Lời văn nghệ thuật hướng đến tính triết luận

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 78 - 81)

NGUYỄN KHẢI NHỮNG TÌM TÒI THỂ NGHIỆM TRONG KĨ THUẬT TRIẾT LUẬN

3.1.3 Lời văn nghệ thuật hướng đến tính triết luận

3.1.3.1 Giọng điệu triết lí

Một trong những nhà tiểu thuyết thể hiện đậm đặc và nhất quán giọng triết lí trong toàn bộ tác phẩm của mình là Nguyễn Khải. Mỗi cuốn tiểu thuyết Nguyễn Khải là một cuộc xung đột: xung đột tôn giáo và đội lốt tôn giáo, xung đột trong kiểu tư duy của các thế hệ, xung đột giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, xung đột giữa cá nhân và xã hội. Nhà văn phải trải qua nhiều năm tự học nghề mới có

được giọng điệu riêng. Văn Nguyễn Khải ngày càng định hình một giọng hướng đến người đọc để cùng bàn bạc, thảo luận, triết luận về các vấn đềđời sống bằng sự trải nghiệm của mình.

Nguyễn Khải đã có lối sử dụng từ ngữ, kiến tạo câu văn rất riêng. Xét từ cấp độ cấu trúc câu, kiểu giọng điệu triết lí thường được thể hiện qua tính chất khẳng định (phủđịnh) để nhấn mạnh những vấn

đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với người đọc. Triết lí về sống nhờ, sống mượn:“Sống thông qua số phận các nhân vật của mình đâu phải là sống” [79, tr.379]. Ông sử dụng dạng câu phức hợp làm phong phú cho lớp nghĩa biểu đạt. "Người già coi trọng miếng ăn không chỉ vì thích ăn ngon, mà vì miếng ngon miếng bùi thường gợi nhớ những ngày sung sướng đã xa xôi, những năm tháng khó nhọc vừa nếm trải, và bây giờ - nhờ trời vẫn còn sống, còn khỏe mạnh để được thưởng thức lại cái miếng ngon đã quên với con cháu" [42, tr.368]. "Trên gác nhỏ nhà ông Tài đã kể cho tôi nghe một vụ "cháy nổ dây chuyền" trong suốt hai năm, lòng dạ tan nát, đồng tiền tan nát, từng nhà tan nát, người nổ

người, một làng người, một xã người phút chốc thành kẻ thù của nhau, những tia lửa của thù hận chạy nhoang nhoáng khắp các ngõ ngách, lan rộng mãi, lan đâu nổđấy, nổ dây chuyền, nổầm ì, chẳng biết phải phòng ngừa bằng cách nào, phải dập tắt ra sao, cứ giương mắt mà nhìn, vì đã mất hết khả năng hành động, chính mình cũng bị nổ rồi, đã trở thành xác pháo rồi, một loại xác pháo đen xì, nhìn mà khiếp" [42, tr.392]. Bên cạnh hệ thống câu phức, Nguyễn Khải sử dụng xen kẽ hệ thống câu đơn. Kết quả là ông đã tạo được một mạch văn khi nhanh, khi chậm đầy biến hóa. Kiểu như: "Nói đúng quá!

Đúng là thế! Buồn nhỉ? Buồn cười nhỉ?"/ "Cái vui của nhà nghèo rẻ nhỉ?"/ "Vô lí nhỉ? Tôi thích anh, mê anh, có phần nào hơi sợ anh mà không lạư ?"... Những câu văn kiểu này đã làm cho tín hiệu thẩm mĩ trở nên đa nghĩa, kích thích hứng thú nhận thức người đọc.

Ở nhiều tác phẩm, giọng triết lí gắn liền với cách cắt nghĩa mới hay cung cấp thêm ý nghĩa cho một khái niệm đã quen thuộc của người kể chuyện: Nhiều triết lí bắt nguồn từ những cách nghĩ riêng và có phần phi chính thống. Những lời bàn luận như thế thường khiến “chuyện” trở nên mới mẻ, bất ngờ. Người đọc hoặc gật gù đồng ý hoặc cau mày nghi ngại song đều phải ngẫm nghĩ. Tính “vấn đề” của tác phẩm, chiều sâu của “chuyện” được nâng cao. “Mới hay bất mãn là căn bệnh kinh niên của nhân loại.

E rằng đến chủ nghĩa cộng sản cũng vẫn còn nhiều người bất mãn. Vả lại nếu con người không còn biết bất mãn, luôn luôn bằng lòng với cái hôm nay thì làm sao có tiến hóa?” [36, tr.144]. Nguyễn Khải triết lí về cuộc đời: "Một đời người cái bình thường chiếm hai phần ba, đến ba phần tư nên cái không bình thường mới là hiếm, là quý. Nó có khả năng gieo mầm vào tương lai bởi sự sống trong nó luôn luôn là mãnh liệt, là triệt để" [41, tr.769 ]. Triết lí về con người: "Gót chân Achille mãi mãi là bi kịch của con người. Con người chỉ mạnh yếu trong hành động nó buộc phải lộ ra cái nhược điểm dễ bị giết chết, nhưng nó vẫn phải hành động" [41, tr.617]. Triết lí về hạnh phúc: "hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thểđi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình" [52, tr.334]. Ông Vũ (Một cõi nhân gian bé tí) triết luận về cõi sống cõi chết: “Người đời cứ thích chúc nhau sống đến trăm tuổi, rõ thật dại. Sống trăm tuổi là vô phúc lắm. Bạn bè chết hết, con cái cũng chết hết, cả cái thời sinh ra mình cũng chết nốt. Cái thời sinh ra mình đã chết là chết hẳn đấy...” [81, tr.67]. Nhà văn triết lí cả về những điều cao siêu thuộc thế giới tâm linh: "Các tôn giáo phải tự giải phóng ra khỏi cái ám ảnh về quyền lực thì mới tồn tại được, kể cả

quyền lực về tinh thần (...) người ta chỉ đến với tôn giáo bằng tình yêu, trái tim, bằng suy ngẫm cao cả để cuộc sống của bản thân được trở nên siêu việt" [41, tr.767], lẫn những điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày: "Đồng tiền do may mắn mà có, do thời thế thay đổi mà có, rất dễ là mầm mống của nhiều tai họa. Vì người có tiền chưa kịp học cách tôn trọng đồng tiền, sai khiến đồng tiền" [42, tr.355].

Nhà văn còn sử dụng dạng câu có xuất hiện kiểu người kể chuyện hòa vào giọng điệu nhân vật tự kể về mình bằng giọng điệu trải nghiệm, với những suy ngẫm triết lí về bản thể, những triết lí chiêm nghiệm về thời thế. “Nếu như phải nói với hậu thế thì họ sẽ nói điều gì nhỉ? Rằng chúng tôi muốn tranh đấu cho một xã hội hoàn toàn tự do, chống phong kiến, chống tư bản và cũng không cộng sản, nhưng đã thất bại! Rằng chúng tôi muốn nắm lấy chân lí, thoát khỏi mọi sự tranh chấp ích kỉ, vụ lợi của các chủ nghĩa, đảng phái, của các thế lực và cũng đã thất bại. Rốt cuộc là một con số không méo mó khi tính lại những hoạt động vô ích của gần một đời người.” [32, tr.138-139]. Nghiệm về danh vọng và những lo toan luẩn quẩn: “Một đời người đến là lắm cái phải lo (…) người trẻ lo danh lo lợi, người già lo sống lo chết, lo cả cái tiếng đểđời, lứa tuổi này cười cợt cái lo của lứa tuổi nọ, ắt hẳn cái người sắp chết trong giây phút hồi dương không khỏi cười cợt với tất cả” [77, tr.18]. Tác giả lồng vào trong lời kể ý thức, quan điểm, suy nghĩ của nhân vật. “Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơnmà hãi. Cây si cổ thụđổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là

thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻđẹp riêng cho mọi lứa tuổi”

[78, tr.339]. Giọng điệu người kể chuyện có khuynh hướng tranh biện, đúc kết vấn đề theo quan điểm cá nhân mà vẫn tạo được sự khách quan nhờ khả năng hòa nhập vào ý thức nhân vật để nhân vật tự nói lên suy nghĩ, tâm tư của mình.

3.1.3.2 Ngôn ngữ dân gian

Tiểu thuyết Nguyễn Khải là sự tổng hợp các yếu tố của nhiều thể loại khác nhau cho nên ngôn ngữ trần thuật cũng rất đa dạng như ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ sinh hoạt- phong tục, ngôn ngữ chuyên môn... Nhưng ở đây ta chỉ đi sâu tìm hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

dân gian. Trong một số tác phẩm, những thành ngữ, tục ngữ, tiếng lóng, những từ ngữ tục, ... được người trần thuật sử dụng khá thường xuyên. Tuy thế, việc vận dụng thích hợp mảng ngôn từ này để góp phần nâng cao hiệu quả trần thuật quả không đơn giản. Trong một chừng mực nhất định, nhà văn Nguyễn Khải không những đã đạt được điều này mà còn tạo thêm được chiều sâu suy tưởng cho lớp ngôn ngữ này.

Nguyễn Khải rất hay sử dụng lối nói dân gian: “Các cụ nói: năm mươi tuổi hiểu được mệnh trời" (Nếp nhà); "các cụ xưa thường nói: tâm viên ý mãn” (Gặp gỡ cuối năm), “...đi lại nhon nhón. Người thế là khổ, các cụ vẫn nói thế” (Đời khổ), ... Ông cũng sử dụng cả khẩu ngữ hiện đại: "máu phá

đám", "sĩ diện dởm", "rách việc", "nói cho ngay", "nói gọn một câu", "bầu bán"... Tác giả dùng những từ ngữ có sắc thái cực đại theo chiều nào đó để cường điệu sựđánh giá của người nói, lôi cuốn sự chú ý của người nghe: "rối như canh hẹ, " khinh người rẻ của", “giẫy như đỉa phải vôi”, ‘trâu quá xá, mạ

qua thì”, “cười thắt ruột”, “ăn nói quá quân trộm cướp” v.v... Nhà văn rất ưa dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn đạt cho sinh động, rất hiệu quả, gần gũi với những lời ăn tiếng nói hàng ngày. Như chúng ta đã biết, thành ngữ, tục ngữ vốn là những đơn vị ngôn ngữ hết sức

đặc biệt. Nó là một loại tổ hợp từ cốđịnh quen dùng nên rất dễ nhớ dễ thuộc, và đặc biệt hơn là nghĩa của chúng thường có tính văn hoá, giáo dục cộng đồng, cũng như tính khái quát rất cao. Chỉ trong một truyện ngắn Đời khổtác giảđã dùng tới gần mười câu thành ngữ: "làm có chúa múa có trống", " quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng", "một rương vàng không bằng một nang chữ", "người khôn nhọc lo người ăn dại ăn no lại nằm", "con thẳng da bụng mẹ chùng con mắt" v.v... Tác giả có khả năng xử lí ngôn từ để có thể “ghép” những câu thành ngữ, tục ngữ, vốn là một “khối từ ngữ đúc sẵn” vào với những từ ngữ riêng của mình để tạo nên một mạch văn hoàn chỉnh mà không bị cứng nhắc, gượng ép về nghĩa cũng như về vần điệu. Về mặt cấu trúc hình thức, các từ ngữ thuộc lớp này khi đi vào hoạt

qua ngòi bút của ông dường như trở thành một thứ công cụ hết sức đắc dụng trong việc tạo hình, tạo nghĩa mà không cần phải nhờ tới những thứ mĩ từ khác. “Đồng tiền nó lạ lắm, càng đếm lại càng thiếu. Các cụđã dạy: chớ có đếm tiền” (Gặp gỡ cuối năm), “Bụng đàn bà, dạ con trẻ, khôn đâu có trẻ khỏe

đâu có già. Sao mà nó mê muội khốn đốn đến thế” (Xung đột). Cho nên, khi xuất hiện trong tác phẩm chúng thường đem lại tính gần gũi, bình dị và mộc mạc. Đồng thời, cũng tạo nên những chiều sâu về

nghĩa thông qua sự liên tưởng, suy luận của người đọc. Hệ thống ngôn ngữ được tác giả sử dụng thường mang đậm hơi thở của cuộc sống. Hệ thống ấy có thể được tạo bởi những thành ngữ và quán ngữ, và cả từ thông tục nữa. Nhân vật chị Hoàng (Gp g cui năm) khi chế giễu, sỉ vả cái mộng tưởng ngây ngô của kẻ làm chính trị một thời đã dùng giọng điệu rất thô, rất tục: “Làm chính trị mà ngu như

chó, trên một bộ răng, dưới một bộ giái, còn cái cứt khô gì mà buộc người ta phải hạ mã cầu hòa.” Dù ngôn ngữ tục trong tác phẩm Gp g cui năm chỉ được sử dụng với một tỉ lệ nhỏ, xen kẽ giữa nhiều lời tranh luận, triết lí hùng hồn nhưng nó cũng góp phần tái hiện bộ mặt méo mó, lệch lạc của những con người cũ bị lạc lối trước sự biến thiên của lịch sử. Nếu trước đây thật khó hình dung cách nói không có trật tự trên dưới của những người tham gia giao tiếp, thì trong truyện ngắn đương đại, kiểu nói "xấc xược" của lớp trẻ không còn quá lạ tai. “Bác thì văn hóa kém thật, nhưng phục một cái là tài nhớ, nói đâu ra đấy, nói đúng được vào tư tưởng người ta, ai cũng phải thông. Nói vô phép các bác như là chịu đực vậy.” [28, tr.88]. Để phê phán một mảng xã hội bộn bề, mọi chuẩn mực đạo đức bị đảo lộn, nhà văn đã không ngại sử dụng thứ ngôn ngữ trần thuật hơi dung tục. Khi xuất hiện trong tác phẩm, lớp ngôn ngữ dân gian thường đem lại tính gần gũi, bình dị và mộc mạc. Đồng thời, chúng cũng tạo nên những chiều sâu về nghĩa thông qua việc vận dụng hợp lí của tác giảđể tạo sự liên tưởng, suy luận cho người đọc.

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 78 - 81)