NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI – MỘT ÂM BẢN CỦA CUỘC SỐNG NGỌT NGÀO

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 52 - 58)

NGUYỄN KHẢI – CUỘC TÌM KIẾM MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT GIÀU TÍNH TRIẾT LUẬN

2.4. NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI – MỘT ÂM BẢN CỦA CUỘC SỐNG NGỌT NGÀO

BẢN CỦA CUỘC SỐNG NGỌT NGÀO

Nguyễn Khải tâm sự:“Những người đàn bà trong văn của tôi thường là xấu, bất hạnh hoặc hạnh phúc đến muộn. Họ đều có nguyên mẫu là mẹ, là dì, là các bà chị họ của tôi cả”. (Nguyễn Khải, trích trong Thay Lời Tựa của bộ Truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn). Những người đàn bà bước ra từ trang sách của Nguyễn Khải rất nhẹ, rất mờ, rất dễ lẫn lộn với nhau và dễ lẫn lộn trong cả tâm trí độc giả. Họ

không gây ám ảnh bởi một nội tâm dữ dội, một cá tính hay số phận nhiều trắc trở đa đoan như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng. Họ đến với người đọc bằng chính sự nhỏ nhoi, bình thường của số phận, những con người lặng lẽ bước đi, không thu hút người đời bằng một nhan sắc mượt mà, chỉ kịp ám ảnh một vài ai đó nhận ra được cái khả năng yêu thương và khoan dung đến kì lạ

nơi họ. Những nhân vật nữ của Nguyễn Khải đều gặp nhau ở một chỗ là không bao giờ được chạm đến một hạnh phúc viên mãn.

Những người phụ nữ đều đảm đang, biết tính toán lo liệu cho gia đình. Và họ hoặc đáo để hay hiền lành đều có một sức chịu đựng dẻo dai trước mọi tai ương mà cuộc đời hay chồng con trút xuống. Có một điều thú vị là khi phác họa lên hình ảnh những người phụ nữ hành động táo bạo mà yêu thương cũng táo bạo ấy thì những người đàn ông của họ lại thường hiền lành quá, nhút nhát, làm gì cũng sợ chỉ

cầu được yên thân, chỉ biết nghĩ mà không biết làm. Dường như nhà văn Nguyễn Khải không thể

cưỡng lại được sức hút dữ dội từ nội lực tiềm tàng của người phụ nữ. Vì thế mà mỗi khi họ xuất hiện trong các trang sách của ông thì lực dương luôn bị lu mờ trước hấp lực âm. Trong truyện Chuyn tình ca mi người, anh Dụđẹp đẽ, khỏe mạnh, lắm tài lẻ lại giỏi nắm bắt tâm lí phụ nữ cứ ngỡ sẽ là trung tâm của mọi chuyện cuối cùng hóa ra chỉ là phông nền mờ nhạt của hai người phụ nữ. Một cô gái tên Quê xinh xắn, đảm đang, hiền lành, hết lòng thương anh, hết lòng chăm lo cho mẹ anh. Dù không dám tỏ bày trực tiếp với Dụ nhưng cái tình thầm lặng ấy vẫn chủ động hướng về anh, chờ đợi anh, hi sinh cho anh. Trước tấm chân tình trong sáng của cô gái, Dụ chỉ là một chàng trẻ tuổi bồng bột thích chứng tỏ sức hút của bản thân cùng những toan tính ngây thơ. Anh gặp Ngoạn, một cô gái hoàn toàn đối lập với Quê. Ngoạn mạnh dạn, tháo vát, ngỏ lời cầu hôn rồi sắp xếp cuộc hôn nhân với Dụ, tính toán

đường công danh cũng như trong đời thường hơn hẳn Dụ. Với người phụ nữ hết lòng yêu mình, Dụ đã không đủ trí, tâm để nhận ra giá trị của cô. Còn với người vợ thừa thông minh chỉ thiếu có tấm chân tình thì anh thực sự biến thành một con bù nhìn tội nghiệp. Hai người phụ nữ - hai đối lập trong lối sống, họđã lựa chọn và sống bằng tất cả sức lực của mình dù là ngây thơ dại dột hay toan tính sâu xa, dù là yêu thương hay chỉ bằng lí trí. Chỉ có anh cả cuộc đời còn lại niềm nuối tiếc vì chưa từng chủ động lựa chọn, chưa từng biết sống hết mình.

Anh Phúc (Chúng tôi và bn hn) là chàng hoàng tử một thời trong mắt các cô gái, vừa đẹp vừa kiêu hãnh lại nhiều tài. Nhưng đằng sau cái hình thức hào hoa ấy lại là người sống ích kỉ, người của

đám đông chứ không phải của gia đình, vô trách nhiệm, chỉ thích ăn ngon, thích bồ bịch. Còn vợ Phúc, cũng là một người đàn bà không có tên, được gọi theo tên chồng, giống như cái bóng của chồng. Nhưng thực chất chị lại chính là cái xương sống của chồng, bù vào những khiếm khuyết của chồng, tự

nguyện mang vác mọi thống khổ mà chồng trút xuống. Đó là một cô gái Hà Nội, con nhà gia giáo, yêu chồng thương con nhưng số kiếp lại khốn khổ. Khi chồng đau ốm quặt quẹo thì chị hớt hãi bỏ cả việc

để nuôi chồng. Cái năm con gái lớn sinh đứa đầu lòng bị băng huyết rơi vào tình trạng hấp hối, chị

giành giật lại con từ tay thần chết bằng quyết tâm sắt đá của mình. Rồi chị nghỉ hưu để hầu hạ một ông chồng lúc hiện lúc ẩn như khách lạ và ba con, một rể, thêm một cháu ngoại. Con cái đều khỏe mạnh, có việc làm chỉ có chị là gầy yếu không còn ra hồn người, nhưng miệng vẫn cười rất tươi và hãnh diện dù nhiều lúc phải chịu đựng thói bạc bẽo của con, dâu. Những người phụ nữ cảđời hi sinh mà chẳng mấy khi được đền đáp ấy “vẫn cười mà nói thế, mặt vẫn tươi mà nói thế, chả thấy khổ một tí nào.” [70, tr.285].

Bà Mão (M và các con) là biểu tượng của tình mẫu tử cao cả. Bà sống cả cuộc đời chỉđể chăm lo và hi sinh tất cả cho các con. Đến ngày bà cụ đã 73 tuổi, con cái đông đúc đều làm “ông nọ bà kia” nhờ những công việc tầm thường bẩn thiểu lúc xưa của mẹ lại quay ra chê mẹ, sợ lây bệnh cho con cháu. Bà sống lang thang, nhặt hoa rụng, tìm những loại cây cỏ thảo mộc để bán kiếm chút tiền giúp đỡ đứa con gái nghèo và làm quà bánh cho cháu. Bà tự nguyện không ở với đứa con nào, lại tự nhận là do mình “hỏng” trái tính trái nết nên mới không ở được với chúng - “Chuyện thế gian chả có gì là hoàn toàn (…) được mẹ hỏng con, được chồng hỏng vợ” [63, tr.114]. Cảđời sống vì các con nhưng chỉ được

đáp lại bằng những tấm lòng ích kỉ, nông cạn của con cháu. Vậy mà bà không một lời oán thán, vẫn sống nhẹ nhàng với mọi điều được mất, và đặc biệt là không vì những cay nghiệt của người đời mà tâm hồn trở nên cay đắng. Một con người đã nếm trải mọi đau khổ bằng cả trái tim trọn vẹn, nhưng không bị đắm chìm trong nó mà vượt lên nó để vẫn là chính mình. “Bà mẹ biết chấp nhận vui vẻ mọi nỗi vất vả, mọi cảnh ngộ trớ trêu của một đời người” [63, tr.122]. Nguyễn Khải không vẽ nên những con người, những số phận mà ông phác họa nên những tâm hồn đẹp nhuốm đầy nỗi đau cuộc đời.

Mọi thử thách gian nan, mọi trớ trêu bất hạnh mà một đời người đàn ông hứng chịu cuối cùng

đều dồn cả xuống vai những người đàn bà nhỏ bé, yếu ớt. Cái nhân cách nhiều khi khuất lấp sau những bộn bề của cuộc sống, có khi lại sáng ngời lên trước những đổi thay của thời cuộc. Hàng loạt những truyện ngắn như M và bà ngoi, Ch Mai, Người ca ngh, M và các con… đã thực sự dựng lên

thân. Bên cạnh vẻđẹp chịu thương chịu khó, đức nhẫn nại hi sinh truyền thống của phụ nữ Việt Nam, họ - những nhân vật bé mọn còn khẳng định bản lĩnh cá nhân của con người trong đời sống – điều sẽ

khiến cho con người trong khi biết thích ứng với thời đại thì vẫn đóng góp được nhiều cho việc cải biến, cải tạo môi trường tồn tại của mình theo hướng tích cực. Đó là một lớp người luôn có ý thức trong việc giữ lại những vẻ đẹp truyền trống của một nếp nhà, của một gia đình, một dòng họ và rộng ra là những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc. Nguyễn Khải đã miêu tả những con người đó với một niềm trân trọng không giấu giếm. Truyện Người ca ngày xưa là hình ảnh đẹp đẽ của một ngày xưa

được ca ngợi:“bà ngoại tôi năm đó đã ngoài bảy mươi, còn bà nội Nghĩa mới sáu chục (…) Nhìn bề

ngoài thì bà tôi như vợ ông thượng thư, còn bà nội Nghĩa như vợ ông chánh tổng. Bà không đẹp, ăn mặc xuềnh xoàng, tên gọi cũng không sang, tên là Mặm, cụ tuần Mặm. Nhưng đã trò chuyện giữa đám

đông bà luôn luôn được mọi người chú ý vì cách ăn nói tự nhiên và nhũn nhặn, lại hay pha trò. Bà không hay cười nhưng người nghe thì cười nghiêng ngả” [67, tr.287]. “Một người đàn bà tầm thường thôi nhưng cách ứng xử một đời không thay đổi của bà lão lại chẳng tầm thường một chút nào: biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình” [67, tr.296]. Chính nhân cách sống của một người phụ nữ của ngày xưa đó đã trở thành cái ba-ri- e vô hình để ngăn những đứa cháu hôm nay khỏi cám dỗ của lòng tham và dục vọng. Người phụ nữ

không được đặt tên riêng trong Chút phn ca đời bộc bạch về“những năm tháng làm vợ rồi làm mẹ, làm con dâu, làm cán bộ nhạt nhẽo, phẳng lì, đều đặn trôi đi trong cái màu xám ngưng đọng, buồn tẻ”. Và chị hiểu rõ sức hút đặc biệt của mình “Một người đàn bà đẹp của thời này lại có học vấn, lại biết trò chuyện, có thể tự do tỏa hương thơm, tự do bộc lộ vẻ quyến rũ riêng của mình bất cứ nơi nào”

nhưng vẫn chọn một cách sống đẹp “niềm vui của sự cho, của hi sinh, nó là chút phấn của đời giúp mình sống yên ổn những năm còn lại. Ở hoàn cảnh tôi, ở lứa tuổi tôi còn mong được nhận để bù lại nhiều năm đã thiếu thốn, tức là niềm vui trên gai nhọn” [81]. Người phụ nữấy có thể chọn một cách sống hưởng thụ cho mình nhưng chịđã chọn ngược lại – hạnh phúc của hi sinh. Trong M và bà ngoi

từ một người “hiền lành, nhu nhược, thích sống ỷ lại, phụ thuộc”, người mẹ đã vươn lên, tự lực cánh sinh, không để cho con cái phải nặng lòng với mình, ngay cả khi đã luống tuổi. Cô Dịu trong Má hng

đã thể hiện bản lĩnh sống bằng bí quyết “buộc” người đàn ông vốn gần như không thể “buộc” được.

“Châm ngôn của cô, không nên đòi hỏi gì ở người đàn ông cả, mình cứ làm cho hết bổn phận. Nếu là người biết nghĩ thì họ sẽ tự sửa đổi chứ không do người đàn bà buộc họ phải sửa đổi. Đàn ông họ sợ

nhất sự bắt buộc. (…) cô lại nói thêm, tốt nhất là đừng trói buộc gì cả, cho họ tự do hoàn toàn, còn mình phải tạo ra một gia đình thật ấm áp, là nơi tin cậy nhất của những ông chồng sau mọi thất bại”

tránh được những bất hạnh này nọở đời. Nhưng cách nhận nó như thế nào lại thuộc cái quyền của mỗi người. Nhận nó bằng nụ cười vẫn nhẹ nhõm hơn bằng tiếng rên la” [62, tr.205]. Để hóa giải mọi nỗi bất hạnh cá nhân thì không thể bị cuốn theo nó, phải tìm mọi cách vượt ra khỏi nó, đứng lên trên nó,

đứng về tương lai để nhìn lại nó. Không nhờ cậy bất cứ ai, không mong chờ bất cứ sự thay đổi nào từ

bên ngoài, chỉ dựa vào nghị lực tinh thần của chính mình để vô hiệu hóa mọi tai họa. Có những người phải chịu bất hạnh mà người khác nhìn vào không thể cầm lòng nhưng họ vẫn thanh thản, vẫn cảm thấy hạnh phúc mãn nguyện. Vì họ đã hi sinh vì con cái, vì những người thân yêu. Chúng ta có thể cảm nhận được những đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ nhưng có lẽ ít ai thấy được sự thức ngộ của họ từ chính trong đau khổ, bất hạnh ấy như Nguyễn Khải. Họ "là vàng mười, là kim cương, là báu vật, là sự may mắn nhất" của chồng con nhưng đời lại hoàn toàn không biết đến. Và chính họ cũng không hề biết đến.

TIỂU KẾT

Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải cũng đồng thời là một cuộc tìm kiếm thế giới nghệ thuật mang đậm tinh thần triết luận. Cả cuộc đời dành trọn cho nghiệp viết lách, nhà văn Nguyễn Khải hăng hái đi tìm hình ảnh lí tưởng về con người mới, hội tụ những vẻđẹp cao quý của con người thời đại; với hi vọng xây dựng được những "nhân vật mới" cho một "nền văn học mới". Nhưng cuối cùng ông chợt nhận ra cái ảo tưởng của mình vì cuộc đời không cần chúng ta mà nó tựđổi mới, tự xây

đắp để tự tạo và tự biến đổi mãi mãi. Cuộc đời ở xa trăm dặm những lí thuyết ngô nghê mà ta có thể lập ra. Chính việc chọn lựa sáng tác những tác phẩm mang phong cách triết luận để lí giải hiện thực và nhận thức bản chất, giá trị con người đã khiến nhà văn trở nên đơn độc vì không dễ chạm đến sựđồng cảm của số đông độc giả. Bản thân sự kiện và biến cố không được Nguyễn Khải chú trọng bằng quá trình diễn biến tâm lí nhân vật thông qua các sự kiện, biến cố. Phong cách sáng tác của ông có thể kích thích sự chú ý tối đa và ngay tức khắc của độc giả và cũng có thể làm cho người ta mệt và chán vì "sự

lạnh lùng", "khô khan", "nói nhiều hơn hình tượng của mình". Một đặc điểm trong thế giới nghệ thuật của ông là sự hiện diện của tác giả-nhân vật nhà văn được nhìn từ phía khiếm khuyết. Xuất phát từ điểm nhìn hướng vào chính bản thân, Nguyễn Khải chủ động đẩy cái tôi nghệ sĩ hóa thân thành đối tượng khách quan để trực tiếp bày tỏ cái lố bịch, ngu ngơ của mình. Sau những lần tự giễu là giây phút bừng tỉnh, sám hối.

Trong các tác phẩm của ông luôn thấp thoáng kiểu nhân vật có dáng dấp của một triết nhân cô

đơn. Họ đi tìm ý nghĩa cuộc sống trên con đường chông gai thực hiện lí tưởng dù phải cô đơn ngay trong mái ấm, hay giữa cuộc đời. Cái cô đơn của sự tìm tòi, của những ai dám nghĩ, dám sáng tạo, và cả sự yếu ớt không phải bao giờ cũng là biểu hiện của hèn nhát mà còn là dấu hiệu của một tâm hồn dịu dàng, phong phú. Vấn đề đức tin tôn giáo cứ trở đi trở lại trong những sáng tác của nhà văn. Vì ông muốn truy tìm ý nghĩa đích thực của tôn giáo đối với con người. Những thanh niên trưởng thành sẽ

không là người tôn giáo mà chỉ là người tìm kiếm, việc tìm kiếm sẽ là tôn giáo của họ. Truy tìm sẽ là tôn giáo của người trẻ.

Nguyễn Khải quan niệm gia đình là nơi trở về “ấm áp, hạnh phúc”, là nơi “nghỉ ngơi tuyệt đối an toàn”. Nhưng chính con người trong quá trình khẳng định vị trí cá nhân, giải phóng cá nhân đã gạt

đi bao nhiêu giá trị cũ bao gồm cả những giá trị hình thành nên nền móng gia đình. Các nhân vật của Nguyễn Khải bị lạc trong chính ngôi nhà mình, vì họđã đi quá lâu trên những con đường không dẫn về

với những mâu thuẫn sống. Mái ấm chỉ còn là không gian của nỗi cô đơn. Nhưng chính từđó, người ta càng thôi thúc lấp bằng mọi hố ngăn cách để hòa mình với gia đình, tìm lại nơi trú ngụ tâm hồn bền vững và mong mỏi hạnh phúc là điều có thực.

Cặp nhân vật già-trẻ xuất hiện thường xuyên đã đem lại hình ảnh một xã hội vận động, với tất cả

sự mâu thuẫn và thống nhất, sự tiếp nối và đứt đoạn giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; giữa các thế hệ

trong một thời đại. Tuổi trẻ có hi vọng vào tương lai, sống cho tương lai và nhiều ham muốn lớn lao. Tuổi già đi đến trạng thái không còn bị ảnh hưởng bởi nó mà tất cả chỉ là sự chào đón – chào đón hạnh phúc, chào đón đau khổ, chào đón tiếng cười và những giọt nước mắt. Chính việc trao tự do, cho phép thanh niên được là chính mình, được tự do phát huy năng lực, hoài bão của mình mà không bị kiềm kẹp

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)