NGUYỄN KHẢI NHỮNG TÌM TÒI THỂ NGHIỆM TRONG KĨ THUẬT TRIẾT LUẬN
3.1.2 Kĩ thuật trần thuật tạo ưu thế triết luận
Ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải thường là ngôn ngữ nửa trực tiếp. Ngôn ngữ nửa trực tiếp là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn và tinh tế giữa ngôn ngữ tác giả, người kể
chuyện và nhân vật, nó tạo nên mối quan hệ qua lại giữa các ý thức, có thể là đồng tình, phủđịnh hoặc giễu nhại. Nó là ngôn ngữđa chủ thể, nhiều giọng điệu. Ngôn ngữ nửa trực tiếp chính là ngôn ngữ trần thuật nhưng lại ẩn dưới ngôn ngữ nhân vật. Ở thời kì đầu, nhà văn thường trần thuật ở ngôi thứ ba không nhân vật hóa. Đến thời kì sáng tác sau, nhà văn lại trần thuật chủ yếu ở ngôi thứ nhất nhân vật hóa. Nhân vật “tôi” kể chuyện thường là nhân vật nhà văn, nhà báo từng trải. Mặc dù không thểđồng nhất nhân vật người kể chuyện này với tác giả ngoài đời nhưng bằng cách sáng tạo ra loại nhân vật này, tác giả trở nên chủ động, linh hoạt trong phương thức trần thuật (khi thì trực tiếp tham gia tranh luận, khi thì lùi khỏi câu chuyện). Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật của ông xuất phát từ việc tổ
chức đồng thời những tiếng nói khác nhau. Sự xen lẫn của lời thoại nhân vật vào lời kể cho thấy ý thức sử dụng kĩ thuật trần thuật nhằm góp phần thể hiện phong cách triết luận. Việc sử dụng kĩ thuật trần thuật này mang tinh thần của cuộc sống đa chiều. Đây là phương thức trần thuật gắn với tư duy lí luận hiện đại, có hiệu quả trong việc khám phá dòng tâm trạng - phương diện bộc lộ rõ nhất tư duy phức hợp của con người, bản thể con người với những hồi cố, tự bạch, dòng ý thức lẫn trong giọng kể khách quan của người trần thuật.
3.1.2.1 Người kể chuyện xưng “Tôi” không tham gia đối thoại với nhân vật
Trong các truyện mà người kể chuyện xưng “Tôi” không tham gia đối thoại với nhân vật, không tham gia vào những biến cố truyện, chỉ quan sát kể lại hoàn toàn khách quan thì mô típ truyện thường
được xây dựng theo dạng có một vài nhân vật, trình bày một cách sống, cuối truyện thường để người kể
bàn bạc với người đọc về những triết lí, cùng suy gẫm về một vấn đề nhân sinh. Chẳng hạn như các truyện Chuyện tình của mỗi người, Đàn ông, Đời cứ vui, Mẹ và các con, Cặp vợ chồng ở chân động
Từ Thức, Sống giữa đám đông. Dạng truyện này bộc lộ nhược điểm là nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh của truyện như có sự sắp đặt sẵn. Tác giả dùng phương pháp kể chuyện ngôi thứ nhất để thuyết phục người đọc về tính chân thật của những chuyện tác giả chứng kiến hay từ chính cuộc đời tác giả. Ở
Chuyện tình của mỗi người, người kể chỉ xuất hiện để dẫn dắt và khơi nguồn cho nhân vật Dụ kể về
cuộc đời mình. Lời kể của nhân vật chiếm gần toàn bộ truyện, từ thời trai trẻ với tình yêu bồng bột đến cuộc hôn nhân lạnh nhạt hiện tại. Người kể chuyện không để lại một dấu ấn nào, hoàn toàn lùi lại phía sau để nhân vật độc quyền kể lể một mạch dài, khi thì “rì rầm cả nửa đêm, giọng thì mệt mỏi” khi thì
“khàn đục, thảm thiết”. Chính giọng điệu triền miên này đã góp phần khắc họa thế giới tâm hồn bên trong quá cô đơn trống trải và sự dằn vặt, ăn năn không thôi của nhân vật. Tuy nhiên trong trường hợp người kể chuyện xưng “Tôi” không tham gia đối thoại với nhân vật này vẫn có cuộc đối thoại ngầm thấm nhuần tinh thần triết luận giữa người trần thuật và nhân vật. Người kể chuyện ông Bột (Sống giữa
đám đông) – một nhân vật vì sống quá hiền hòa, tốt bụng, dễ tính nên bị người khác xem thường, ức hiếp – với một giọng điệu dửng dưng, giễu cợt như chính cái đám đông mà người kểđang nói tới. “Tôi biết mà. Một đời người ông chưa từng làm ai giận, chưa làm ai bực mình chứ chưa nói tới sợ. Nhưng… hình như cái tính hiền lành, biết điều quá mức của ông cũng khiến xung quanh coi thường ông thật.
Đến vợ con tôi là những người tử tế hẳn hoi mà cũng coi thường ông huống hồ là người khác! (…) Năm sau ông được đề bạt là chuyên viên cao cấp của Bộ, một thứ ghế ngồi ở phòng chờ trước khi nhận sổ hưu. Người thay ông làm vụ trưởng là Quắc, cái anh chàng trưởng phòng tháo vát, tin cẩn của ông Bột, miệng thì vâng dạ, nhưng con mắt vẫn ánh cái vẻ giễu cợt, xem thường người ra lệnh ”[73, tr.9].
Cái giễu cợt toát ra từ ngôn ngữ người kể hòa với ngôn ngữ của nhiều nhân vật (vợ tôi, anh Quắc...). Nhưng trong cái giọng giễu cợt ấy, ta lại ngờ ngợ ra rằng hình như người kể đang giễu cợt chính mình và cái đám đông đó. Vì ông Bột không bị vùi lấp vào những thị phi nghiệt ngã ấy mà sống thanh thản, nhẹ nhàng, còn họ - đám đông “đa số thích được sai khiến, được tuân phục, được bắt chước. Người ta có sợ hãi mình thì mới biết kính trọng mình, muốn được giúp đỡ và làm thân với mình” [73, tr.9]. Hay giữa những lời đối thoại, có khi vẫn có những phát ngôn lạc khỏi giao tiếp - những phát ngôn mang tính độc thoại của người trần thuật. Ẩn trong một vai giao tiếp, người trần thuật không chỉ trực tiếp trao
đổi với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện. Chẳng hạn như cách nói sau trong Người ở làng pháo: “Bà vợ hỏi, một cân đỗ là bao nhiêu nhỉ, một ông khách vừa cười vừa nói, buôn bán như chị là đoảng,
ở nhà quê không biết giá đỗ tương còn biết cái gì, một ngàn sáu bà chủạ.”. Chỉ một câu kể mà có thể
chứa cả một đoạn trao đổi giữa hai nhân vật tham gia giao tiếp. Người trần thuật đã lược bỏ hoạt động
đối thoại bằng lời chỉ dẫn (bà vợ hỏi, ông khách vừa cười vừa nói) nhằm tạo những điểm nhấn thông tin, biến lời đối thoại thành lời kể. Lời tác giả, lời người trần thuật, lời nhân vật lẫn vào nhau, tạo nên
những tranh cãi, đối đáp. Cũng chính cách kể này tạo thành một nét khác biệt so với lối cấu trúc trần thuật người kể chuyện tham gia vào đối thoại với nhân vật. Đó là những truyện kể rút gọn cốt sao cho vấn đề tư tưởng được bật ra bên cạnh những truyện cả người kể và nhân vật cùng cà kê, miên man không dứt. Nó tạo ra sựđa dạng hình thức trong quá trình truyền tải nội dung mang tính ngẫm suy, triết lí.
3.1.2.2 Người kể chuyện xưng “Tôi” tham gia đối thoại với nhân vật
Cái “tôi” tự truyện
Khi nhà văn tự thuật đã có khoảng cách giữa cái “tôi” hiện tại đang hồi ức và cái “tôi” quá khứ đang dần hiện ra. Người kểở hiện tại quan sát, thẩm định con người quá khứ của chính mình. Từđiểm nhìn hiện tại để soi chiếu quá khứ“năm ấy tôi nào đã biết gì nhưng rất hãnh diện được tham dự vào một âm mưu phản loạn của người lớn, được sống trong cái không khí bí mật của người lớn…” [58, tr.336]. Cái tôi non nớt, ngây thơ trong không khí cách mạng của đất nước “một Hà Nội và một tháng Tám đỏ rực, trẻ trung và cởi mở. Không có tiếng súng nổ, không có cái chết nên càng vui” [58, tr. 338]. Trở vềđiểm nhìn hiện tại, gặp lại những con người đã cùng nhau tham gia vào những ngày tháng sôi nổi và đầy lí tưởng năm xưa, “tôi” xót xa thấy những hình hài đã nhàu nhò đi quá nhiều. Cô chị gái xinh tươi, gan dạ ngày nào giờ“to mập, mắt má sụng sịu, bèo nhèo, tóc cắt ngắn đã bạc quá nửa đầu”. Anh liên lạc viên ngày trước “để râu quai nón, lại đeo kính râm” nay “tóc húi ngắn, bạc trắng, cởi trần, mặc quần cọc lừ lừ bước ra”. “Tôi” ngẫm ngợi trước những vẻ đẹp bị biến thiên của dòng đời.
“Ờ, mà cũng chẳng nên buồn bực làm gì về sự tầm thường của một đời người, nó vẫn là thế, mãi mãi là thế. Có điều, ai ai cũng có những năm tháng đã sống cho một niềm tin, cho một tình yêu, cho những mộng tưởng có nhiều phần hưảo. Những giấc mộng đẹp, những cách sống đẹp, những mặt người tuyệt
đẹp thời nào cũng có xuất hiện nối tiếp nhau cho tới vĩnh viễn.” [58, tr. 341]. Chân dung tác giả hiện ra qua sự tiếp xúc, đối thoại, tìm kiếm giữa hai cái tôi – một đang viết ở thời hiện tại và một đang được nói đến ở thời quá khứ. Một bên là cái có – bên kia là cái không, cái đã mất của con người.
Quá trình viết cũng tham gia vào nội dung của truyện như là một thành tố chính yếu sản sinh ý nghĩa tác phẩm. Nó là chứng nhân thúc đẩy cho quá trình suy nghiệm, phản tỉnh về nhân cách của mình
để tìm ra được chân dung chân thật nhất về con người mình. Trước đây con người nhìn về quá khứ và phán xét, lí giải cái tôi “đã hoàn tất” trong quá khứ của mình. Bây giờ con người nhìn về quá khứ và đi tìm cái tôi trong mớ bòng bong hồi ức. Nhân cách được nhìn nhận lại qua những biến cốđó. Ngay cả
hay viết về những căn nhà ẩm tối, những cái ngõ lõng bõng nước và bùn sau một trận mưa, những bóng người đội nón đi về vội vã, lủi thủi và những ông già ngồi ở bậc cửa, hút thuốc sâu kèn, nhìn bâng quơ và trả lời nhấm nhẳng. Văn buồn, chữ nghĩa mệt mỏi nhưng đã đọc thì không thể quên được, nó dính vào da thịt mình đến tận bây giờ. Văn tôi thì khác, người ra kẻ vào ồn ào, nói năng băm bổ, chõ vào mặt nhau mà nói, mà lí sự, đã lí sự thì người đọc không kịp thở, không kịp cãi, phải sau đó mới thấy còn nhiều chuyện phải bàn phải cãi” [72, tr.69]. “Tôi” – một nhà văn cách mạng (Đời cứ vui) từng coi văn chương là “phần đẹp nhất của tôi, ngoài văn ra tôi chẳng là cái gì cả” cũng đến lúc nhận ra mình đã hỏng khi “phải vắt mới ra được vài giọt, những giọt văn lờ đờ, bán ếẩm”. Và phải viết văn theo kiểu phải hạ thấp xuống đúng cái tầm của bọn có tiền mới khỏi đói rã họng. Người kể chuyện trăn trở cùng lớp người cũ trước thực tại đáng buồn “Bao nhiêu mơ mộng của một thời trai trẻ cũng vì cái miếng ăn mà hóa ra những kỉ niệm hão huyền. Bọn mình đã tầm thường đến thế sao? Đã tự hạ thấp
đến thế sao?”[60, tr.313]. Người cầm bút chân thành nói với những ai đang thực hiện thiên chức của nghề: “Viết văn cũng phải có tham vọng, có ganh đua, tôi xin nói thêm. Nhưng… những con người giãy giụa trong tham vọng, trong bon chen đôi lúc phải biết nhoi mình lên khỏi cái hàng ngày để ngước nhìn một vòm trời xanh trong, phải biết hướng về những tâm hồn cao cảđể có dịp được trở về với cái đạo làm người. Văn mà thiếu cái hơi thở siêu thoát ấy cũng chỉ là thứ văn của từng lúc chứ không thể là văn của vĩnh cửu.” (Người anh).
Cái “tôi” kể chuyện người khác
Đặc điểm người kể chuyện được nhìn như nhân vật thông qua đối thoại nhằm bộc lộ thái độ
quan điểm, đồng thời để khám phá thế giới bên trong của nhân vật. Ở một số tác phẩm, lời nhân vật không được sắp theo thứ tựđối đáp mà đan xen trong lời người trần thuật, nhất là khi người trần thuật là nhân vật xưng tôi, vừa kể chuyện vừa tham gia giao tiếp. Người kể chuyện không còn là người độc quyền phán quyết đúng sai, người kể chuyện cũng bình đẳng như nhân vật của mình. Điều này kích thích người đọc cùng suy nghĩ tranh biện. Cách kể chuyện này làm cho câu chuyện sinh động, ngôn ngữđa thanh, giàu giọng điệu, giúp độc giả có điều kiện đối thoại, đồng sáng tạo với tác giả. Mỗi lời của tác giả, của nhân vật có giá trị ngang bằng nhau, không còn sự lấn át bởi giọng điệu của tác giả.
Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm(1982) là tác phẩm tiêu biểu cho kiểu tường thuật xưng "tôi" kể lại một câu chuyện mà trong đó "tôi" vừa là người trần thuật vừa là một nhân vật. Chủ thể "tôi" trực tiếp
đối thoại với các nhân vật khác trong tác phẩm, thoải mái phát biểu tâm tư tình cảm, quan điểm của mình như các nhân vật khác. Người đọc được chứng kiến sự nhập vai của người kể chuyện vào nhân vật "tôi" một cách sinh động. Chẳng hạn đối thoại giữa hai chú cháu: "Bình cười nói với tôi: "Khi nãy
cháu nói hơi sỗ, chú đừng giận cháu nhá". Tôi cũng cười: "Ai lại giận nhân vật chính của mình bao giờ". Đối thoại với bạn đọc: "Bạn đọc thích gì nào? Thích đọc những tác phẩm văn chương kì diệu hay thích cái hạnh phúc có thể tính trước của một xã hội đã ổn định?". Trong truyệnHai ông già ở Đồng Tháp Mười, người trần thuật lần lượt tiếp xúc với ông Ba Quốc Hội rồi đến ông Hai thư kí. Nếu "tôi" - nhà văn say sưa tìm kiếm mẫu nhân vật của mình ở vùng sông nước Đồng Tháp Mười, thì "tôi" - nhân vật lại đắm chìm với cuộc đời đầy thăng trầm dâu bể có thể rất oai hùng cũng có thể nhiều cay đắng của con người nơi đây. Còn cái "tôi"- tự truyện từ câu chuyện của ông Hai thư kí đã nhớ lại quá khứ
buồn bã của mình. Ông Hai thư kí và người kể chuyện đều có tuổi thơ buồn, tính cách nhút nhát giống nhau. Mối đồng cảm giữa người kể chuyện và nhân vật được soi chiếu vào nhau: “Tôi rất đói, bữa ăn lại nấu rất ngon nhưng không tài nào nuốt nổi, như có tuổi thơ mình trong đó, có nước mắt mình trong
đó, thương mình một chút, thương đời nhiều hơn" [61, tr.162]. Dòng tâm trạng nhân vật đan xen trong lời người trần thuật cũng là một biến thái khác của lời nửa trực tiếp. Nó là ý nghĩ mang ngôn ngữ bên trong của nhân vật song tồn tại như những diễn từ của người trần thuật (nhân danh nhân vật). "Mỗi lần bưng bát cơm nước mắt lại muốn ứa ra về cái khắc nghiệt của đời cũng có mà cái bao dung cũng có"
[61, tr.166]. Người kể chuyện xuất hiện ở Một trường hợp li dị như một sự tự thức tỉnh khi thấy vết xe
đổ của nhân vật P.:“Anh nói về vợ chồng anh, những chuyện thường tình giữa vợ chồng anh, mà tôi nghĩ ngay đến vợ chồng tôi. Tôi rất tin ở câu chuyện mà anh kể, anh P. ạ. Tôi tin cảđến những chi tiết lặt vặt, những lần cãi cọ rất tủn mủn của một cặp vợ chồng mà ai cũng nghĩ là họđang sống với nhau rất hạnh phúc” [65, tr.138]. Rồi người kể chuyện tiến tới hóa thân vào nhân vật, chuyển lời nhân vật vào lời người trần thuật. Diễn biến tâm lí của nhân vật chị P. được bộc lộ gián tiếp qua lời người trần thuật:“Tôi róc xương xẻ thịt vì chồng con mà nào có dám đòi hỏi chồng con phải bù trả lại. Tôi chỉ xin các người một bộ mặt tươi tỉnh, một lời nói ngọt ngào mỗi lần tôi đi làm về, để tôi được hởi lòng hởi dạ
tí chút, rồi tôi lại tiếp tục hầu hạ các người. Tôi chỉ cần có thế thôi, mà cũng không được. Cái thân tôi nó khốn nạn thế! Nó vất vả thế! Nào! Các người còn muốn hành hạ tôi thế nào nữa? Hả? Hả? Hả? Máu dồn lên mặt chị nóng bừng, chị ném nón, vứt làn, gầm gào như một con thú bị thương” [65, tr.139]. Bằng cách giữ nguyên lời nói của nhân vật trong câu kể, người trần thuật ở đoạn văn trên đã chuyển từ lời mang hàm ý đối thoại (hướng tới đối tượng giao tiếp) sang dạng độc thoại có hướng. Rõ ràng, kiểu trần thuật "nhiều giọng" đã giúp độc giả thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật. Sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang lời kể đã làm lạ hóa kiểu trần thuật đơn âm, tiến tới một kiểu trần