NGUYỄN KHẢI NHỮNG TÌM TÒI THỂ NGHIỆM TRONG KĨ THUẬT TRIẾT LUẬN
3.1.1 Những hình thức kết cấu có nhiều ưu thế triết luận
3.1.1.1 Kết cấu “đơn cấu trúc”
Theo Bôtsarôp, trong tiểu thuyết triết luận, góc độ nhìn của nhà văn chỉ tập trung vào sự phát triển một tư tưởng triết lí đang hướng dẫn và tổ chức câu chuyện. Trong sự tác động qua lại của các hình tượng với nhau, không có lôgic nào khác ngoài lôgic phát triển tư tưởng của tác giả. Đó chính là sựđơn cấu trúc khác với đa cấu trúc của tiểu thuyết tâm lí - tự sự. Từđặc điểm của cấu trúc thể
loại đã chi phối đến phương diện kết cấu tác phẩm. Ở trường hợp trên là sự đầy đủ của bức tranh, ở
trường hợp dưới là sựđầy đủ của luận chứng. Muốn đọc loại tiểu thuyết này cần phải nắm được lôgic tư tưởng của nhà văn để tìm hiểu lôgic các biến cố (trong các tiểu thuyết truyền thống, lôgic biến cố sẽ
làm sáng tỏ lôgic tư tưởng nhà văn). Trong loại hình kết cấu này, kết cấu tâm lí đóng vai trò nòng cốt, kết cấu sự kiện ở vị trí phối thuộc và có phần mờ nhạt hơn. Kết cấu tác phẩm được ghép lại theo những quy tắc phát triển tư tưởng nòng cốt chứ không theo trình tự cốt truyện và do đó kêu gọi bạn đọc phải có tư duy phân tích. Thủ pháp liên tưởng mà nhà văn hướng tới để cấu trúc tác phẩm phá vỡ mạch sự
kiện - hình tượng lời trần thuật truyền thống. Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải là nhân vật suy nghĩ và chủ yếu hướng nội. Các nhân vật cũng chỉ có thể bộc lộ phẩm chất của mình trong và qua lôgic phát triển tư tưởng. Nhà văn sử dụng lối kết cấu này để truyền tải nội dung triết luận trong hầu hết các tác phẩm.
Gặp gỡ cuối năm đã hoàn toàn từ bỏ lối bố cục xâu kết các sự kiện thành các chương, đoạn, phần và tạo nên một kết cấu dạng chuỗi. Chỉ còn cấu trúc của những đoạn đối thoại liên kết với nhau không phải dựa vào mạch sự kiện mà dựa vào mạch liên tưởng. Đối thoại – chủ yếu là đối thoại tư
tưởng – chiếm một tỉ lệ gần như tuyệt đối trong tác phẩm này. Không chỉ dẫn dắt mạch truyện và xây dựng các chân dung nhân vật như một phương tiện dựng truyện, đối thoại tư tưởng còn kiến tạo nên toàn bộ cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Nhờ sự nối kết của những suy lí liên tưởng, những chuyện
nhau. Không thời gian thực tế bị nén chặt đến mức tối thiểu (năm tiếng đồng hồ, trong phòng khách một gia đình), nhưng không thời gian nghệ thuật được mở rộng đến mức tối đa (các thể chế
chính trị, số phận con người trong xã hội). Gặp gỡ cuối năm hội tụ những đối lập đến cao độ. Và như
một lẽ tất yếu, để có những va chạm dữ dội giữa các đối lập ấy luôn tiềm ẩn bên trong một sự tương
đồng. Và đó chính là thủ pháp đặc biệt mà tác giả đã dùng để tạo ra cục nam châm vô hình gắn kết những con người trái ngược nhau về cả tư tưởng và hành động. Trong buổi trò chuyện ấy, luôn có từng cặp nhân vật sóng đôi với nhau mà nếu không có nhân vật này thì sẽ chẳng có cớđể nhân vật kia được phản bác, xét nét thậm chí là chì chiết, đay nghiến. Đây chính là mạch ngầm liên kết những mảng, nhánh rời rạc tạo nên một bố cục chặt chẽ theo lôgic phát triển tư tưởng. Con người trong quan niệm của Nguyễn Khải là những ý thức độc lập và dân chủ, luôn phải tư duy, tìm hiểu, đối thoại, tranh biện
để cọ xát với những ý thức khác hay có khi với chính mình trong sự phân thân, để nhận thức và nhận thức lại sự thật. Cặp nhân vật đặc biệt thú vị là chị Hoàng và cậu em Chương. Sức hấp dẫn của cặp nhân vật này bởi họ là một cặp đối đầu nhưng gần trùng khít. Chửi cái ngu của người cũng là chửi chính mình. Chương có hai bằng tiến sĩ vừa luật vừa văn chương ở Pháp, được giới Phật giáo ủng hộ, làm Viện trưởng Viện Đại học Huế, thay vị linh mục nổi tiếng Cao Văn Luận, rồi làm chính khách chống chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Diệm đổ, tướng Khánh lên cầm quyền, anh ra nhậm chức bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, rồi làm thượng nghị sĩ trong nhóm đối lập, tham gia nội các chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình, liên minh với Cộng sản. Cuộc đời hoạt động chính trị của anh cho đến trưa ngày Ba mươi tháng Tư năm 75 rất thuận chiều. Thời điểm ấy, chị Hoàng ôm mộng làm cố vấn chính trị cho ông em. Nhưng rồi cả hai chị em cùng vỡ mộng, nhận ra sự bạc nhược của chếđộ mình từng tung hô. Chương là người bị bà Hoàng sỉ vả những lời cay nghiệt nhất. Hễ gặp Chương là bà Hoàng lại thả sức mắng mỏđộc địa, suồng sả nhưng đó lại là những câu nói sáng suốt nhất của bà trong toàn bộ câu chuyện. Bùi Quý, xuất thân luật sư, sau làm viên chức của Bộ ngoại giao các chính quyền của chếđộ cũ. Nhân vật này bị chính người kể chuyện – nhà văn Việt vạch trần vì cái ham muốn được bộc lộ tài năng, thỏa sức thi thố cho người đời biết tiếng mà buộc phải lựa chọn và chấp nhận làm chính những điều trái với lương tâm. Năm 55, Diệm bắn tin muốn mời anh ra làm việc, ai cũng nghĩ anh sẽ từ
chối, nhưng thật bất ngờ, anh lại nhận lời đến là nhanh nhảu. Khi Nguyễn Khánh mời Bùi Quý phụ
giúp Nguyễn Văn Bông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, soạn thảo hiến chương Vũng Tàu, thì anh lại không thể từ chối. Nhà văn Việt đã chỉ ra thực chất của những hành động đó cũng vì một chữ “tham”, muốn cái danh của mình thật là sáng chói bất kể cái đích của nó là thiện hay ác. Cuộc
đời nhân vật Bùi Quý là sự đấu tranh dai dẳng giữa “con người viên chức” và “con người trí thức” trong ông, để rồi, sau rất nhiều mất mát đổ vỡ mới nghiệm ra được một điều thật đơn giản rằng:“Đã là
người làm thuê thì không thể là bậc trí giả, là người của phú quý thì không thể là người của đạo lí. Trong hai phải chọn lấy một, sống nhập nhằng ở khoảng giữa là khổ lắm, không làm được việc gì cho hẳn hoi mà cũng không nói được câu gì cho xuôi lọt” [35, tr.125]. Nhưng chính Quý lại là người sớm nhất nhận ra bà Hảo là kiểu người ăn bám mới của xã hội. Đến lượt nhà văn Việt vốn say mê những người của hôm nay mà trong bữa tiệc mười người ấy thì Bình là đại diện của một công dân trong xã hội mới. Cùng một chí hướng nhưng chính Bình lại là người chất vấn về lối sống và cách viết của Việt. Bình nhận xét thẳng thắn:“Con không giống với chú Việt, chú Việt thích nhân nhượng để chiều lòng mọi người, còn con lại muốn mọi sự yêu ghét phải luôn luôn minh bạch.” [35, tr.77]. Một người già thích sự dàn hòa, sự nhân nhượng lẫn nhau, làm việc trong tinh thần đồng chí, đồng đội. Còn người trẻ
thì tất cả là qui chế, là pháp luật, là trách nhiệm công dân. Ông Đại suốt ngày rêu rao tự hào một đời biết coi nhẹ đồng tiền, dám chống Pháp vì chẳng những cái thân đi tù mà còn mất toi năm trăm mẫu ruộng. Năm Pháp đưa ông từ Mã Đảo về Sài Gòn quản thúc, trong túi không còn một đồng một chữ, phải đến các hội từ thiện xin ăn, rồi bạn bè thay nhau nuôi. Đói thật sự, đói quắt ruột héo gan, nhưng thà chịu đói chứ không bán mình cho Pháp. Nhưng ông lại bị chính bà Hoàng vạch trần gót chân Asin:“... thử hỏi ông bác cách mạng của mày vì sao ông ấy không đi kháng chiến? Vì sao lại chịu sống chui sống lủi ở xó Sài Gòn này cả mấy chục năm?” [35, tr.133]. Hóa ra vẫn là sợ, là hèn. Còn Quân – nhà tình báo cách mạng thì vạch ra cho Quý thấy sựảo tưởng trong sạch của Quý khi cố tách bạch giữa nghề ngoại giao của mình với công việc chính trị đầy toan tính. Và chỉ cho Chương thấy cái tự do mà Chương nói rằng vẫn giữ trọn, thực ra đã đổi đi đổi lại không biết bao nhiêu lần, mặc cả với người cầm quyền đúng hơn là chống họ.
Nhà văn đã tạo ra tấm gương phản chiếu trong từng cặp nhân vật và giữa các cặp nhân vật với nhau. Chính cách kết cấu chuỗi này đã tạo nên một mạch ngầm chung cho toàn bộ quá trình vận động tư tưởng của các nhân vật. Qua đó thể hiện ý nghĩa triết luận là sự tìm kiếm, truy đuổi đến cùng trong quá khứ và ở hiện tại để nhận chân ra chính mình của từng nhân vật. Lối kết cấu thỏa sức cho tư tưởng
được tự do hoạt động này đã hỗ trợđắc lực cho tác giả truy tìm bộ mặt thật của từng thành viên tại buổi tiệc hôm ấy khi bị đẩy vào thế kẹt khó tháo gỡ. Tính triết luận bộc lộ thông qua những va chạm tư
tưởng được thể hiện tài tình trong kết cấu thẩm mĩ của tác phẩm. Chị Hoàng ngay từđầu tác phẩm đã phải đối diện với thử thách khó khăn nhất trong mấy mươi năm sống của mình. Đó là một lần đặt cược sinh mạng của mình để dứt khoát lựa chọn lối sống không bị chi phối bởi thời thế, may rủi mà hoàn toàn tùy theo ý mình. Khi tự dồn mình đến chân tường thì những ảo tưởng trong con người tự nhiên vụn vỡ. Và họ buộc phải nhìn lại bộ mặt không còn được tô vẽ của chính mình. Một nhân vật Bùi Quý cảđời lẩn quẩn trong vòng xoáy giữa đạo lí và danh lợi vì một gót chân lỡ vướng vào chữ “tham”. Một
nhà văn tự tin là người của hôm nay nhưng bản chất lại nhân nhượng, chỉ thích là người của đám
đông… Tác giảđã cố gắng dồn nén tất cả vào trong một thời gian thật ngắn nhằm có điều kiện thể hiện một cách tập trung nhất những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt cả bên ngoài (thông qua những tranh luận căng thẳng) và bên trong (những mộng tưởng của mỗi người dần rạn vỡ trước sự vận động không ngừng của thực tại).
Với tác phẩm Thượng đế thì cười, bằng dạng cấu trúc đa tuyến, những sự kiện quá khứ hiện tại
được xâu chuỗi lại theo dòng mạch của sự chiêm nghiệm, của sự tự nhận thức lại mình. Kết cấu tác phẩm theo dạng vòng tròn chọn giao diện là tình huống trớ trêu, vô lí đến khó tin của hắn trong hiện tại. Lối kết cấu này mang đậm tinh thần triết luận khi tạo ra nỗi ám ảnh thường trực của nhân vật và khiến người đọc không ngừng băn khoăn, suy ngẫm. Câu chuyện là một chuỗi đối thoại giữa hiện tại và quá khứ, tác giả lục lọi, rà soát trong quá khứ và nhân cách của mình để tìm ra câu trả lời trong hiện tại. Câu chuyện không được cấu trúc theo thời gian hay không gian, mà theo dòng suy nghiệm tự nhận thức về mình. Cái nhìn tự phân tích chất vấn triệt để với những câu hỏi dằn vặt hướng về chính mình, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Tôi là ai?. Con người quá khứ hiện lên, hồi ức nối tiếp hồi
ức để trả lời cho con người hiện tại. Vì vậy những sự kiện tuy hiện ra rời rạc theo dòng liên tưởng tự lí giải của tác giả chứ không theo một cốt truyện cụ thể nhưng lại tuân theo lôgic của sự khám phá bản thân. Thượng đế thì cườilà một hành trình nhận thức lại con người mình – một quá khứ của con người rất chỉnh chu, “có lí” - để tìm câu trả lời cho một hiện tại “cực kì vô lí”, “buồn cười”, “vừa nghịch tai vừa nghịch mắt”. Một quá khứ có bề mặt yên ả, yên ả trong đời sống (dù xung quanh là chiến tranh bom đạn, là cái chết chực chờ), yên ả về tinh thần (tin tưởng, say mê thực hiện lí tưởng mà không phải day dứt, dằn vặt để từ bỏ con người cũ như nhiều nghệ sĩ khác). Vậy mà lần tìm lại quá khứ mới thấy có những cái hố ngầm ông đã tựđào cho cú sụp ngã hiện tại của mình. Nguyễn Khải trong đời cũng có những xung đột với bạn bè, người quen. Ông cũng có những cư xử sai trái ở nhiều thời điểm. Sự trói buộc ngòi bút nhà văn vào thời cuộc, vào đòi hỏi của chính trị và thể chế cũng để lại cho tác giả những trăn trở và tiếc nuối. Hay xung đột cuối đời với bà vợ già như một sự ám chỉ của xung đột giữa hai con người trong Nguyễn Khải. Một con người vẫy vùng trong ràng buộc luôn tìm lối ra và một con người cũ mòn của 70 năm sống. Hóa ra cái hiện tại tưởng đầy nghịch lí lại vô cùng có lí. Lí giải và chấp nhận cái hiện tại mà mình xứng đáng nhận ấy, hắn cũng đồng thời thấu hiểu nụ cười nhẹ tênh của Thượng
đế. Chỉ có cái nhìn cá nhân bứt phá, dám chấp nhận sự vênh lệch với cái nhìn của đám đông mới đủ
bản lĩnh xuyên thấu những vấn đề mà nhận thức thông thường không thể. Xuyên qua sự trải nghiệm cá nhân ấy luôn là cái nhìn sâu vào bản chất cuộc đời, con người. Ý nghĩa triết luận của tác phẩm nằm ở
chính hành trình này. Nó là hành trình đi từ cái chung, cái chưa có bản sắc đến cái cá biệt, không đơn nghĩa: tìm ra chân dung đời sống trong vẻđầy nghịch lý, nhiều mặt phía sau.
3.1.1.2 Kết cấu mở
Theo nhận xét của M. Bakhtin, tính chất “không kết thúc” là một đặc điểm của tiểu thuyết, nó là một thể loại không có “thì hoàn thành” mà luôn luôn ở “thì hiện tại”. Khái niệm tư duy tiểu thuyết
không chỉ dùng ở phạm vi tiểu thuyết với tư cách là thể loại đã sản sinh ra khái niệm (nghĩa hẹp). Khái niệm tư duy tiểu thuyết còn được hiểu là hệ hình tư duy (theo nghĩa rộng) (cách hiểu và vận dụng của Trần Đình Sử). Nói đến tư duy tiểu thuyết là nói đến tâm thế trước hiện thực hiện hữu, nó là cái nhìn xoá bỏ khoảng cách giữa chủ thể và đối tượng. Khi mọi giá trị đều có thểđặt lại câu hỏi, con người tự
nghiền ngẫm lại mình - đó là ý thức tự tôn, tự nhìn nhận lại mình. Và tư duy tiểu thuyết không khẳng
định sự hoàn tất khép kín, từđó không khẳng định sự phân cực, biệt lập các giá trị. Tư duy tiểu thuyết
nhìn nhận sự vật tương đối, con người cũng tương đối với vô vàn giá trị, do đó tư duy tiểu thuyết đưa
đến sự giác ngộ về cá nhân, thức tỉnh ý thức bình đẳng và dân chủ. Cuộc đời không bao giờ có câu nói cuối cùng, câu nói của tôi về cuộc đời chỉ là một cách cảm, nghĩ của riêng cá nhân tôi mà thôi. Người ta tin rằng không thể có một sự hiểu biết tận cùng về con người được. Hướng về sự thật đời sống, ý thức về sự phức tạp, đa dạng của cuộc đời, của số phận con người, các nhà văn “bỏ ngỏ” tác phẩm của mình để người đọc cùng tham gia sáng tạo. Dưới ngòi bút Nguyễn Khải, hiện thực hiện ra không bằng phẳng, đơn điệu, êm đẹp mà thô mộc, xù xì với những mâu thuẫn gay gắt, những đấu tranh quyết liệt về chính trị, xã hội, tư tưởng – nhất là những thứđang còn manh nha, le lói, những mục tiêu sắp xuất hiện. Ý thức nghệ thuật hướng vào cái hôm nay đã dẫn đến kiểu cấu trúc tác phẩm độc đáo, không có kết thúc và số phận nhân vật còn dở dang như chính cuộc sống đang diễn ra. Nhà văn trình bày những tình thế, những mâu thuẫn rất sắc sảo, góc cạnh nhưng khi cởi nút thì thường gây cảm giác hụt hẫng.
Mặc dù nội dung chứa đựng những suy tư trải nghiệm từ hiện thực nhưng nhà văn lại chọn hình