứng xử, lối sống…. Do đó, tinh thần Thiền cũng là tinh thần tự do.

Trước hết, đó là sự tự do vượt lên những giới luật. Giới luật nhà Phật cấm sát sinh, phải ăn chay nhưng thượng sĩ Tuệ Trung không câu chấp việc chay hay mặn. Trong Thượng sĩ hành trạng có chép sự việc như sau: “Một hôm, Thái hậu (Tức Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu, em gái của thượng sĩ Tuệ Trung - ND) làm tiệc lớn đãi người (tức Tuệ Trung). Nguời đến dự tiệc, thấy thịt cứăn. Thái hậu lấy làm lạ, hỏi rằng: “Anh tu Thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được?” Thượg sĩ

cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật cũng chẳng cần làm anh.” [46]. Đó là câu chuyện trong cuộc sống, ứng xử hằng ngày. Trong thơ

Thiền của mình, Tuệ Trung cũng đề cập đến vấn đề này. Ông viết:

Khiết thảo dữ khiết nhục Chúng sinh các sở thực Xuân lai bách thảo sinh Hà xứ kiến tội phúc?

(Trì giới kiêm nhẫn nhục)

(Ăn thịt và ăn cỏ

Chúng sinh loài nào có thức ăn của loài đó Mùa xuân đến thì trăm cây cỏ sinh sôi

Có chỗ nào mà thấy tội hay là phúc?) (Trì giới và nhẫn nhục)

Giới luật cấm sắc dục nhưng thượng sĩ vẫn có cuộc sống gia đình; giới luật yêu cầu người tu Thiền phải sớm hôm công phu, trì giới, nhẫn nhục thì thượng sĩ

bảo: Trì giới kiêm nhẫn nhục Chiêu tội bất chiêu phúc Dục tri vô tội phúc Phi trì giới nhẫn nhục (Trì giới kiêm nhẫn nhục) (Trì giới và nhẫn nhục Chỉ rước tội chứ chẳng rước phúc Muốn biết không tội phúc Thì đừng trì giới và nhẫn nhục) (Trì giới và nhẫn nhục)

Tuy nhiên, đó không phải là sự báng bổ giáo pháp, là lối sống buông thả

phóng túng mà là sự tự do, là nguyên tắc “tùy tục”. Nói như Tuệ Trung:

Khỏa quốc hân nhiên tiện thoát y, Lễ phi vong dã, tục tùy nghi.

(Vật bất năng dung)

(Đến xứ cởi trần cứ vui vẻ mà bỏ áo,

Không phải là quên lễ, chỉ tùy theo thói tục mà thôi)

(Vật không thể tùy theo mọi người)

Đấy quả là lối ứng xử tự do, linh hoạt, lối sống tự tại an nhiên của người đã

đạt ngộ, không gì có thể ràng buộc được, có thể “tung hoành tự do mà không rơi vào hữu vô” (Tự thuật – Trần Thánh Tông)

Cũng chính tinh thần tự do giúp con người có thể sống một cuộc sống thật thoải mái, hoà mình vào thiên nhiên, hân thưởng những niềm vui thú trong cuộc sống. Đó là cuộc rong chơi cùng trời đất, đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì ngủ… không gì có thể ràng buộc, câu thúc:

Trời đất liếc trông chừ, sao mênh mang!

Chống gậy nhởn nhơ chừ, phương ngoài phương! Hoặc cao cao chừ, mây đỉnh núi

Hoặc sâu sâu chừ, nước trùng dương

Đói thì ăn chừ, cơm tùy ý

Mệt thì ngủ chừ, làng không làng! Hứng lên chừ, thổi sáo không lỗ

Lắng xuống chừ, đốt giải thoát hương! Mỏi nghỉ tạm chừ, đất hoan hỉ

Khát uống no chừ, nước thênh thang

(Bài ngâm cuồng phóng – Tuệ Trung)

Đó là giấc ngủ hồn nhiên, vô tư của ông chài giữa trời nước mênh mông, khói mây hoà quyện:

Vạn lý thanh giang vạn lý thiên Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên Ngư ông thụy trước vô nhân hoán Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền

(Ngư nhàn – Không Lộ)

(Vạn dặm sông xanh, vạn dặm trời Một xóm dâu gai, một xóm khói mây Ông chài ngủ say tít không ai gọi

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết rơi đầy thuyền)

(Cái nhàn của ông chài)

là giấc ngủ vô tư, không màng đến kệ kinh, không màng đến lò tàn, củi tắt của ông sư trong núi:

Tăng tại thiền sàng kinh tại án Lô tàn cốt đột, nhật tam can.

(Thạch thất – Huyền Quang)

(Tăng khểnh giường thiền, kinh trước án, Lò tàn, than lụi, sáng nào hay.)

(Phòng bằng đá)

hay đó là niềm vui vô tư, hồn nhiên trong công việc thường nhật của nhà sư:

Ổi dư cốt đột độc phần hương,

Thủ bả suy thương hòa thái thác, Tòng lai nhân tiếu lão tăng mang!

(Địa lô tức sự)

(Thanh củi tàn đã tắt, chỉ còn hương thắp Miệng trả lời đứa trẻ trong núi hỏi ngắn dài. Tay cầm ống thổi, tay với quạt mo,

Xưa nay người ta vẫn cười ông già này bận rộn.)

(Tức cảnh bếp lò)

Vềđiểm này, ta thấy thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam đã bắt gặp sựđồng điệu với thơ Thiền Nhật Bản. Không trực tiếp đả phá những giới luật ràng buộc con người, thơ Thiền Nhật Bản vẫn toát lên tinh thần tự do của Thiền tông. Đó là cái tự

do của con người có thể chuyển dời, chơi đùa với cả nhật nguyệt, càn khôn:

Treo trăng lên cành thông rồi tôi lấy trăng xuống mà ngắm trăng tuyệt trần.

(Hokoshi) Hay:

Ngồi trên thuyền trôi và vầng trăng khuyết

tựa vào lòng tôi.

(Basho)

Đó là cái tự do của người có thể an nhiên đi trên lằn ranh giữa địa ngục và thiên đàng:

Trong thế giới này bước đi trên mái địa ngục ta nhìn hoa bay.

(Issa)

Cho dù thế giới này có là địa ngục, ta vẫn cứ ngắm hoa, cứ chiêm ngưỡng cái

đẹp. Và khi con người ta biết hướng đến cái đẹp, biết cảm xúc trước cái đẹp thì có thể vượt thoát khỏi địa ngục mà đi về chốn thiên đàng. Nói đúng hơn, khi ấy, địa ngục cũng là thiên đàng, không hề sai biệt.

Trong thơ Haiku, ta thấy hình ảnh con ếch được nhắc đến rất nhiều. Ngoài nguyên nhân Haiku rất ưu ái đối với những sinh vật tầm thường, nhỏ bé có lẽ còn vì con ếch là một sinh vật có cuộc sống khá tự do. Sống trên bờ, nó theo bờ:

Chống tay trên bờ

và ngồi trang trọng con ếch ngâm thơ.

(Sôkan) Sống trên cây, nó theo cây:

con ếch xanh

trên tàu lá chuối

Đánh đu một mình.

(Kikaku) Sống dưới nước, nó theo nước:

Nhảy xuống ao

Con ếch buông mình theo nước Một chút chơi.

(Rakugo)

Đấy chẳng phải là lối sống tự do, cách sống “tùy nghi” mà các vị Thiền giả

vẫn thể hiện đấy sao? Thật vậy, nếu như thượng sĩ Tuệ Trung của thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam có thể “Vào xứ cởi trần thì vui vẻ bỏ áo” thì Thiền sư Basho của thơ

Thiền Nhật Bản cũng có thể cởi áo vắt vai khi trời đất thay mùa:

Áo bông tôi cởi quẩy lên vai trần

mùa thay áo đổi.

Rõ ràng, tinh thần tự do trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng mà quan trọng hơn, nó đã biến thành lối sống, thành cách ứng xử. Đặc biệt, tinh thần ấy còn chi phối cả cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Thơ thiền Việt Nam thời Lý- Trần trong so sánh với thơ thiền Nhật Bản (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)