Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 28 - 30)

Nếu như mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc được giải quyết bằng con đường cách mạng tư sản thì cách mạng tư sản lại “đem đến những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới; thay thế cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi”[41, tr.541]. Có nghĩa xã hội tư sản không thể xóa bỏ được sự đối kháng giai cấp. Chỉ có điều quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp đã đi tới hình thái đơn giản hóa nhất, đồng thời đạt được mức độ sâu sắc, gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa hai phe: tư sản và vô sản.

Các cuộc cách mạng tư sản có vai trò rất to lớn đối với tiến trình phát triển của xã hội loài người là đã xóa bỏ chế độ phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử thế giới. Tuy nhiên những cuộc cách mạng đó chỉ có ý nghĩa hình thức nhất thời bởi vì nó vẫn thiết lập nên một nền thống trị mới, chỉ có điều là nền thống trị của giai cấp tư sản chứ không còn là nền thống trị của

giai cấp phong kiến. Nói như một nhân vật trong tác phẩm Nông dân của Balzac rằng: “Tôi đã thấy thời xưa và tôi đã thấy thời nay, quả thật cái biển hàng có đổi nhưng rượu vẫn cùng một thứ! Ngày hôm nay chỉ là em của ngày hôm qua”[50, tr.388]. Nhà nước tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một lực lượng sản xuất lớn hơn tất cả những lực lượng của những chế độ trước nhưng cũng từ đó mà nảy sinh mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa nền sản xuất có tính xã hội và quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Những người lao động bị giai cấp tư sản bóc lột sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư vì không có tư liệu sản xuất. Ban đầu họ phản đối sự bất công bằng cách đập phá máy móc, nhưng dần dần họ ý thức được nguyên nhân dẫn đến sự bần cùng của mình. Ý thức giai cấp phát triển dẫn đến những xung đột có tính giai cấp, các cuộc cách mạng liên tiếp nổ ra. Thời gian đầu, những cuộc khởi nghĩa của công nhân có tính chất tự phát, nhỏ lẻ nên nhanh chóng bị dập tắt nhưng đến giữa thế kỷ, khi giai cấp vô sản thực sự bước lên vũ đài chính trị thì những cuộc nổi dậy được tổ chức khoa học hơn với khả năng có thể lật đổ cả chính quyền thống trị như cuộc cách mạng tháng Hai năm 1848 đã lật đổ nền Quân chủ tháng Bảy để thiết lập nền Cộng hoà II. Phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong thời gian này mặc dù không thu được thắng lợi triệt để do không có tổ chức vững mạnh, không được trang bị lí luận khoa học, nhưng đã chứng tỏ rằng giai cấp công nhân đã dần ý thức được sứ mệnh của mình và hứa hẹn “rồi một ngày kia cái nhân tố phi xã hội mà các cuộc cách mạng đã tạo ra đó sẽ nuốt tươi giai cấp tư sản, cũng như giai cấp tư sản đã nuốt tươi giai cấp quý tộc”(Nông dân)

Về mặt xã hội, trong khi giai cấp tư sản ngày càng giàu có, sống xa hoa lãng phí thì công nhân làm việc 13 – 14 giờ mỗi ngày, đời sống khổ cực, phần lớn rơi vào tình trạng phá sản, một bộ phận lớn thất nghiệp. Ở các thành phố, các khu giàu sang của tư sản, qúy tộc tách biệt các khu phố tồi tàn của dân lao động. Điều đáng nói là lực lượng lao động ngày càng đông đảo vì tình trạng di dân từ nông thôn ra thành phố, tạo nên tình hình vô cùng phức tạp, nhiễu loạn

ở các đô thị, đặc biệt là Paris. Sự nhiễu loạn của xã hội dẫn đến sự biến động về chính trị và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của con người.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)