Thủ pháp dùng nghịch lí nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 85 - 87)

NGUYỄN KHẢI NHỮNG TÌM TÒI THỂ NGHIỆM TRONG KĨ THUẬT TRIẾT LUẬN

3.2.2 Thủ pháp dùng nghịch lí nghệ thuật

Có những nhân vật trong tác phẩm được đặt vào “nghịch lí nghệ thuật” nhằm soi xét khám phá

để nhận thức cuộc sống. Đây là một hình thức xáo trộn chất liệu nghệ thuật, tưởng thế này mà hóa ra lại thế khác để tạo ra sức căng trí tuệ nơi người tiếp nhận đồng thời bản thân thủ pháp này cũng mang một thứ triết lí ngầm về một cuộc sống nhiều bất ngờ, nghịch lí, khó đoán định bằng những định kiến quen thuộc.

Việc miêu tả nhân dáng mờ nhạt là một thủ pháp tạo sựđối lập để đặc tả tâm lí sâu sắc. Hình ảnh thường ngày của cha già quản hạt (Cha và con và...) (gần chín mươi tuổi với một khuôn mặt nhạt nhòa

của thời gian không điểm nhấn, không cá tính gương mặt gầy nhỏ tái xám, vầng trán ngắn hẹp nhăn nheo, râu mép, râu cằm cũng thưa, nửa trắng nửa vàng) là ngồi thu người lại, cặp mắt mờ tối như cũ, chẳng hiểu mình vừa nói gì và sẽ nói những gì. Đằng sau cái hình hài giống như trăm ngàn người già ta từng gặp ấy là một tâm hồn tinh khôi, thanh sạch vượt qua mọi lớp bụi bám giữ của một ông già giác ngộ chân lí của đạo và đời. Một trái tim không còn phân biệt cho đi hay đón nhận để sẵn sàng dâng hiến ẩn sau một bề ngoài lập dị, khó gần, khó đoán. Hai Gáo (Điu tra v mt cái chết) – một ông già mang hình hài nhuốm màu thời gian mà không có nét đặc trưng riêng (nhỏ bé, mảnh dẻ, tóc và râu bạc trắng, cặp mắt đã phai màu). Đằng sau cái hình hài dễ lấp lẫn ấy là một sức sống mạnh mẽ, tự nhiên như cây cỏ, đất trời. Cả đời lựa chọn dấn thân đi tìm chân đạo cho mình. Rồi ông nhận ra những lầm lạc khi đã hoang phí mất nửa đời. Nhưng con người hành động vẫn không buông xuôi mà tiếp tục cống hiến sức lực cho đời bất chấp những bi kịch cứ bất thần đổập xuống. Nhân vật ông Mười – một huyền thoại của vùng Đồng Tháp Mười trong hai cuộc kháng chiến (Vòng sóng đến vô cùng) đã có những năm tháng quá khứ nằm trong bưng, trong đìa, trong hầm, có lúc lại bới tóc để râu để tham gia những cuộc đấu tranh chính trị. Ngày nay ông lại đối diện với một cuộc chiến mới mà kẻ thù vốn là bạn chí thiết trở thành một kẻ ác bá. Người phá án đi một mình ở ngoài sáng, không có súng, không có cảđồng

đội nên xem chừng ông thua còn kẻ giặc càng đông càng mạnh. Vậy mà những kẻđương quyền ấy vẫn hãi ông vì ông có sức mạnh của niềm tin, của lẽ phải, của bản lĩnh. Xây dựng mẫu người có đời sống tinh thần mạnh mẽ, phong phú như thế nhưng ngoại hình ông Mười – một ông già chưa tới sáu mươi thì gầy nhỏ, mỏng manh, trong suốt, chỉ còn sức sống ở giọng nói và đôi mắt. Đó là thủ pháp làm nhòe

đi những cái rõ ràng, dễ thấy để hiện lên một chân dung tinh thần phong phú đến bất ngờ. Những con người ấy không được khắc họa bởi những đường nét sắc sảo, độc đáo, cá thể hóa mà ánh lên vẻđẹp của thời gian trong chiều sâu trầm lắng của nó.

Một kiểu nhân vật khá thú vị khác là ông Bột (Sng gia đám đông). Ông là vụ trưởng của một bộ quan trọng lại có một ngoại hình đáng kính trọng: cao lớn, trắng trẻo, mắt sáng, miệng tươi, tướng người có uy. Nhưng oái oăm thay, một người hội đủ những tố chất bẩm sinh khiến người ta phải kính nể thì cảđời không được bạn bè, cấp dưới, cả vợ con nể trọng như ông xứng đáng được có. Vì ông quá nhũn nhặn và dễ tính, lúc nào cũng rụt rè, ngượng nghịu, cư xử với mọi người hiền hòa để không làm tổn hại nhân phẩm của mình và của người. Một người không vô ơn, không biết ác hay tàn nhẫn, chỉ có tính tốt nên mất dần mọi thế lực trong gia đình, ngoài xã hội. Sống giữa đám đông mà đồng tiền khiến người được việc hơn, nhanh hơn là dùng tình khiến người nên ông trở thành kẻ có vô vàn nhược điểm như an phận, sợ trách nhiệm, ích kỉ. Và dĩ nhiên ta tin rằng ông Bột chính là nạn nhân, là người bịđộng trước những nghịch lí ấy. Nhưng hóa ra ta bị lừa vì đôi chỗ tác giả lại hé lộ rằng ông Bột chưa bao giờ

phải tự vấn cả vì lương tâm ông yên ổn. “Ông đã sống hết mình, làm việc hết mình, ăn ở với bạn bè cũng hết mình. Còn ông không bằng người thì cũng có nhiều người không bằng ông. Mà họ tài giỏi hơn ông nhiều, ông biết, người quen cả mà” [73, tr.11]. Hóa ra chỉ có đám đông là thi nhau khen, chê, tiếc nuối cho ông còn tự ông đã chọn từ chối sự kính nể của người đời chỉ xuất phát từ lòng lo sợ hay nhu cầu cần che chở, giúp đỡ. “Chúng nó khuyên tôi nên sống theo thói quen của xã hội. Những thói quen man rợ. Nhưng tôi vẫn trung thành với cách sống của riêng tôi. Chú cứ nghĩ mà xem, cách sống tôn trọng đồng loại sẽ là cách sống của thế kỉ tới” [73, tr.13]. Đằng sau một lối ứng xử nhún nhường

đến mức ai cũng tưởng có thể chà đạp là một tâm thế sống vững vàng, mạnh mẽ đến kinh ngạc trước cái lao xao làm rối loạn tâm trí của đám đông. Ở truyện Người ngu, ông nhà văn đã thú nhận về cách cư xử ngu ngốc khiến ông nhiều lần bị lừa rất đau. Chỉ vì ông quá cả tin, tin vào sự lương thiện. Ngay cả lúc nhận biết đã bị mắc bẫy cũng không biết phản ứng gay gắt vì khi mình bị tổn thương thì làm sao người kia còn nguyên vẹn. “Thà bị thua thiệt đến chín lần để khỏi một lần xúc phạm tới nhân cách một người lương thiện” [69, tr.149]. Những lối sống ấy làm tôi chợt nhớ đến Tocqueville khi ông đề cập

đến "những tập quán của trái tim" trong phong tục tập quán của đời sống văn hoá, đó là hạt nhân của

đạo đức, của nhân cách con người. Có những chuyện tưởng chừng rất nhỏ nhặt không đáng nói nhưng lại chứa bao điều khiến người ta trăn trở, bức xúc.

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 85 - 87)