NGUYỄN KHẢI – CUỘC TÌM KIẾM MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT GIÀU TÍNH TRIẾT LUẬN
2.1.1 Nhà văn và sự lựa chọn đơn độc
Sáng tác của Nguyễn Khải không phải là món giải trí nhẹ nhàng. Nó là loại văn chương đầy trăn trở suy tư. Tính chất này bắt nguồn từ quan điểm văn học chính là hiện thân của lương tâm, nó mang tham vọng rộng lớn lí giải hiện thực, là sự nhận thức sâu xa về bản chất và giá trị con người. Đọc văn Nguyễn Khải chủ yếu không phải là đọc truyện mà là đọc vấn đề. Nhân vật của ông là nhân vật loại hình, tùy vào hoàn cảnh được phản ánh và viết ra thường nghĩ suy theo các phạm trù mà nó được đặt vào nên văn chương dễ sa vào thuyết lí làm người đọc mệt mỏi. Nhà văn đã gần như bỏ qua khía cạnh bản năng trong con người. Người đọc thấy rõ sự chi phối của ý thức mà không hề thấy vai trò của bản năng trong đời sống nhân vật. Những trang sách của Nguyễn Khải không có cái rung cảm mãnh liệt của những nhu cầu bản năng con người mà thay vào đó là hình ảnh của con người suy nghĩ. “Vì thế nhiều khi ta có cảm giác như những con người nhà văn miêu tả cứ trần trần, trụi trụi, còn cuộc sống thì khô khô khẳng khẳng” [96, tr.44]. Nhưng chính bằng bản lĩnh nhà văn, Nguyễn Khải luôn biết cách hòa tác phẩm của mình vào không khí xã hội đương thời và lôi kéo độc giả tham gia vào cuộc đối thoại trước những tranh cãi, chọn lựa, nhận thức lại. Nguyễn Khải từng chia sẻ rằng cứ kiên trì viết văn cảđời rồi cũng sẽ thành một cái gì đó là của riêng mình không lẫn lộn với ai. Văn ông khó mà đọc một mạch, tràn ngập những suy lí nên cứ phải dừng lại suy nghĩ. Khi gấp sách lại, dường như trong lòng người
đọc vẫn có một khoảng trống thiếu hụt khô lạnh và mệt mỏi. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét:“Truyện gì mà toàn nói chính trị, toàn bàn về thời cuộc, thời sự, toàn luận vềđạo lí. Hầu như không có tình yêu cho nó mùi mẫn một tí. Nhiều truyện cũng chẳng có tình tiết li kì. Vậy mà nói chung truyện nào cũng
đọc được, thậm chí hấp dẫn. Riêng tôi đọc báo, cứ thấy có tên Nguyễn Khải là thế nào cũng phải đọc”
[95, tr.323]. Ông có thể kích thích sự chú ý tối đa và ngay tức khắc của độc giả và cũng có thể làm cho người ta mệt và chán vì "sự lạnh lùng", "khô khan", "nói nhiều hơn hình tượng của mình". Có người cho rằng những sáng tác của Nguyễn Khải ít người đọc, hình như chính ông đã chọn bạn đọc cho mình. Và không phải những độc giả yêu mến ông đã đồng cảm hoàn toàn với ông. Vả chăng sự yêu thích những câu chuyện trần thuật, kể lể về những tình cảm, rung động yêu ghét, giận hờn, chia li kia mới là niềm say mê cố hữu của loài người. Nó đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đại đa số công chúng. Còn nhà văn vẫn đi trên con đường nhỏ, ít người lui tới nên những cơn gió lạnh đã dồn cả vào một người. Nhà văn tự thú rằng mình chưa từng “biết mê muội trong niềm tin của mình, biết đi tới cùng cái yêu cái ghét, là cái văn chương khó chịu, đôi khi còn rất khó hiểu với người đương thời” [79, tr.157]. Với phong cách triết luận thấm đẫm, bản thân sự kiện và biến cố không được Nguyễn Khải chú trọng bằng quá trình diễn biến tâm lí nhân vật thông qua các sự kiện, biến cố. Mọi tình tiết bất ngờ, hay việc giải quyết vấn đềđều được lí giải rõ ràng, tuần tự về mặt nhân quả. Như bản thân thế giới tự nhiên, thế giới tinh thần của con người luôn tồn tại cái phần không thể cắt nghĩa được. Việc luôn muốn đi đến cùng mọi ngóc ngách của đời sống tinh thần cứ mãi là một khát vọng dù chỉ cách có một gang tay mà với hoài không tới. Và còn một lẽ nữa là nếu cứ cố công cắt nghĩa mọi thứ thì bản thân chúng lại bị tước đi cái vẻđẹp bí ẩn quyến rũ vốn dĩ của mình. Nên có lẽ nhà văn đôi lúc cũng nếm trải niềm luyến tiếc cay
đắng của những đối tượng sau khi đã qua bàn tay “phẫu thuật” không còn giữ cái đẹp nguyên sơ ban
đầu nữa.