Pho lịch sử phong tục, phong phú, đa dạng, xác thực.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 43 - 48)

Nói về Balzac, Engels viết: “…Balzac trong Tấn trò đời, bầy ra cho chúng ta lịch sử hiện thực kỳ diệu nhất cho xã hội Pháp, bằng cách mô tả dưới hình thức một ký sự phong tục, hầu như từng năm một, từ 1816 đến 1848, sức ép ngày càng mạnh của giai cấp tư sản đi lên đối với giai cấp quý tộc được phục hồi sau năm 1815(…) chung quanh bức tranh trung tâm đó, ông trải ra cả lịch sử xã hội Pháp, ở đó tôi đã học được, ngay cả những chi tiết kinh tế

(…) nhiều hơn là trong tất cả các sách của sử gia, nhà kinh tế học, nhà thống kê chuyên nghiệp thời đó gộp lại”[24, tr.29]. Và ngay chính Balzac đã viết trong Li nói đầu: “Với rất nhiều kiên trì và can đảm, có lẽ tôi sẽ thực hiện được cuốn sách về nước Pháp thế kỷ mười chín, cuốn sách mà tất cả chúng ta đều lấy làm tiếc rằng La Mã, Athènes, Tyr, Nemphis, Ba Tư, Ấn Độ, rủi thay, đã không thể để lại cho chúng ta”[3, tr.91].

Balzac không có ý định viết lịch sử nước Pháp, việc này đã có các nhà viết sử, ông chỉ muốn viết lịch sử các phong tục thời đại ông. Tất cả các quyển sách của ông hợp lại sẽ thành '' bộ thông sử xã hội, bộ sưu tập các sự kiện và các hoạt động của xã hội'' mà '' mỗi quyển có một ý nghĩa riêng, có nghĩa riêng của nó và thể hiện một thời kì trong cuộc nhân gian''[3, tr.57]. Có thể nói Balzac đã đưa tất cả nước Pháp vào trong Tn trò đời. Với ý thức "ganh đua với hộ tịch", Balzac đã xây dựng Tn trò đời thành cuốn sử biên niên gần như từng năm một của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Geogers Saint nhận xét: “Nhờ ông, thời đại của chúng ta được các thế hệ tương lai hiểu biết một cách sâu sắc nhất…”. Xét về không gian miêu tả, ta thấy có Paris và các tỉnh lẻ gần, xa với đủ các sự kiện chủ yếu của cuộc sống từ đô thị đến làng quê thông qua các điển hình, các không gian địa lí, gia hệ, gia tộc, gia huy. Balzac đã đi từ những vùng nông thôn hẻo lánh đến Paris nhốn nháo, sầm uất, từ khu phố nghèo của người lao động đến các lâu đài sang trọng ở Saint – Germain, từ khu ổ chuột nghèo khó đến các phòng khách sang trọng dành cho các bữu tiệc linh đình của giới tư sản – quý tộc ở Paris, và từ Paris, Balzac toả về các vùng quê, cho nhân vật vượt biên giới nước Pháp đến Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ai Cập, Sibérie, Trung Hoa v.v…Tt trò đời miêu tả hết sức tỉ mỉ thế giới bên ngoài, quần áo, nhà cửa, phong cảnh từ Paris đến tỉnh lẻ, từ các thính phòng thượng lưu đến gian gác xép của người nghèo, từ khách sạn sang trọng đến những quán ăn rẻ mạt, rồi đường phố, đồng ruộng, nhà tù, trại lính v.v…Một đại quân hùng hậu đi qua trang sách Balzac. Có thể nói không thiếu một khuôn mặt nào,

một giới nào, một giai cấp nào vắng mặt trong tác phẩm của Balzac: chính khách, chủ nhà băng, địa chủ, nhà buôn, nhà công nghệ, viên chức, quan tòa, thầy kiện, linh mục, nhà thơ, nhà báo, thầy thuốc, thợ thủ công, lính tráng, thợ may, người gác cửa, bác nông dân v.v… đến chàng công tử ăn chơi, các mệnh phụ phu nhân, các vũ nữ, ca sĩ, gái giang hồ v.v…Tác phẩm của Balzac đề cập đến không biết bao nhiêu lĩnh vực khác nhau: chiến tranh, kinh doanh, luật pháp, chế tạo giấy, kỹ thuật in, công trình thuỷ lợi, thương mại, hóa học, âm nhạc, hội họa v.v… Đó là một khối lượng nghề nghiệp khổng lồ, phức tạp tiêu biểu cho buổi đầu của chủ nghĩa tư bản. Ở mỗi nghề, Balzac còn thổi vào đó một quan niệm, một tính cách bằng một sự phân tích tinh vi, am tường đến không ngờ. Không những thế, ở mỗi nghề, ông còn phát hiện ra những tính cách khác nhau như Nucingen, Keller v.v… trong giới chủ nhà băng; Barbet, Dauriat v.v… trong ngành xuất bản, Finot, Nathan, Lusteau v.v... trong nghề báo. Sự am hiểu khoa học của Balzac và cách đưa chúng vào trong tác phẩm mà không có cái khô khan của khoa học thuần tuý, cũng không biến tác phẩm tự sự thành những công trình khoa học đơn thuần. Tuy nhiên, điều có ý nghĩa hàng đầu đối với tài năng và thành tựu của Balzac chưa hẳn là ở khối lượng kiến thức khoa học, mà là quan niệm về nhiệm vụ của nghệ thuật phải hiểu thấu chân lý, phát hiện quy luật, khám phá bản chất của hiện thực. Do đó, thế giới ông mô tả có thể rườm rà song không đa tạp, ở đó các chi tiết sự kiện đều được sàng lọc, mang khả năng khái quát cao, cô đúc.

Balzac luôn khẳng định nghệ thuật phải gắn bó mật thiết với thế giới hiện thực. Ông khâm phục Walter Scott chính vì nhà văn tiền bối này đã lấy chất liệu sáng tác từ cuộc sống, “đã đưa vào tiểu thuyết cái diệu kỳ và cái chân thật là các yếu tố của sử thi, đã cho thơ chen vai thích cánh với cái thông tục của những ngôn ngữ tầm thường nhất”[3, tr.39]. Nhưng hiện thực mà Walter Scott miêu tả là xã hội thời Trung cổ. Balzac hướng về thực tế khách quan hiện tại. Nghệ thuật phải có tính lịch sử “xã hội Pháp sẽ là nhà sử học, tôi chỉ làm

người thư ký”[3, tr.41]. Tn trò đời, vì vậy, chính là lịch sử nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Khi viết lời Ta cho Lão Goriot khi xuất bản lần đầu, Balzac có viết rằng: “Tất cả đều thật, thật đến nỗi mỗi người đều có thể nhận thấy những điều đó ở nơi mình, ngay trong lòng mình cũng nên”[50, tr.363].

Trong Tn trò đời, bộ mặt xã hội đầy mâu thuẫn được phản ánh chân thực sinh động, đặc biệt là xung đột giữa giai cấp quý tộc và giai cấp tư sản. Sự đối lập giữa hai khu vực của vùng Angoulême: “bên trên là quý tộc và quyền hành, bên dưới là thương nghiệp và tiền tài”(o tưởng tiêu tan), những lời phỏng đoán của dân Xaumya về chuyện Grandet sẽ kén một chàng rể nguyên lão nước Pháp và “ba mươi vạn Livrơ lợi tức sẽ làm chàng ta chấp nhận tất cả những cái thùng trong quá khứ, hiện tại và tương lai của họ nhà Grandet”(Eugenie Grandet), việc bác phó mì Goriot mua được cho hai cô con gái một ông bá tước, một ông nam tước, và ngược lại trong tiểu thuyết Vũ hi

Sceaux, gia đình bá tước De Fontaine dòng dõi quý phái bán con cho tư sản;

trong Cô gái già, gia đình Cormon quyết định gả cô con gái cho De Bousquies – một người theo phái cộng hoà, cung ứng hàng – chứ không phải là De Valois – một hiệp sĩ quý tộc, đã diễn tả một cách cụ thể, chính xác “áp lực ngày càng nặng nề của gia cấp tư sản đang lên đối với giai cấp quý tộc đã phục hồi sau 1815” (Engels).

Như ở phần 1.1.1.3 đã khẳng định, “đồng tiền vàng thống trị xã hội” Pháp nửa đầu thế kỷ XIX thì trong Tn trò đời, đồng tiền đóng một vị trí đặc biệt quan trọng. Chính tác giả đã thừa nhận: “Nếu vấn đề đồng tiền không đặt ra thì không có Tấn trò đời”[37, tr.26]. Có nhà nghiên cứu so sánh Tn trò đời

với một cơ thể mà đồng tiền là huyết mạch. Vai trò của đồng tiền phản ánh thực tế đương thời, khi thế lực tư bản đã thắng thế lực phong kiến. Trong tiểu thuyết Ch h Bette, nhà văn nhận định: “Chính ngay Louis Philippe cũng biết là bên trên bản hiến chương của ông còn có đồng tiền thần thánh, tôn kính, kiên cố, khả ái, duyên dáng, xinh đẹp, cao quý, trẻ trung, đồng trăm xu vạn

năng”[50, tr.338]. Cho nên khi có người lấy làm tiếc vì Balzac không đưa lên sân khấu Tn trò đời những Chaler X, Louis Philppe v.v… nhưng Balzac nhấn mạnh rằng mục đích của mình là thể hiện tinh thần thời đại chứ không làm sai lệch tính chất của thời đại bằng việc miêu tả những chuyện riêng lẻ, cá biệt. Bởi vậy ông không viết về Louis Philippe mà về tinh thần thời đại Louis Philippe, về sự thống trị của đồng trăm xu.

Là người sống trong thời kỳ thống trị của bọn “quý tộc tài chính”, Balzac đặc biệt sắc sảo khi nhìn thấy, và thể hiện sâu hơn bất kỳ nhà văn nào đương thời, vai trò của đồng tiền trong xã hội. Đặc biệt, tác giả đã phát hiện ra rằng chính đồng tiền là khởi nguyên của mọi đam mê, mọi dục vọng, nó chi phối sự phát triển tính cách nhân loại, ảnh hưởng đến phong tục xã hội và nhân sinh quan về cuộc sống. Vì đồng tiền ngự trị, mỗi con người rút cục chỉ là phương tiện của kẻ khác. Trong xã hội ấy, thiên tài trở nên vô dụng, “cần cù lao động chẳng phải là bí quyết làm nên mà là biết bóc lột lao động của người khác”[50, tr.365]. Ở xã hội ấy, chỉ có hai con đường: một là dù bất tài nhưng biết theo thời mà đê hèn là có thể bước lên ghế tỉnh trưởng, giám đốc …thậm chí thượng thư, nguyên lão nghị viện; hai là là dù có tài năng nhưng giữ trong sạch thì phải sống trong nghèo khổ, bất hạnh. Còn như có tài và lắm tham vọng mà lại ngả nghiêng thì cả cuộc đời sẽ chìm nổi “lên voi xuống chó”, và sớm hay muộn cũng nếu không quyết tâm tự tử thì cũng bán linh hồn cho quỷ sứ. Vì đồng tiền, con người ta không từ một thủ đoạn nào: giết người, cướp của, lừa đảo, áp phe, làm hàng giả v.v… Nó biến con người trở nên tàn nhẫn, ích kỷ, phải che dấu mọi tính cảm nến muốn trở thành một “đao phủ”: “Nếu có tình cảm thành thật, hãy giấu kín như môt vật báu, đừng bao giờ cho người khác đoán thấy. Cậu sẽ không được là đao phủ nữa mà sẽ thành nạn nhân”[4, tr.101]. Môi trường cạnh tranh trong xã hội ấy vô cùng khốc liệt. Như vậy, hiện thực trong Tn trò đời là hiện thực mà đồng tiền “đã thay thế thanh kiếm, trở thành đòn bẩy của quyền lực xã hội”, như nhận định của Engels. Đó là thời

đại mà sự toàn thắng của giai cấp tư sản đã biểu hiện rõ ràng như một tất yếu lịch sử.

Tất cả những gì Balzac tiếp thu được từ thực tiễn cuộc sống đa dạng, xáo động đã được ông “chưng cất” vào trong Tn trò đời như một sự thu nhỏ lại cuộc đời toàn bộ nhân loại. Ông đã đưa “toàn bộ thế giới qua lò cất, tái tạo nó, thu nhỏ lại theo một sự tổng hợp đúng đắn, bằng hơi thở của bản thân mình làm cho linh hoạt lên, sự sống vừa được chế ngự theo cách đó và điều khiển nó với đôi bàn tay của bản thân mình”[61, tr.121]. Đó cũng là mục đích và cũng là công việc mà Balzac đã làm để cấu tạo nên công trình “mênh mông bao hàm cả lịch sử lẫn phê phán xã hội, cả sự phân tích những bệnh tật lẫn sự luận bàn những căn nguyên của xã hội”[3, tr.63].

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)