Eugéne de Rastignac.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 87 - 96)

Eugéne de Rastignac là một trong những nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong Tn trò đời với trên 20 phẩm khác nhau, khi là nhân vật phụ, khi là nhân vật chính. Nhân vật này được đặt trong mối hoàn cảnh với nhiều hoàn cảnh xã

hội khác nhau; từ quán trọ bà Vauquer, đến phòng khách thượng lưu của các phu nhân quý tộc De Restaud, De Nucingen, De Beauséant, đến thành Arcis … Thông qua đó, Rastignac nghiễm nhiên biến đổi tính cách từ một sinh viên nghèo có lương tâm trong sáng nhưng rồi với những bài vỡ lòng về trường đời của Vautrin, những hoạt động mờ ám của vợ chồng Nucingen, anh ta đã nhảy lên chức bộ trưởng và cũng tinh quái, chiễm chệ như ai, rồi trở thành con rể trong gia đình nhà ngân hàng triệu phú Nucingen, làm nhân tình của bà mẹ vợ. Nói chung là anh ta đã biến đổi hoàn toàn, từ một người được xã hội dìu dắt và dạy bảo, anh ta trở thành người đi dẫn dắt, gà bài cho những chàng trai trẻ khác.

Rastignac là hiện thân của một thế lực đang lên trong xã hội bấy giờ. Do đó cứ mỗi lần xuất hiện là nhân vật này lại có sự thay đổi theo xu hướng xích lại gần giới tư sản cho đến lúc trở thành một trụ cột của chế độ đó. Tương lai thuộc về những người như anh ta. Vì thế dù nhiều nhà nghiên cứu đã cất công đi tìm nguyên mẫu của Rastignac ngoài đời thì với nhân vật này ta vẫn nên hiểu là một điển hình của văn học, có ý nghĩa khái quát cao, nguyên mẫu ngoài đời chỉ là những gợi ý đầu tiên của thực tế mà thôi. Khắc họa một nhân vật từ chỗ có “sự giáo dục ban đầu chỉ toàn về nề nếp thanh nhã” thành một nhân vật thượng lưu quý phái điển hình của các kiểu ăn chơi và tiến thân, Balzac đã vẽ ra con đường tha hóa của một lớp người trong xã hội “vàng thay kiếm”, theo phương thức bán linh hồn cho quỷ sứ.

Được giới thiệu trong Lão Goriot: “Thuộc vào số những thanh niên phải học lao động để kiếm sống, và từ bé thơ đã hiểu được rằng những người ruột thịt đã gửi gắm ở họ biết bao hi vọng, và họ chuẩn bị cho mình một bước đường công danh rực rỡ sau khi cân nhắc cái hữu ích của kiến thức và làm cho sự học của họ thích hợp với bước phát triển sắp tới của xã hội, đang mong được là những người đầu tiên hưởng thụ những thành quả của nó”[4, tr.37]. Ta biết đây là một chàng trai trẻ giàu tham vọng, muốn lao vào cái vòng xoáy

đang quay cuồng của xã hội nhưng vẫn tin vào tài năng của mình. Nhưng rồi “qua những bài học vỡ lòng kế tiếp ấy, chàng ta mở mắt ra, nhìn xa trông rộng hơn và cuối cùng thì thấy rõ được mọi tầng lớp người trong xã hội. Bắt đầu thì chàng ta ngắm nghía những cỗ xe ngựa nối đuôi nhau trên đường Champs – Elysées trong một buổi đẹp trời nhưng chẳng bao lâu chàng ta đâm ra ao ước những chiếc xe ấy … Những mộng tưởng thời thơ ấu, những nếp nghĩ của con người tỉnh nhỏ trong đầu óc chàng biến mất …”[4, tr.45]. Từ một chàng trai “chỉ muốn trông chờ vào tài trí của mình (…) chàng muốn nhắm mắt vào việc học”, chẳng bao lâu sau, đã thấy cần thiết “phải gây ra những mối giao du, chàng nhận thấy nữ giới có một thế lực rất lớn trong xã hội, thế là đột nhiên chàng quyết định lao vào chốn giao tế để tranh thủ cho được những phụ nữ đỡ đầu …”[4, tr.46]. Từ đó, anh ta bám vào gấu váy của những De Delphine, De Beauséant …, xem họ là cái đòn bẩy không thể thiếu để tiếp xúc và chinh phục xã hội, và với cách đó, anh ta đã thành công, thành công rực rỡ.

Không phải ngẫu nhiên mà trong Lão Goriot, vai trò của Rastignac lúc đầu chỉ là người chứng kiến, theo dõi và lí giải các sự thật đang diễn ra xung quanh mình. Tức là anh ta đang chỉ là một kẻ ngoài cuộc, đang quan sát, đúng hơn là đang thăm dò để đến cuối tác phẩm mới quyết định xâm nhậm vào xã hội đó. Là người trung gian, Rastignac có điều kiện thâm nhập và quan sát cả hai môi trường, có khả năng đánh giá, nắm bắt ý nghĩa của hoàn cảnh. Balzac từng nói rằng phải nhờ Rastignac mới “thấu hiểu được những bí ẩn của một tình cảnh kinh khủng mà kẻ gây ra cũng che giấu kỹ càng như người chịu đựng”[27, tr.78]. Bên cạnh đó, Rastignac là một nhân vật độc lập, biểu hiện một dòng chủ đề riêng, chủ đề về những người trẻ tuổi, từng được Stendhal đề cập trong ĐỏĐen. Mới từ tỉnh lẻ lên Paris, Rastignac thấy xung quanh đầy bí ẩn: trong đêm khuy khoắt, lão Goriot vừa khóc vừa xoắn chiếc bình súp bằng bạc, Vautrin êm lặng ra vào quán trọ khi cổng đã cài then, sáng sớm nữ bá tước De Restaud đi bộ đến phố vắng v.v… Và quá trình nhận thức thế giới

cũng là quá trình phát triển nội tâm của chàng thanh niên. Càng trưởng thành về phương diện tinh thần, anh ta càng mất dần ảo tưởng của tuổi trẻ, mất dần những phẩm chất đạo đức, mất dần ý nghĩ ban đầu tốt đẹp của anh: “Tuổi trẻ của ta hãy còn trong xanh như bầu trời chưa gợn mây (…). Ta quyết làm việc một cách cao quý, trong sạch, ta quyết làm việc ngày đêm, chỉ do cần cù mà nên sự nghiệp (…). Còn gì đẹp đẽ hơn ngắm cuộc sống của mình và thấy nó trong trắng như bông huệ”[50, tr.57].

Sự biến đổi trong Rastignac diễn ra do sự tác động của thực tế được chứng kiến và nếm trải: ở quán trọ Vauquer, anh trực tiếp số phận người cha không còn tiền bạc; đến nhà Anastasie de Restaud, anh thấy sự ngoại tình; nghe hai phu nhân De Beauséant và De Langeais trò chuyện, anh biết được tình thân giả dối; cũng ở các phòng khách trên, anh hiểu sự cao ngạo của giới quyền quý; tới sòng bài cùng Delphine, anh khám phá nỗi khốn cùng thanh lịch; vũ hội tại dinh thự De Beauséant phơi bày tâm địa chị em nhà Goriot … Ngoài những bài học thực tế, Rastignac còn lĩnh hội lý thuyết về sự thành đạt từ hai người dìu dắt là bà De Beauséant và Vautrin. Dù họ ở hai đầu bậc thang xã hội – một nữ chúa của giới thượng lưu và một tên tội phạm sống ngoài phòng pháp luật – nhưng luận điểm của họ thống nhất một cách kỳ lạ. Nữ tử tước khuyên chàng trai trẻ: “Càng tính toán lạnh lùng bao nhiêu, cậu càng tiến xa bấy nhiêu …Chỉ nên dùng người, đàn ông cũng như đàn bà, như những con ngựa trạm mà cậu sẽ bỏ mặc cho đến chết lăn ra ở mỗi trạm đường, như vậy cậu sẽ đạt tới tuyệt đỉnh mọi điều ao ước”[50, tr.355]. Và bà ta kết luận: “Đời thật đê mạt và tàn nhẫn”[4, tr.100]. Còn Vautrin thì trắng trợn: “Đời cũng tanh tưởi như xó bếp”[4, tr.132], mà các chàng trai muốn tiến thân thì “phải tiêu diệt nhau như những con nhện cùng trong một cái bình …Phải lao vào đống người ấy như một viên đạn đại bác hay phải len lỏi như bệnh dịch hạch. Lương thiện thì chẳng được gì ráo”[50, tr.358].

Thực ra Rastignac có đấu tranh nội tâm, có nhận thức được cái đồi bại, nhưng không cưỡng nổi nó. Anh đã ngần ngại, nhưng rồi vẫn xin tiền mẹ và em gái, nhận được tiền, anh “nước mắt chan hòa” tự xỉ vả nhưng rồi vẫn dùng tiền đó may sắm quần áo cho những buổi tiệc tùng; linh cảm rằng Delphine “có thể bước qua xác cha để đi dự vũ hội” nhưng anh “không đủ sức để đóng vai người giảng giải lẽ phải trái, không đủ can đảm làm phật lòng nàng, cũng chẳng có khí tiết rời bỏ nàng”[4, tr.295]. Kết thúc tác phẩm này, sự khai tâm đã hoàn tất. Chôn cất Goriot, Rastignac vùi theo “giọt nước mắt cuối cùng của người trai trẻ”[4, tr.333]. Và với lời thách thức xã hội “Bây giờ, chỉ còn mày với ta”[4, tr.334], Rastignac đã thể hiện tham vọng trở thành “đao phủ” của mình, tức là anh ta đã không thể cưỡng được những dục vọng phổ biến của thời đại, anh ta không thể đứng ngoài dòng chảy rộng lớn của thời đại. Đây có vẻ như lời thách thức, nhưng thực chất là sự đầu hàng, anh ta chấp nhận cuộc chơi, quyết gia nhập đám “đạo tặc đi tất màu vàng”, những kẻ tham tàn thanh lịch. Và hành động “thách thức” đầu tiên của anh ta là đóng bộ lịch lãm đến dự tiệc ở nhà Delphine de Nucingen. Anh sẽ phục tùng quy luật xã hội, làm cho mình thích nghi với nó, và từng bước chinh phục nó.

Sự thành công sau này của Rastignac còn xuất phát từ sự tính toán tinh vi và hết sức thức thời của cá nhân anh ta. Từ tỉnh nhỏ lên Paris, anh ta mang theo những khát vọng cao đẹp, những lý tưởng chính đáng. Tiếp xúc với thực trạng xã hội, thấy xã hội chỉ thừa nhận anh, trọng vọng anh khi anh có tiền, thật nhiều tiền, Rastignac nhanh chóng bị đồng tiền ám ảnh. Từ đó anh ta quyết tâm tầm sư học đạo để giải cho ra bài toán hắc búa này. Tuy nhiên anh ta không tiếp thu một cách máy móc, thiếu suy nghĩ mà rất bình tĩnh suy xét để lựa chọn ra cách tiếp cận xã hội như thế nào có lợi và nhanh chóng nhất, lại hợp pháp. “Sư phụ” đầu tiên Vautrin mách nước: “Nếu muốn chén mút thì phải bẩn tay; có điều là cậu phải biết chùi rửa cho sạch; đó là tất cả đạo lý ở thời đại chúng ta”[4, tr.132]. Từ đó Vautrin rút ra cách giải quyết: giết người để

chia hoa hồng, nghĩa là tự nguyện trở thành quỷ sứ. Tuy nhiên cách “đạo diễn” của Vautrin không được Rastignac chấp thuận. Kiểu thức tính cách của hai nhân vật ở đây hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của đối tượng miêu tả. Vautrin là con người sống ngoài rìa xã hội. Hắn hành động một cách quyết liệt và trắng trợn. Còn Rastignac vẫn còn là một chàng trai đang còn khí chất “do dự, phân vân” của “người miền Nam”, còn những nết tốt đẹp vốn là bản chất của con người nông dân, còn mang trong mình những điều căn bản của một người có giáo dục, và đúng hơn là do cái tính toán khôn ngoan của anh ta mà kiểu tiền trao cháo múc không được anh ta thuận theo. Cũng là bán linh hồn cho quỷ sứ cả thôi, song anh ta cần một bản giao kèo hợp thức và đi tìm một phương cách khác. Anh ta sẽ chinh phục xã hội bằng cách “giao tiếp với xã hội thương lưu” qua một bà giáo quý tộc, bởi anh ta đã nhận ra một bài học rất quan trọng, đó là “nữ giới có một thế lực rất lớn trong xã hội”. Bà giáo đó chính là nữ tử tước De Beauséant, một bà con xa, đã nhận lời đỡ đầu cho anh ta. Qua những bài lên lớp của bà tử tước này, đặc biệt là cảnh đấu khẩu giữa bà này với nữ công tước De Langeais: một cảnh “chiến trận” của nữ giới thương lưu và là bài học vô giá của anh ta. Kết quả là “Từ gian biệt thất màu xanh của phu nhân De Restaud đến phòng khách màu hồng của phu nhân De Beauséant, chàng đã học được ba niên khóa bộ Luật Paris mà người ta không nói đến, mặc dù cái môn luật ấy là một thứ phán lệ xã hội cao cấp, nếu thuộc nó và ứng dụng tốt, thì sẽ đạt được tất cả mọi điều”[4, tr.91].

Anh ta đã hiểu. Bài học bán linh hồn đã được nhập tâm. Bài toán cuộc đời đã có cách giải. Đó là: lấy thất bại của người khác và đẩy người khác vào thất bại để làm đá lát đường tiến thân, lấy tính mạng và hi sinh tính mạng người khác để xây đài cao danh vọng. “Cậu cứ coi cả đàn ông và đàn bà như nhưng con ngựa trạm và bỏ mặc chúng chết lăn ra ở mỗi chặng đường, cứ như thế, cậu sẽ đạt tới tột đỉnh của niềm mơ ước”[4, tr.100]. Bởi lẽ “đời là vũng bùn” như lời diễn đạt của bà De Langeais, “đời là đê mạt” theo cách nói của bà

De Beauséant, hay đời là bẩn thỉu dưới mắt Vautrin, thì muốn bước vào đời phải nhuộm đen lương tâm đi đã, phải bán linh hồn cho quỷ sứ đi đã. Bà Beauséant còn trao cho Rastignac chiếc chìa khoá vàng. Đó là phu nhân Delphine de Nucingen, người “sẵn sàng liếm hết bùn từ phố Thánh Laza đến phố Gronen” để được vào phòng khách của Beauséant. Như kẻ u mê lâu ngày bừng tỉnh, Rastignac tình nguyện trở thành người “châm lửa cho ngòi mìn” của De Beauséant. Việc bán linh hồn đã được quyết định và thời điểm anh ta giơ nắm tay lên thách thức Paris chính là thời điểm kí giao kèo.

Chung quy lại, dù theo cách của Vautrin hay cách của De Beauséant, cuộc đời Rastignac cũng không lọt ra ngoài phạm vi sức hút của đồng tiền vạn năng. Vì vậy việc bán linh hồn cho quỷ sứ là giải pháp tất yếu mà hắn phải lựa chọn, và cũng là quy luật tha hóa nhân phẩm. Do vậy, bán linh hồn cho quỷ sứ trở thành phương thức nghệ thuật tiêu biểu có khả năng khám phá và tái tạo sâu sắc cái hiện thực phũ phàng này. Và như vậy, Lão Goriot kết thúc song lại mở ra một trang mới trong cuộc đời Rastignac, anh sẽ từ quán trọ Vauquer bước vào những không gian khác với những cương vị, vai trò xã hội khác: một tay ăn chơi sành sỏi trong Miếng da la, o tưởng tiêu tan, Lut đình ch

v.v…, nhà đầu tư chứng khoán trong Nhà ngân hàng Nucingen và một bộ trưởng quan trong của chính quyền cai trị trong Đại biu x Arcis. Cuộc đời Rastignac qua các tác phẩm diễn ra theo chiều hướng càng về sau càng ngoi lên địa vị cao hơn. Và tìm hiểu nhân vật này, chúng ta không thể chỉ tập trung vào bất kỳ một tác phẩm riêng rẽ nào.

Từ chỗ là một người được chỉ dẫn trong Lão Goriot, đến những tác phẩm sau, Rastignac từng bước lột xác, anh ta bắt đầu “lên lớp” những chàng “nai tơ” khác. Anh ta trở thành kẻ mách nước cho những thanh niên tham vọng khác. Trong Lut đình ch, anh ta là một kẻ đầy mưu toan và thủ đoạn, công khai mục đích của mình khi quyến rũ hầu tước phu nhân D’Espard: “Vợ một chính khách là một cơ quan để cai trị, là một bộ máy để ca tụng, để vái chào;

bà ta là công cụ hàng đầu, công cụ trung thành nhất mà kẻ tham vọng sử dụng; cuối cùng là một người bạn có thể chịu liên lụy mà không nguy hiểm, mà ta phủ nhận không hề hấn gì”[5, tr.24]. Anh ta “nhìn thấy chức bộ trưởng trong việc chinh phục bà D’Espard; bởi vậy anh phụng sự bà trước khi sử dụng bà”[5, tr.92]. Anh ta khuyên Bianchon kiếm một cô vợ giàu hoặc quý tộc: “Hãy làm như ông thầy Desleip của cậu ấy, hãy trở thành nam tước, sao cho được gắn huy chương thánh Missen, hãy trở thành nguyên lão nước Pháp và gả con gái cho các vị quận công”[5, tr.109]. Thậm chí khi Bianchon tỏ ý đoạn tuyệt với mánh khóe của mình, Rastignac còn thốt lên: “Tội nghiệp Bianchon! Cậu ấy mãi mãi chỉ là một con người chính trực mà thôi”[5, tr.28]. Những lời lẽ làm chúng ta nhớ lại ngôn từ mà Vautrin hay bà Beauséant đã từng khuyên giải Rastignac trong Lão Goriot. Tuy nhiên trong Lut đình ch, Rastignac vẫn là một tính cách không thuần nhất, anh ta cũng ý thức được cuộc sống khắc nghiệt mà mình đang phải đối phó. Anh thừa nhận với Bianchon: “Cậu sẽ được hạnh phúc nơi đáy nước, trong khi mình luôn vật lộn trên mặt nước với phong ba, cho tới lúc bị chìm, mình xin cậu cho trú ngụ trong hang động của cậu”[5, tr.28]. Tức anh ta ý thức được cái giá mà mình phải trả cùng với quá trình thỏa mãn dục vọng cá nhân của mình, chỉ có điều là anh ta không thể cưỡng lại được. Cho nên cùng với sự tự ý thức đó, anh ta

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)