NGUYỄN KHẢI – CUỘC TÌM KIẾM MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT GIÀU TÍNH TRIẾT LUẬN
2.2.2 Cô đơn trong chính mái ấm của mình:
Nguyễn Khải quan niệm gia đình là nơi trở về “ấm áp, hạnh phúc”, là nơi “nghỉ ngơi tuyệt đối an toàn”. Nhưng chính con người trong quá trình khẳng định vị trí cá nhân, giải phóng cá nhân đã gạt
đi bao nhiêu giá trị cũ bao gồm cả những giá trị hình thành nên nền móng gia đình. Chính – nhân vật trung tâm mở ra những cảnh đời, những thân phận lạc thời trong Một cõi nhân gian bé tí cũng là một kiếp sống lạc lõng, bơ vơ. Chính là một cán bộ tận tụy, mẫn cán, say mê công việc. Con đường công danh của anh khá thành đạt, có một thời được xã hội trọng vọng và vợ con vị nể. Nhưng thời thế thay
đổi, tất cả bỗng nhiên sụp đổ. Lương của Chính không nuôi nổi mình mà anh lại chỉ biết làm công ăn lương, phải sống nhờ vào tiền làm thêm của con, bị vợđay nghiến, con chê giáo điều. Vợ Chính khổ sở
than trách:“Làm vợ một thằng đạp xích lô nhưng vợ chồng quấn quýt vẫn sướng hơn làm vợ một anh trí thức rởm”. Thằng con Chính là con ông cháu cha mà phải làm việc cật lực đến không dám lấy vợ để
nuôi bố mẹ, nuôi em. Chính bất lực không biết cách xoay xở trước những nhu cầu cuộc sống của gia
đình. Lí tưởng sống một thời của anh nay bỗng trở nên cũ kĩ, lỗi thời, không còn ai buồn quan tâm tới. Anh trở thành kẻ cô độc, người thừa ngay trong gia đình mình. Mang nặng tâm sự, anh trở về làng để
mong tìm lại những điều quen thuộc nào ngờ bị bọn giàu có hãnh tiến độp vào mặt là làm cán bộ mà không biết tính toán cho cuộc sống về già. Chính chợt nhận ra sự xơ cứng của thế hệ mình và thèm
được chết ngay cái thời khắc ấy. Mọ Vũ một người cảđời thất bại, và phải trả giá cho lầm lạc của mình bằng cảđời cô độc. Trong những ngày cuối đời, ông nếm thêm mùi vị cô độc ngay chính nơi chôn nhau cắt rốn, lạc lõng vì thế hệ của ông đã rơi rụng gần hết, cô đơn ngay giữa mái ấm gia đình mình, ngay giữa đàn con cháu của mình. Vì ngày ông đi (là đi biệt cho tới gần cuối đời) thì con gái còn nhỏ xíu chẳng biết gì chí hướng của cha, thế mà vận nạn từđó đè nặng tới cuộc đời thằng cháu. Cái tâm trạng ông lúc cuối đời vềđoàn tụ gia đình mới thật thê thảm:“Người bị quản chế tại quê đưa mắt nhìn lơ láo khắp lượt, toàn người lạ, lạđất lạ người. Vậy nơi nào là quen, chẳng một nơi nào hết. Một đời người lưu lạc khắp nơi, chẳng nơi nào là thực sự gắn bó, nơi nào cũng là nhờ là tạm. Về hẳn ở quê sống với con cháu chưa hẳn là thân thuộc. Chẳng có ai thực sự chờ ông ởđó cả” [79, tr.14]. Vậy nên ông thực sự muốn chết, chết đểđền tội lỗi nhưng cũng không được. Ông ngẫm ra cái quy luật chua chát của cuộc
đời:“Người ta cứ thích chúc nhau sống đến trăm tuổi, rõ thật dại. Sống trăm tuổi là vô phúc lắm. Bạn bè chết hết, con cái cũng chết hết, cả cái thời đã sinh ra mình cũng chết nốt. Cái thời của mình đã chết tức là chết hẳn đấy ông ạ!” [79, tr.67]. Đúng là ông đã hóa ra lạc lõng bơ vơ vì cái thời ông sống đã qua từ lâu rồi.
Truyện Đổi đời là mâu thuẫn giữa một nhà văn quen sống và viết theo cái khuôn khổ cũ và những người thân đã thoát khỏi cái khuôn khổ sống của anh. Người đọc không thể đoán định được hành động nhân vật với tâm lí vừa bơ vơ giữa những người thân của mình, vừa nhẫn nhục chịu đựng những sự chỉ trích xỉa xói của họ, lại vừa muốn phát điên lên với tâm trạng một kẻ bịđẩy ra bên lề cuộc sống của chính gia đình mình. Liệu sự phẫn nộ có biến anh thành kẻ sát nhân như ý nghĩ trong cơn cùng quẫn của mình? Truyện Nơi vềkể về tình cảnh một đại tá về hưu có những năm tháng sống vì sự
nghiệp chung, có niềm vui chung bất tận. Khi về già ông mới biết đến cái buồn từ ngày vợ mất rồi nhận ra thời thếđã đổi thay nhiều. Cha con ông càng ở với nhau thì càng xa lạ bởi vì cuộc sống giữa cha và con, giữa những thế hệ khác nhau đã xuất hiện những mâu thuẫn. Ngôi nhà ấy trở thành nơi diễn ra va chạm giữa những quan niệm khác nhau, những cách sống khác nhau, những niềm tin và nguyện vọng khác nhau. Đồng tiền với sức mạnh ghê gớm đã biến các con ông trở thành những kẻ nô lệ mù quáng.
Ông hoàn toàn lạc lõng ngay trong tổ ấm do chính tay mình xây dựng. “Thắng tất cả mà chịu thua những đứa con. Giải phóng cả nước nhưng về già lại không còn nơi để ở. Buồn cười thay và cũng đau
đớn thay” [70, tr.44]. Chính khi nếm mùi cô đơn ngay trong ngôi nhà mình thì ta mới biết tận cùng cô
đơn sâu đến nhường nào. Bởi đó là không gian cư trú, không gian tồn tại, không gian của hạnh phúc, của đau khổ, của kỉ niệm. Nhưng các nhân vật của Nguyễn Khải lại bị lạc trong chính nhà mình, vì họ đã đi quá lâu trên những con đường không dẫn về nhà, không dẫn tới chính mình, không giữ được sợi dây liên kết với người thân, không dàn hòa được với những mâu thuẫn sống. Mái ấm chỉ còn là không gian của nỗi cô đơn. Nhưng chính từ đó, người ta càng thôi thúc lấp bằng mọi hố ngăn cách để hòa mình với gia đình, tìm lại nơi trú ngụ tâm hồn bền vững và mong mỏi hạnh phúc là điều có thực.