Motif nhân vật bán linh hồn cho quỷ sứ.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 85 - 87)

Motif bán linh hồn cho quỷ sứ – còn gọi là motif kiểu Faust – vốn rất quen thuộc trong văn học phương Tây và được sử dụng rộng rãi dưới nhiều hình thức ngữ nghĩa khác nhau. Có thể được hiểu như là quá trình nỗ lực vươn lên không ngừng: quá trình hoàn thiện Chân – Thiện – Mĩ liên tục; nhưng nó cũng được hiểu như là một sự sa đọa có ý thức, không cưỡng được, một cuộc hưởng thụ cuộc đời trong vực thẳm của tội lỗi … Balzac nghiêng về nét nghĩa thứ hai này. Cũng cần hiểu rộng ra khái niệm “quỷ sứ”, ở Balzac, nó không còn được hiểu một cách trực tiếp như hình tượng Méphistophélès trong Faust

của Goethe, mà chính là đồng tiền, là quyền lực, là dục vọng thấp hèn.

Motif bán linh hồn cho quỷ sứ là một motif rất đặc trưng trong thế giới nhân vật của Tn trò đời. Bằng phương thức bán linh hồn cho quỷ sứ, Balzac đã tạo ra “một thế giới khác cho riêng ông”. Ông đã chuyển hóa “thực tại thành giấc mơ và giấc mơ thành thực tại”. Tác phẩm hiện lên với nhiều lớp nghĩa khác nhau. Nó không chỉ ở sự chân thực của các chi tiết, ở tính các điển hình trong hoàn cảnh điển hình mà còn nằm ở cấp độ khái quát: thế giới của

Tn trò đời là thế giới của những kẻ bán linh hồn cho quỷ sứ. Tuy nhiên ở đây

chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự chuyển biến trong tính cách của nhân vật qua các lần xuất hiện khác nhau trong các tác phẩm: ở tác phẩm này anh ta còn là một nhân vật tích cực, thể hiện những phẩm chất nhân bản thì sang tác phẩm khác, anh ta đã biến thành “quỷ sứ”. Theo cách hiểu của chúng tôi, loại nhân vật này – xét trong toàn bộ Tn trò đời – tương đương với loại nhân vật lưỡng diện, tức là nhân vật không phải là chính diện nhưng cũng không hoàn toàn là phản diện.

Trong Tn trò đời có rất nhiều nhân vật mà ta khó xếp họ vào một ô rạch ròi: chính diện hay phản diện. Có thể ở tác phẩm này anh ta chưa hẳn là nhân vật phản diện nhưng sang tác phẩm khác anh ta đã đánh mất mình. Đây là loại nhân vật được đặt giữa hai loại nhân vật kia, ban đầu sức ảnh hưởng của hai phía là tương đương, như trường hợp Rastignac giữa Vautrin và Bianchon trong Lão Goriot, nhưng dần dần, theo xu hướng chung, họ dần ngả sang phía phản diện. Điều này vừa nói lên sức hấp dẫn của bản thân những kẻ lưu manh, vừa thấy được sự áp đảo của cái xấu trước cái tích cực, và vừa thể hiện cái xu thế chung của sự vận động tính cách con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh. Đây cũng là loại nhân vật có sức hấp dẫn nhất trong thế giới nhân vật tái xuất hiện của Tn trò đời, bởi nó phản ánh sinh động và chân thực nhất quá trình vận động của tính cách con người nói chung trong thời đại lúc bấy giờ, đó là những tính cách mở, vận động chứ không đứng im, nó có thể luôn luôn thay đổi, diễn biến theo sự vận động của cuộc sống.

Sự xuất hiện của các nhân vật qua các tác phẩm khác nhau khắc họa nên những quá trình vận động khác nhau của tính cách nhưng chung quy lại là quá trình tan vỡ dần những ảo tưởng ngây thơ, mất mát dần những phẩm chất tốt đẹp cho sự chi phối của thực tế tư sản và ý thức hệ tư sản. Tức là một quá trình tha hoá dần, phản diện dần những phẩm chất chính diện. Số phận họ khác nhau, có kẻ thành công như Rastignac, có kẻ thất bại như Lucien Chardon, nhưng tất cả đều bị xã hội chinh phục, hủy diệt, hoặc về thể chất, hoặc về tâm hồn. Chính Balzac viết trong phần Kho sát phong tc thế k XIX: “Vào tuổi hai mươi, mọi tình cảm được bộc lộ một cách hào hiệp; ba mươi tuổi thời tất cả đã được tính toán, con người trở thành ích kỷ”[26, tr.46]. Điều này lí giải vì sao nhiều nhân vật trong Tn trò đời thường đẹp nhất lúc họ còn trẻ, còn càng già dặn hơn họ càng đánh mất cái vẻ đẹp đó. Trong quá trình đó, các nhân vật thường sẽ chưa bán mình cho quỷ sứ khi anh ta còn trẻ, còn là những chàng trai vừa rời làng quê lên đô thị mang theo những hoài bão lớn nhưng tâm hồn

còn trắng trong, chưa bị vẩn đục, để rồi sau đó, cùng với quá trình tiếp xúc với xã hội tư sản, anh ta dần đánh mất mình, đến độ tuổi trung niên thì việc bán mình đó đã hoàn thành. Cách lí giải trên thoạt nhìn có vẻ “sinh vật học”, tuy nhiên thực ra cách nói của Balzac nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của cuộc sống xung quanh đối với sự phát triển tính cách. Bởi cùng sự tăng lên về tuổi tác thì khả năng thâm nhập của anh ta vào cuộc sống cũng tăng lên, cùng với sự “trưởng thành” của tính cách trong xã hội tư sản: như vậy đây là một cái nhìn có giá trị về mặt xã hội học.

Xét trong các kiểu nhân vật trong Tn trò đời, kiểu nhân vật bán linh hồn cho quỷ sứ là một phương tiện nghệ thuật đắc dụng góp phần tạo nên giá trị phê phán. Nó được dùng để thể hiện kiểu con người dục vọng. Tuy nhiên, ở Balzac có hai kiểu dục vọng đối lập nhau: dục vọng hướng thiện, ở đó con người đam mê với khát vọng của chính mình, vượt lên trầm cao hiểu biết mới; và dục vọng hướng ác, con người trượt dài trên con đường tha hóa, bán mình cho quỷ dữ, con người trở thành nạn nhân của chính nó và là tội nhân của xã hội. Ở đây, chúng tôi đang bàn đến kiểu nhân vật có dục vọng hướng ác.

Chất liệu bán linh hồn cho quỷ sứ, một mặt mang sức mạnh khái quát về xã hội đương thời, mặt khác nó là chất liệu cố kết hiện thực, tạo ra nền tảng vững chắc cho chủ nghĩa hiện thực Balzac. Bán linh hồn cho quỷ sứ diễn tả sâu sắc sự tha hóa của con người trong xã hội đồng tiền. Sự tha hóa này không chỉ diễn ra trên bình diện xã hội rộng lớn, mà còn diễn ra trong từng cá thể của xã hội. Đó là cuộc vật lộn trường cửu giữa phần Con và phần Người trong mỗi một con người. Vì vậy, bán linh hồn cho quỷ sứ ngoài ý nghĩa là một kiểu khái quát hiện thực, nó còn mang ý nghĩa nhân văn phổ quát.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)