ĐI TÌM CON ĐƯỜNG CỦA CON NGƯỜI TỰ DO

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 52)

NGUYỄN KHẢI – CUỘC TÌM KIẾM MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT GIÀU TÍNH TRIẾT LUẬN

2.3 ĐI TÌM CON ĐƯỜNG CỦA CON NGƯỜI TỰ DO

Trong rất nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết, nhà văn đã dồn tâm huyết để miêu tả những con người tự do, dám sống theo niềm tin, lí tưởng của mình bất chấp mọi trở ngại, thử thách và cả mất mát. Một ông nhà báo tỉnh (Lc thi) vì muốn gìn giữ sự tự do của ngòi bút mà phải gánh lấy những vất vả, buồn tủi, cô đơn suốt cả cuộc đời. Còn anh thương binh mù (Cp v chng dưới chân động T Thc) vì không muốn là kẻ hèn nhát, muốn được tự do đối diện với những người chiến đấu và hi sinh vì đất nước mà phải hi sinh cả quyền được sống cho tương lai của mình. Trong tác phẩm Thi gian ca người có một nhà văn đại diện cho những người làm nghệ thuật. Một phụ nữ nắm giữ cương vị cao nhất của Đảng ở một huyện. Một cha xứ hết lòng phụng sự các con chiên. Một giám đốc nông trường

đại diện cho những người lao động sáng tạo. Những nhân vật trong Thi gian ca người được hiểu theo ý nghĩa tượng trưng ẩn dụ. “Sự kết hợp giữa năm chúng tôi vô tình mà giống như những thành phần trong sự vận động của xã hội”. [42, tr.769]. Cũng có thể hiểu đó là năm tố chất cấu tạo nên thế

giới trong sự vận hành màu nhiệm theo triết học phương Đông. Họ cùng mang một lí tưởng hành động lấy cái thiện để chế ngự cái ác, muốn xóa bỏ cái ảo tưởng quyền lực làm ngăn cách con người và dùng sức mạnh duy nhất là tình yêu. Con người khi ấy mới thực sự được giải phóng một cách triệt để và có

được tự do hoàn toàn. Họ chấp nhận dấn thân vào những thử thách cam go, đi trên con đường đơn độc mà không nản chí vì hiểu rõ nhân dân mình còn quá lạc hậu, còn bao nhiêu thói quen nô lệ, tự ti ảo tưởng đã ăn sâu trong tâm khảm không dễ xóa đi được. Nhân vật Quân đã nói:“Dẫu là phải mất đến hai, ba thế kỉ để biến hóa một nhân loại thích uy quyền và cũng thích cả làm nô lệ, thích tự do nhưng cũng thích được phụ thuộc, được che chở, thỉnh thoảng lại có những quyết định rồ dại, mù quáng thành một nhân loại sáng suốt, trưởng thành đâu phải là quá lâu.” [35, tr.284]. Thi gian ca người là thời gian con người đi tìm tự do của mình, tìm lại cái hình hài không còn bị bất kì một quyền lực nào (thế quyền, thần quyền) che bóng. Nhà văn có tham vọng muốn cải tạo con người cũ thành con người mới để hướng đến một mô hình xã hội lí tưởng xây dựng bằng tình yêu.

Đến tác phẩm Điu tra v mt cái chết, Nguyễn Khải lại đặt nhân vật đối diện với bi kịch bất lực của mộng tưởng gánh vác sự nghiệp cải tạo hội Thánh bằng chữ tâm. Chỉ bằng sức mạnh của niềm tin về Thượng đế trong tim mà Tư Tốn đã dám bất chấp sự thật, vượt qua mọi khó khăn để một mình gánh vác sự nghiệp to lớn trong đơn độc. Anh muốn làm cuộc cách mạng tôn giáo bằng tình yêu và niềm tin chứ không cần đến thủđoạn, mưu mô nhưng đã bị những người đồng đạo lợi dụng để rồi kết cục phải chết một cách oan ức. Nhưng trước khi chết Tư Tốn cũng đã kịp nhận ra mình là ai. Hóa ra chẳng là ai cả. Cứ tưởng mình là sứ thần do đấng Chí tôn phái đến, dùng sự thông minh mà đòi khai ngộ tâm đạo, dùng thiện chí mà cải tạo cả hội thánh đến khi biết được mình là ai thì cũng là lúc muốn

làm một người bình thường cũng không thểđược. “Cái hình hài ảm đạm nhất, thê lương nhất và cũng rõ ràng nhất (của Tư Tốn) vẫn là con người đang trốn chạy khỏi đồng đạo, trốn chạy khỏi cái mộng tưởng đã một thời là niềm tin của mình” [34, tr.170]. Một cái kết cục tất yếu của con người nhỏ bé mang khát vọng vượt ngoài giới hạn của mình. Một nỗi buồn thấm đẫm vì cái ảo tưởng về chính mình

đã đổ vỡ tan tành. Tư Tốn đã đi trên con đường thực hiện niềm xác tín của mình dù điều anh nhận được

ở cuối đường ấy là sự vô nghĩa của niềm xác tín ấy. Nhưng ai dám bảo con đường Tư Tốn đã đi là vô nghĩa. Đó là con đường mà ai được sinh ra trên đời đều phải bước qua cho dù họ có ý thức về nó hay không: Ta là ai trong cõi đời này? Và vẻđẹp hiện ra bất chấp mọi thất bại, ngộ nhận, lầm lạc chính là sự can đảm dấn thân của một con người đã thật sự sống. Dường như chính Nguyễn Khải cũng đã ngộ ra một điều gì đó rất khác trước, ít nhất là khác những gì ông đã nghĩ khi viết Thi gian ca người. Hình nhưđó cũng là nỗi buồn bã của người nhận ra mình đã mang cái khát vọng vượt quá giới hạn của bản thân mình. Và con đường mà nhà văn đang đi biết đâu cũng cô độc và buồn bã như thế. “Viết về cái lạ

lùng chỉ nhằm chiều lòng độc giả. Viết về cái giống nhau để mỗi người có cơ hội ngẫm về cái thân phận của chính mình” [34, tr.100] Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc những tác phẩm ấy có nguy cơ bị gạt đi, bị lãng quên trước khi chúng kịp có cơ hội được nhiều người đọc và ngẫm ngợi. Nỗi

đau trên con đường Tư Tốn dấn thân làm tôi chợt nhớ tới lời một nhà huyền môn trước khi mất đã nói:

“Tôi đã tìm và kiếm bản thân mình. Thay vì tìm thấy bản thân mình, tôi đã bị lạc trong vũ trụ. Giọt sương biến mất vào trong đại dương” (Kabir – một nhà huyền môn vĩ đại người Ấn Độ). Những khởi

đầu nhiều lầm lạc và khó khăn sẽ mở lối cho nhiều con người sau đó tìm ra con đường thật sự của mình, con đường thật sựđể hiểu được ta là ai trong cõi đời này. Và câu nói của nhà huyền môn nọ sẽ được thay thế bằng: “Tôi đã tìm và kiếm bản thân mình. Thay vì tìm thấy bản thân mình tôi đã tìm thấy toàn thể thế giới, toàn thể vũ trụ. Giọt sương đã không biến mất vào trong đại dương mà đại dương đã biến mất vào trong giọt sương”.

Hình ảnh cha già quản hạt (Cha và con và...) – một vị linh mục gần chín chục tuổi là một ông già quê mùa và thủ cựu, một người chỉ huy can đảm và sáng suốt, một thầy tu đã chán chường và chỉ

thích bông lơn, một nhà cách mạng, một người yêu nước, một triết nhân cô độc. Chứng kiến sự phức tạp của Tòa Giám và di sản đau buồn mà các bậc đi trước để lại, ông đã từ chối mọi bổng lộc và chức sắc, lặng lẽ sống và hành đạo tại một nhà thờ nhỏở vùng quê hẻo lánh. Ông đã sáng suốt lựa chọn cho mình một cách sống ung dung tự tại và thực sự trở thành người cha tinh thần của con chiên và của cả

những đồng nghiệp trẻ như cha Thư. Nhà văn miêu tả về cha già một cách rất mờ nhạt, na ná như bất kì một ông già nào đó, lại hay lẫn, toàn quên những việc khó quên (những nghi thức, lễ luật do chức sắc trong Hội Thánh đặt ra) nhưng luôn nhớ đặt mình ở ngoài những tham vọng quyền uy, danh vọng.

Chứng kiến sự phức tạp trong guồng máy của Tòa Giám, ông đã từ chối mọi bổng lộc và chứa sắc, lặng lẽ sống và hành đạo tại một nhà thờ nhỏ ở vùng quê hiu quạnh. Ông đã sáng suốt lựa chọn cho mình cách sống ung dung tự tại và thực sự trở thành một người cha tinh thần không chỉ của các con chiên mà của cả người đồng nghiệp trẻ tuổi là cha Thư. Suốt năm mươi năm những người được cha già xin ý kiến và hết lòng phục vụ chính là các giáo hữu – những người đứng dưới bậc thềm nhưng sẽ được Chúa “cất nhắc lên hàng đầu” vì cha tin rằng ý Chúa được thể hiện qua họ chứ không phải qua các

đấng bề trên. Cha già là một linh mục trọn đời tu chỉ tin ở Phúc âm chứ không tin lời người rao giảng. Cha già đã chỉ cho cha Thư một con đường để đem đạo hòa chung dòng chảy với đời đó là phải “thật lòng”, có “thật lòng” mới thanh thản gạt bỏ thành kiến, rũ bỏ quá khứđể trao tin cậy trong hiện tại. Nếu cha Thư phải chịu đựng sự thật bẽ bàng khi biết được những dối trá, mưu mô mà những người trong

đạo đã bày ra thì cha già đã là chứng nhân sống cùng cái quá khứ nặng nề của giáo hội suốt bao nhiêu năm. Ông là hiện thân của một nhân cách, bản lĩnh, khí phách của một linh mục ẩn nhẫn, lấy tuổi già “quên lẫn” làm vỏ bọc để truyền lại tình yêu chân chính của Phúc âm. “Hễ điều gì chúng ta buộc ở

dưới đất thì trên trời cũng sẽ buộc…”. “Vả, muối vốn tốt; song nếu muối đã nhạt đi, thì lấy chi mà nêm lại? Hoặc dùng để bón đất hay trộn phân đều không đáng, chỉ phải quăng ra ngoài đấy thôi.” [76, tr.551]. Cha già chính là hiện thân của tinh thần tự do. Ông đã dứt bỏđược mọi thứ ràng buộc nặng nề

nhất trì kéo con người ta. Đó là gánh nặng phải trả ơn và gánh nặng bị hàm ơn. Ông không để mình phải mang ơn rồi chịu đàn áp hay hãm hại của các chức sắc trong hội Thánh. Ông cũng có cách để giúp

đỡ xứđạo, cha Thư... mà không khiến họ phải mang gánh nặng hàm ơn. Đó chính là một cách sống ẩn

đi hình hài thật sự của mình, và chỉ tỏa bóng khi thật sự cần.

Cần giải phóng con người khỏi mọi ràng buộc về tư tưởng, tinh thần; đưa con người đi đến tự

do, tự nguyện, để nó có đủ điều kiện sáng suốt lựa chọn niềm tin, lí tưởng, từđó mà xác lập cho mình những xác tín nội tâm đủđem lại cho bản thân sự tiềm tàng về sức mạnh. Đó là những con người mang phong thái ung dung tự tại, trí tuệ mẫn tiệp sâu xa, lời lẽ hùng hồn sắc bén. Họ có thể yếu về thể xác nhưng tinh thần thì luôn luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Không chỉ những trí thức, đệ tử của các

đạo giáo mà ngay đối với những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày, tự do tinh thần luôn là một phẩm chất cao quý. Sinh trong truyện ngắn Lãng t, bà Hiền trong Mt người Hà Ni là những con người bình thường của cuộc sống hàng ngày luôn biết tự chủ, biết thoát khỏi mọi sự chi phối từ bên ngoài mình để họ có được một cách sống, một niềm tin sáng suốt, từđó có thể tự tìm được cho mình hạnh phúc, sự bình yên và những niềm vui.

Một phần của tài liệu Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)