KIỂU NHÂN VẬT THẤP THOÁNG DÁNG DẤP CỦA MỘT TRIẾT NHÂN CÔ

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 37 - 38)

NGUYỄN KHẢI – CUỘC TÌM KIẾM MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT GIÀU TÍNH TRIẾT LUẬN

2.2 KIỂU NHÂN VẬT THẤP THOÁNG DÁNG DẤP CỦA MỘT TRIẾT NHÂN CÔ

ĐƠN

“Cảnh sống thầm lặng, cô đơn, nhẫn nại của người thất thế, người bị hàm oan, người chưa được hiểu luôn luôn hấp dẫn tôi. Một linh mục trẻ chân thành dâng mình cho Chúa nhưng cũng hết lòng với đời sống của giáo dân lại không được bên nào tin cả. Tòa Giám thì xem như một linh mục đỏ. Còn Mặt trận thì nghi ngờ, đã là linh mục mà tốt được vậy sao? Một lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng còn sống sót đến tận hôm nay, cái thời của ông ta đã qua lâu rồi, những người cùng thời với ông cũng đã chết hết từ lâu rồi mà ông vẫn sống, ngơ ngác, buồn bã và rối loạn trong cách nghĩ, trong cách xử sự.”

[66, tr.7].

Con người cô đơn không xa lạ với văn học hiện đại Việt Nam, nhưng con người cô đơn kiểu triết nhân như trong sáng tác của Nguyễn Khải, thì quả là một kiểu cô đơn độc đáo, khá đặc biệt. Đó là mẫu người đi tìm ý nghĩa cuộc sống trên con đường chông gai thực hiện lí tưởng dù bị nghi ngờ, bị coi là

điên khùng, phải cô đơn ngay trong mái ấm, hay giữa cuộc đời. Họđơn độc nhưng không mất niềm tin vì luôn mang tâm thế chấp nhận hi sinh. Ngay từ những tác phẩm đầu tiên giữa một không khí xã hội

đang chuyển động theo cái ta chung thì trong Xung đột hình ảnh con người cô độc đã hiện ra rõ ràng như một linh giác mà về sau đã theo suốt nghiệp văn của ông. Đó là Môn, một người có tài lại xông xáo, nhiệt tình, quyết đoán nhưng sao càng cố gắng làm được việc thì “bạn chí thiết để có thể thổ lộ

nỗi niềm đã thưa vắng rất nhiều, những khoảng trống họđể lại sẽ là mãi mãi” [82, tr.370] nên anh thấy mình luôn phải hành động trong cô đơn. Cái cô đơn của sự tìm tòi, của những ai dám nghĩ, dám sáng tạo, và cả sự yếu ớt không phải bao giờ cũng là biểu hiện của hèn nhát mà còn là dấu hiệu của một tâm hồn dịu dàng, phong phú.

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)