Cô đơn vì mất đi chỗ dựa tinh thần là niềm tin tôn giáo

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 41)

NGUYỄN KHẢI – CUỘC TÌM KIẾM MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT GIÀU TÍNH TRIẾT LUẬN

2.2.1 Cô đơn vì mất đi chỗ dựa tinh thần là niềm tin tôn giáo

Niềm tin tôn giáo vốn thiêng liêng, có hấp lực ghê gớm với con người từ bao thời đại nay, bất chấp tầng lớp hay địa vị xã hội. Trời, đất, thần, phật, thượng đế... là tôn giáo luôn hiện hữu trong tâm linh của hầu hết con người vì nỗi sợ bị bỏ rơi, bị bơ vơ thiếu vắng điểm tựa giữa một thế giới quá mênh mông. Với những hiểu biết hữu hạn, khi bị tước đi chỗ dựa là tôn giáo, con người trở thành thực thể cô

đơn, bé nhỏ bị ném vào trong thế giới. Nhà văn Nguyễn Khải lí giải tại sao ông say mê theo đuổi đề tài

đạo Thiên Chúa:“Từ nhỏ, hắn đã có thiên hướng về cái thiêng liêng…để tìm một chỗ ẩn náu cho cái thân phận bấp bênh của mẹ con hắn”. Bơ vơ nơi trần thế, con người chẳng khác nào chiếc thuyền không tìm được bến đỗ. Muốn tồn tại nó buộc phải vượt qua gió to, sóng lớn, vượt qua thử thách mang tính nghịch lí, cùng lúc thỏa mãn hai yêu cầu: vừa phải tỉnh táo để xác định phương hướng vừa phải luôn sẵn sàng dũng mãnh vượt lên phía trước. Con người buộc phải lựa chọn dấn thân, tự lựa chọn hành động trước những tình huống, hoàn cảnh cụ thểđể tự cứu lấy mình đồng thời để tự rút ra những

bài học cần thiết cho mình. Không còn một đấng bậc nào cứu giúp họđược, cũng không ai sống, làm việc, lựa chọn thay cho họ được. Nhưng nếu con người không thể vượt lên được thì cũng là lúc con người nhận thức về giới hạn của chính mình và ám ảnh bởi mặc cảm bị bỏ rơi. Họ phải trả giá cho những trải nghiệm nhọc nhằn, đau đớn khi dấn thân, đi tìm cái đẹp, chân lí, ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Khi Môn (Xung đột) quyết định không đi chịu bí tích giải tội trước lễ Chúa Giáng sinh (mà không xưng tội vào dịp này thì coi như không còn cơ hội nào nữa trong năm) có nghĩa là dứt khoát không bao giờ anh còn quỳ gối trước bục giảng tội nữa. Cái quyết định đó khiến anh thấy “trống rỗng hẳn đi, bâng khuâng như mình vừa mất mát một cái gì, như thiếu một chỗ bấu víu” [82, tr.105]. Ngay cả sau này, khi người thôn Hỗđã hiểu và tự nguyện tham gia vào các chính sách chung của nhà nước, khi các thế lực đen tối của nhà thờđã bị đẩy lùi thì Môn vừa mới cười to, nét mặt rạng rỡ đã phút chốc rơi vào cô đơn hơn bao giờ hết. Và cái nỗi buồn lẩn khuất thật nghịch lí đó mỗi lúc một giày vò anh hơn. Môn đi trong đêm lập đông “sương xuống trắng xóa, phủ kín tất cả, hơi gió lùa vào cổ áo lạnh buốt” [82, tr.370], là hình tượng một người đồng thời vừa lựa chọn tự do cũng nhận lấy sự hụt hẫng, chới với vì không còn chỗ dựa tinh thần để bấu víu.

Không dừng lại ở những con người bình thường, tác giả còn thấy sự rạn vỡ, khủng hoảng niềm tin ngay ở các đấng chăn chiên. Được nuôi dưỡng, giáo dục kĩ lưỡng từ nhỏ trong Tòa Thánh - một thế

giới đầy rẫy những xấu xa đã được che đậy tinh vi – Tư Tốn trong Điu tra v mt cái chết lớn lên, mang theo trong mình khát vọng dâng hiến cuộc đời cho lí tưởng tôn giáo mà mình tôn thờ. Tư Tốn đã không quản ngại khó khăn, lần theo dấu vết các nhân chứng, dần hiểu được sự thật. Thì ra tổ chức tôn giáo đầy huyền diệu mà anh ta vẫn tôn thờ thực chất chỉ là một tổ chức chính trị của những kẻ ngông cuồng và Tòa Thánh uy nghiêm mà Tư Tốn ngưỡng vọng là một thế giới tội ác của những kẻ hám quyền lực và tàn bạo. Tư Tốn ôm mộng cải cách tòa thánh, chấn chỉnh Đạo pháp. Tuy không còn tin vào những kẻ hành Đạo nhưng Tư Tốn vẫn còn tin vào Giáo thuyết. Tư Tốn tin là sức mạnh thầm kín

"có Thượng Đế ở trong tim" sẽ giúp mình vượt qua mọi trở ngại. Nhưng sự thật là dù Tư Tốn muốn chấn chỉnh Đạo pháp nhưng Đạo pháp lại không có thật, muốn cải cách Hội Thánh nhưng Hội Thánh của anh ta đâu phải là một Đạo giáo hẳn hoi. Cuối cùng hiện thực một lần nữa thay cho việc cứu rỗi đã dồn Tư Tốn đến bước đường cùng. Qua nhân vật Tư Tốn, người đọc được chứng kiến bi kịch trên hành trình nhận thức đã hành hạ và hủy diệt một con người như thế nào. Anh ta đã chết như một cái cây héo dần chỉ vì niềm tin của mình bị phản bội. Sự ra đi dần dần những tín niệm trong lòng Tư Tốn đã đem theo dần sự sống của anh ta. Hai Gáo lại đối lập hoàn toàn với hình ảnh Tư Tốn, là một trong những đệ

được sự thật, hiểu ra được chân tướng của kẻ cầm đầu Đạo, Hai Gáo đã có thái độ quyết liệt: lui về ở ẩn, sống "hồn nhiên như chưa từng được một đạo giáo nào khai hóa". Vẫn tham gia đầy đủ các buổi trọng lễ của Đạo, nhưng Hai Gáo không chịu truyền Đạo, không ăn chay, thậm chí còn công khai phạm vào một trong những luật lệ đầu tiên trong các luật cấm của Đạo là luật cấm sát sinh, bằng công việc

đánh cá mập. Hình ảnh Hai Gáo, một ông già bé nhỏ, mảnh dẻ, tóc và râu bạc trắng, cặp mắt đã phai màu nhưng vẫn còn có thể "sáng đến cả trăm năm", ngày ngày ngồi trên sóng nước biển khơi, vui thú với công việc kiếm sống, tự do suy ngẫm về Đạo, về đời... Tuy nhiên bi kịch mà Hai Gáo phải chịu

đựng lúc về già hay nói đúng hơn là bi kịch của người con trai út vì ông đã trốn tránh, che đậy sựđổ vỡ

niềm tin, che đậy sự thật. Người con trai được ông tin tưởng yêu thương nhất chỉ vì không biết được sự

thật nên đã tự giẫm chân vào con đường lầm lạc trước đây của cha mình. Lại là một bi kịch không thể

nào tránh được của niềm tin đổ vỡ. Làm người là cả một thách thức. Vì con người tuy được hoàn toàn tự do, không phải tuân theo một nguyên tắc nhận thức hay nguyên tắc hành động nhất định nào, nhưng lại bị bó buộc, giam cầm vềđiều kiện, phương tiện, tình huống nhận thức, hành động trong những hoàn cảnh cụ thể.

Cha Thư (Cha và con và...) đã nhầm tưởng mọi điều xấu, mọi điều ác đều bắt đầu từ những con người lầm than, ít học; còn các linh mục là những thiên thần chỉ biết lo cứu rỗi cho chúng sinh. Ông không biết rằng trong đám người này có kẻđã là nguồn gốc của mọi điều xấu xa, tội lỗi; nguồn gốc của những đau khổ của con người. Chỉ tới khi nhận thức được một cách chính xác: vẻđẹp cao quý của cuộc sống nằm ngay trong chính những cuộc đời âm thầm, lặng lẽ thì cha Thư mới tìm lại được cho mình sức sống, con đường đi của cuộc đời. Với vốn hiểu biết mà Chủng viện đã trang bị trong suốt mười mấy năm và một hình ảnh tốt đẹp về"nước Chúa" trong tâm tưởng, Cha Thư rời Tòa Giám Mục về xứ

Nhất quyết tâm sống trong sạch, khổ hạnh với hi vọng trở thành người chăn chiên kiểu mẫu, làm "sáng danh nước Chúa". Nhưng rồi thực tếđã nhanh chóng dẫn ông đến những bế tắc. Đầu tiên là một lễđón tiếp mà vẻ tôn nghiêm đã trở nên hài hước bởi sự không ăn nhập giữa cảnh quan cuộc sống mới với những phép tắc của nhà Chúa, bởi thái độ gượng gạo của những người thay mặt chính quyền, sự

ngượng ngập của chính các chức sắc của Đạo và thái độ bỡn cợt của đám chiên trẻ. Tiếp đó là lần lượt các việc: quyết định của Tòa Giám yêu cầu các giáo phận tổ chức lễ kỉ niệm một sự kiện mà nhìn ở góc

độ con chiên là sự kiện mở rộng nước Chúa nhưng nhìn ở góc độ một công dân thì lại là sự kiện Hà thành bị thất thủ; và làm sao để dung hòa lề luật của nhà Chúa với lề luật của thế tục và rằng sự có mặt của mình là có ích hay vô ích, có cho thêm hay chỉ tước đoạt đi?... Những câu hỏi này thực sựđã đưa cha Thư vào cuộc khủng hoảng tinh thần sâu sắc, dẫn ông đến cuộc hành trình không định trước, hành trình đi tìm những câu trả lời cho chính bản thân. Thời gian được đóng dấu bằng những vất vả. Đó là

ngày khó khăn đầu tiên, năm khó khăn đầu tiên. Cha Thư phải làm gì để hiểu được và hòa hợp với cha già Quản hạt, phải tiếp xúc như thế nào với những đoàn thể của xứđạo nửa chính nửa tà, phải đối đầu với một bộ phận giáo dân luôn chống đối nhà nước. Những mệt mỏi và thất bại làm cha trở nên trầm lặng và buồn bã. Nhưng cha vẫn quyết tâm tìm ra con đường hóa giải mọi mâu thuẫn, lầm lạc. Rồi câu chuyện về cuộc đời tủi nhục của gia đình mình, nỗi hận thù không có thật về người chị do một thầy Cả

của Đạo gây ra đưa cha tìm đến với những câu trả lời cho các bế tắc của mình. Với con người, sống tức là thực hiện một chuỗi dấn thân lựa chọn, tự mình lựa chọn; cho dẫu lựa chọn sai vẫn phải tiếp tục sống, lựa chọn, hành động và tiếp tục dấn thân. Mục đích không phải ở cuối cuộc hành trình, cuộc hành trình tạo ra mục đích ở từng bước đi. Mục đích lan tỏa trên khắp con đường, mọi phương tiện đều chứa mục đích trong chúng.

Vấn đềđức tin tôn giáo cứ trởđi trở lại trong những sáng tác của nhà văn. Vì ông muốn truy tìm ý nghĩa đích thực của tôn giáo đối với con người:“Bảo rằng tôn giáo sinh ra do bạc nhược và ngu dốt, chỉ đúng có một phần, tôn giáo cũng sẽ sinh ra khi con người đã tự ý thức như một chúa tể. Tôn giáo sẽ

biểu hiện như một thăng hoa chứ không còn là một công cụ của đe dọa và áp bức. Nó sẽ thuộc phạm trù văn hóa chứ không thuộc phạm trù quyền lực như hiện tại. Linh mục sẽ chăm sóc linh hồn con người như một nghệ sĩ chứ không phải như một anh lính cảnh sát”[79, tr.131]. Có lẽ mối bận tâm của ông suy cho cùng không chỉ là đức tin tôn giáo mà chính là đức tin cần phải có nơi mỗi người trước rất nhiều mới mẻ không dễ phân định đúng sai. Tôn giáo chân chính sẽ giúp người ta sống toàn bộ, sống mãnh liệt, rực cháy trong tình yêu, nhận biết về cái đẹp vô cùng xung quanh, và có dũng cảm để hân hoan trong từng khoảnh khắc của cuộc sống và cái chết. Những thanh niên trưởng thành sẽ không là người tôn giáo mà sẽ chỉ là người tìm kiếm, việc tìm kiếm sẽ là tôn giáo của họ. Truy tìm sẽ là tôn giáo của người trẻ. Niềm tin chấm dứt mọi cuộc truy tìm.

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)