Mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc và giai cấp tư sản.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 26 - 28)

Sau khi đạt đến độ cực thịnh của chế độ phong kiến vào nửa sau thế kỷ XVII dưới triều đại Louis XVI, sang đầu thế kỷ XVIII, nước Pháp phong kiến bắt đầu khủng hoảng và từng bước suy tàn, đến cuối thế kỷ này, nguồn tài chính nhà nước cạn kiệt, chế độ cai trị ngày càng hà khắc khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

Cùng với quá trình tan rã của thể chế phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ thì nền kinh tế thương mại ngày càng phát triển, đặc biệt là ngành kinh tế hàng hải cùng với việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên do bị ràng buộc bởi những luật lệ khắt khe của chính quyền phong kiến, hàng rào thuế quan và sự phân tán của thị trường trong nước làm cho công thương nghiệp không phát triển được. Và từ đó, mâu thuẫn giữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến là điều tất yếu và ngày càng trầm trọng. Nói cách khác, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản mới nổi và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong xã hội với giai cấp quý tộc phong kiến đang ngày đi vào ngõ cụt nhưng vẫn tìm cách níu kéo địa vị của mình. Để giải quyết mâu thuẫn đó, chỉ có con đường duy nhất là tiến hành các cuộc cách mạng tư sản, xoá bỏ quyền thống trị của quý tộc phong kiến, thiết lập cấu trúc chính quyền mới của giai cấp tư sản.

Cách mạng 1789 là một cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãng đạo đã lật đổ chính quyền phong kiến, xây dựng một chính quyền mới theo hình thái tư bản chủ nghĩa. Sau khi phát triển đến đỉnh cao vào những năm 1810 dưới

bàn tay Napoléon thì bắt đầu xuống dốc. Năm 1815, Louis XVIII theo chân quân đội nước ngoài trở về thiết lập lại nền quân chủ chuyên chế. Triều đại Trùng hưng của dòng họ Buorbons kéo dài 15 năm sau đó chứa đựng mâu thuẫn cực kỳ gay gắt giữa giai cấp tư sản và quý tộc. Giai cấp quý tộc phong kiến thì cố duy trì chế độ thống trị độc đoán, tìm cách phủ nhận những cải cách tư sản, còn giai cấp tư sản được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân ráo riết rình rập làm cách mạng, lật đổ chính quyền phong kiến. Và theo xu thế vận động tất yếu của xã hội, yếu tố tư bản ngày càng phát triển, công cuộc công nghiệp hoá – đô thị hoá ngày càng sôi nổi, tức là giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh. Để duy trì quyền thống trị, Louis XVIII phải áp dụng đường lối thỏa hiệp với các phe phái, chấp nhận chính thể lập hiến và từng bước cách tân nền quân chủ. Đó là cơ sở dẫn đến cuộc cách mạng tháng Bảy 1830, xoá bỏ hẳn chế độ quân chủ chuyên chế, khẳng định sự toàn thắng của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến.

Trong tác phẩm o tưởng tiêu tan, Balzac đã miêu tả rất rõ sự phân biệt giai cấp giữa quý tộc và tư sản đến mức trở thành một tính cách thời đại; “Bên trên là Quý tộc và Quyền hành. Bên dưới là Thương nghiệp và Tiền bạc: hai khu vực xã hội thường xuyên đối địch nhau ở khắp nơi … Thời Trùng hưng đã làm trầm trọng thêm tình trạng đó”[8, tr.47-48]. Có những khu phố của quý tộc như khu Saint – Germain, ở đó tư sản không được đón tiếp. Cũng có những khu tập trung giới tư sản với tiền bạc đầy túi như khu Chaussée d’Autin. Giai cấp quý tộc tuy vẫn giữ thói trịch thượng cố hữu nhưng hầu hết đều nghèo, còn giai cấp tư sản lại thực dụng và giàu có. Balzac đã phản ánh tình trạng này trong Miếng da la bằng một giọng hài hước mà thấm thía sâu cay “quyền hành đã chuyển từ điện Tuilesies sang bọn làm báo, cũng như ngân sách đã đổi khu, đi từ phố Saint – Germain sang phố Chaussée d’ Autin”[11, tr.55]. Giai cấp quý tộc mặc dù thiết lập lại được quyền thống trị sau cuộc trở về của Louis XVIII nhưng ngân quỹ quốc gia thì cạn kiệt, lương bổng không đủ cho

họ tiếp tục sống xa hoa như trước, tài sản và ruộng đất lại phần lớn nằm trong tay giai cấp tư sản, vì vậy giai cấp quý tộc buộc phải hoặc là bán tước vị hoặc là tìm đến các nhà tư bản cho vay nặng lãi. Tầng lớp tư sản có điều kiện trả thù, bằng cách làm phá sản không biết bao nhiêu gia đình quý tộc. Nạn mua quan bán tước, ngoại tình, ăn chơi trác táng, tính hãnh tiến, hám danh, hám vị trở thành bóng đen bao phủ lên bộ mặt xã hội Pháp, đặc biệt là Paris. Trong đó “xã hội thượng lưu là một biển bùn”, và bản chất của nó là “một lũ bị lừa bịp và đi lừa bịp”[4, tr.102]. Con đường sa đọa dần của tầng lớp quý tộc diễn ra tỉ lệ thuận với sự đi lên của giai cấp tư sản. Mọi cá nhân trong xã hội cũng hình thành hai xu hướng lựa chọn, hoặc là chống đối đến cùng với tư tưởng bảo hoàng hoặc là tư sản hóa. Ngay trong nội bộ giai cấp cũng có sự phân hóa thành các bộ phận khác nhau. Như vậy, sự tan rã của chế độ phong kiến là điều không thể tránh khỏi nhưng đồng thời xã hội tư sản cũng dần đi đến con đường khủng hoảng, bộc lộ những mặt trái của nó.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)