Lucien de Rubempré.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 96 - 103)

Khi Balzac đặt được những tính cách điển hình, nghĩa là ông cắm sâu nhân vật của mình vào hoàn cảnh xã hội thì đồng thời ông cũng đạt tới cái gọi là “sự phát triển tự thân” của tính cách, nghĩa là tính cách hình thành trong một hoàn cảnh xã hội nhất định thì cũng tự nó phát triển một cách hợp lý theo sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội chứ không phải theo ý muốn chủ quan của nhà văn hay do một biến cố phi thường giả tạo nào. Về phương diện này, nhân vật Lucien là thí dụ nổi bật hoàn chỉnh cho một nhân vật điển hình, bên cạnh hình tượng Rastignac mà chúng tôi đã phân tích ở phần trên. Thông qua hai tác phẩm, o tưởng tiêu tanVinh và nhc ca k n, Balzac đã cho chúng ta theo dõi từng bước phát triển tính cách của nhân vật này, từ lúc còn là một anh học trò nghèo được gia đình nuông chiều, có tham vọng và cũng có một lý tưởng đẹp đẽ nhờ một phần giáo dục của gia đình và ảnh hưởng từ David Séchard, rồi qua bao lần va chạm với cuộc đời và bấy nhiêu lần “vỡ mộng”, tiếp thu được bao nhiêu bài học xử thế, bài học kiêu căng của giới quý tộc bảo thủ ở Angoulême, bài học chửi đời của Lousteau và của cái xã hội bát nháo ở Paris, cho đến bài học cuối cùng của tên kẻ cướp Vautrin, thì dường như Lucien đã trở thành một tên nô lệ nộp mình cho quỷ sứ để được hưởng mọi thú ăn chơi khoái lạc cá nhân chủ nghĩa ở đời. Không những Balzac đã đặt Lucien vào những môi trường hoạt động rất khác nhau, ràng buộc anh ta với bao nhiêu mối quan hệ xã hội hết sức tạp, mà ông còn dùng nhiều loại ống kính khác nhau, qua con mắt nhìn của David Séchard, bà De Bargeton, Lousteau, của nhóm Daniel D’Arther, của Carlos Herrera, để soi chiếu và làm nổi bật lên mọi khía cạnh ngoắt ngéo nhất, thầm kín nhất trong tâm hồn và tính cách của Lucien qua cả một quá trình phát triển giằng co không đơn giản.

Balzac từng phát biểu: “Xã hội làm cho tuổi trẻ mất hết tính chất đáng yêu và làm hư hỏng hầu hết tình cảm rộng rãi để xen vào đó mọi tính toán”[50, tr.364]. Lucien một lần nữa minh chứng cho cái luận điểm rất sâu

sắc đó. Sống trong cái xã hội mà nhân vật Tn trò đời hoạt động, mọi sự tốt đẹp, trong sáng ban đầu sẽ dần bị xói mòn, tha hoá.

Trong o tưởng tiêu tan, là một thanh niên của cái thời đại mà mọi người đều đầy tham vọng, Lucien nuôi dưỡng những hoài bão to lớn. Như cũng như các chàng trẻ tuổi nhiều tham vọng khác, ban đầu ở Lucien “những khuynh hướng tham vọng đó còn được kiềm chế vì những ảo tưởng đẹp đẽ của tuổi thanh niên, vì nhiệt tình hướng về những biện pháp cao thượng”[8, tr.34] Cùng với David Séchard, Lucien say mê văn thơ, khoa học, quên cảnh nghèo nàn hiện tại, mơ ước xây dựng tương lai bằng lao động, bằng trí tuệ và tài năng. Và tài năng của Lucien thực sự nhiều hứa hẹn. Với anh, cuộc sống ở như một giấc mộng vàng, “cả hai ôm những hoài bão lớn lao, cùng có tài trí hơn người để bước thẳng vào những địa vị cao sang”[8, tr.37], “Họ đọc các tác phẩm lớn xuất hiện từ thời hoà bình trên chân trời văn học và khoa học của Schiller, của Goethe, của Byron, của Walter Scott v.v…Hun lòng trong những ngọn lửa vĩ đại đo, họ thử sức mình với những tác phẩm bỏ dở vì non yếu, hoặc làm rồi bỏ, rồi lại làm một cách nhiệt tình. Họ vận dụng liên tục, không mệt mỏi sức lực vô tận của tuổi thanh niên”[8, tr.42].

Nhưng tiếp xúc với thực tế xã hội, với những lý thuyết về tham vọng, về nguyên tắc xử sự trong xã hội, cũng như Rastignac, Lucien dần tỉnh mộng. Nội dung lời thuyết giáo của những người “dẫn dắt” rất thống nhất, dù họ là bà qúy tộc De Bargeton, là gã nhà báo tư sản Lousteau hay tên tội phạm Vautrin đội lốt linh mục. Họ đều truyền dạy cho y cùng một thứ chủ nghĩa cá nhân vị kỷ cực đoan, vô đạo đức, vô nguyên tắc, dày xéo lên hết thảy, miễn là thành đạt. Bà Bargeton khuyên Lucien: “Những bậc thiên tài chẳng có anh, có chị, có mẹ, vì phải xây dựng sự nghiệp lớn, họ bắt buộc phải ra mặt ích kỷ, họ phải hy sinh tất cả vì tiếng tăm của họ (…) Bậc thiên tài chỉ phụ trách bản thân mình, nó tự quyết lấy thủ đoạn của nó vì chỉ một mình nó nhận rõ cứu cánh”[8, tr.72- 73]. Lousteau thì định nghĩa khái niệm lương tâm: “Lương tâm là gì? Là một

cái gậy dùng để đánh người khác, không bao giờ để đánh mình”[8, tr.257]. Còn “lao động” thì “không phải bí quyết để làm nên trong sự nghiệp văn chương, vấn đề là bóc lột lao động của kẻ khác”[8, tr.260]. Vautrin hoàn thành việc tha hoá chàng thanh niên, đánh đổ nhưng băn khoăn cuối cùng, nếu có, về tất cả sự đồi bại ấy: “Khi anh ngồi vào bàn chơi bài, anh có bàn cãi về điều kiện không? Luật lệ chơi bài đã định rồi, anh chỉ việc thừa nhận (…) kẻ tham vọng nào muốn chiến đấu bằng những phương châm đạo đức, trong một trường đấu mà đối phương bất chấp tuổi, thì chỉ là một đứa trẻ”[8, tr.660- 661]. Và tên cướp đội lốt linh mục này đã dẫn ra hàng loạt tên tuổi mà hắn ta tôn sùng như Napoléon, Richelieu … để rút ra kết luận: “Hết thảy các vĩ nhân đều là kẻ bất nhân”[8, tr.653].

Với sự “chỉ bảo” tận tình và ráo riết như thế, dưới áp lực của môi trường xã hội và đặc biệt là sự thôi thúc của dục vọng cá nhân, quá trình tha hóa của Lucien cũng theo đó mà diễn ra, và sự tha hóa đó diễn ra một cách suôn sẻ. Nếu như Rastignac khi tìm cách xâm nhập vào xã hội thượng lưu vẫn còn những day dứt, tự vấn lương tâm, hay như Julien Sorel trong ĐỏĐen của Stendhal khi tìm chỗ đứng cho mình trong xã hội thượng lưu vẫn đối lập với nó, căm ghét nó và nghĩ đến những người cùng tầng lớp thì Lucien trước viễn cảnh mà bà Bargeton vẽ nên đã vội vã “từ bỏ những tư tưởng của đám mạt dân về sự bình đẳng ảo tưởng nêu lên năm 1793 (…), gã đảng viên tự do đầy căm hờn trở thành bảo hoàng đến tận gan ruột”[8, tr.147]. Được hứa hẹn một cuộc sống xa hoa nơi Paris náo nhiệt, Lucien “như ngây dại vì tầm mắt phóng nhanh nhìn một lượt Paris đó … Hắn tự thấy mình ở Angoulême như ếch ngồi đáy giếng. Paris hiện ra trước mắt hắn trong chiếc áo dát vàng, đầu mang vòng kim cương như vua chúa, hai tay rộng mở đón những tài năng. Những bậc danh nhân sắp ôm hôn hắn như anh em. Ở đấy mọi vật mỉn cười với thiên tài. Ở đấy chẳng có bọn quý tộc nhà quê ghen tuông dùng lời châm chọc để làm nhục nhà văn, chẳng có cái dửng dưng ngu xuẩn đối với thơ ca”[8,

tr.155]. Và từ đó trong tâm khảm Lucien nung nấu tham vọng cháy bỏng là tìm mọi cách để chinh phục xã hội thượng lưu nơi Paris đô hội ấy.

Để thỏa mãn tham vọng của mình, Lucien theo bà Bargeton lên Paris, rời bỏ những người đã hết lòng yêu thương, tận tụy, coi tương lai của anh ta như lẽ sống của mình. Trải qua nhiều thăng trầm, lâm vào cảnh bơ vơ túng thiếu rồi trở thành nhà báo có tiếng tăm, được nể sợ, nhưng rốt cuộc bị đẩy đến đường cùng, y chỉ còn một lựa chọn duy nhất là tìm đến cái chết. Đường đời của Lucien trong o tưởng tiêu tan có nhiều bước ngoặt còn bước đường phát triển tính cách của y thì nhìn chung là theo chiều hướng đi xuống. Những ngày đầu đến Paris, “Lucien năng đến thư viện nghiên cứu lịch sử, văn chương – và phát hiện những sai lầm trong những tác phẩm của hắn mà hắn những tưởng là kiệt tác (…). Thế là bước đầu Lucien sống cuộc đời trong trắng và ngây thơ của những đứa con nhà nghèo tỉnh nhỏ”[8, tr.206]. Nhưng rồi với khát vọng chinh phục mãng liệt luôn tiềm tàng “chẳng bao lâu bị những thèm khát mãnh liệt thôi thúc, không đủ sức cưỡng lại sự quyến rũ của những tờ quảng cáo về kịch hát”[8, tr.206], anh ta nhanh chóng “mơ đến danh vọng, giàu sang”, thậm chí ý còn tuyên bố: “Tôi tự thấy đủ sức để tàn nhẫn, cũng xảo quyệt”[8, tr.340] như những gã nhà báo lọc lõi, cơ hội. “Chỉ trong mầy tháng, cuộc đời hắn thay đổi đột ngột mau đến nỗi đôi khi hắn đâm lo, như những kẻ đang mơ mà biết mình vẫn ngủ …Bản thân hắn cũng thay đổi (…). Hắn ngắm thẳng giới văn chương và xã hội thượng lưu, mặt đối mặt, tin rằng ở đó mình có thể lên mặt bá vương đủng đỉnh dạo chơi (…). Tâm hồn, trái tim và tinh thần của hắn cũng cải dạng trước những kết quả đẹp đẽ đến thế, hắn chẳng còn bận tâm tính toán đến phương tiện…”[8, tr.404-405].Tuy nhiên cơ bản thì anh ta vẫn chưa hoàn toàn đánh mất mình. Sau cái chết của người con gái giàu đức hi sinh Coralie, Lucien đã nhìn lại mình, biết tự nguyền rủa cho cái tội lỗi của mình, và vấn đề là anh ta vẫn còn chút lòng tự trọng khi tự mình tìm đến cái chết sau khi viết thư tuyệt mệnh gửi chị gái Eve: “Cuộc đấu tranh ở Paris đòi hỏi một

sức mạnh bền bỉ, thế mà ý chí của em thì thiếu liên tục: đầu óc em thất thường (…) có lẽ em chỉ là một thứ cây nhỏ thanh lịch, thế mà em dám tự phụ là một gốc bá hương”[8, tr.642]. Nếu anh ta hoàn thành được hành động tự kết liễu cuộc đời mình có lẽ anh ta còn giữ được phần nào cái nét đẹp trong con người mình. Đáng tiếc là “quỷ sứ” đã chưa cho Lucien dễ dàng thoát khỏi những ràng buộc trần gian khi mà chưa “thử lửa” đối với anh ta. Đó là lí do vì sao nhân vật “gã linh mục giả hiệu” Herrera xuất hiện. Và khi được gã này cho rất nhiều vàng, hứa hẹn sẽ dìu dắt anh ta chinh phục xã hội thượng lưu thì Lucien thối lên: “Thưa cha, tôi thuộc về cha”. Câu nói này đánh dấu thời khắc Lucien hoàn toàn thuộc về quỷ sứ, cũng chính anh ta thừa nhận trong thư gửi chị: “Tôi không tự tử mà đã bán cuộc đời tôi đi …Tôi không thuộc về tôi nữa, tôi không chỉ là thư ký của một nhà ngoại giao Tây Ban Nha, tôi là vật của ông ta. Tôi lại bắt đầu một cuộc sống khinh khủng. Có lẽ thà cứ trẫm mình đi lại còn hơn”[8, tr.687].

Nếu như trong tác phẩm trên, dù nhu nhược, dễ ngả theo ảnh hưởng của ngoại cảnh, Lucien vẫn có chút ý chí riêng, vẫn cơ bản là tự mình hành động, thì sang Vinh và nhc ca k n, dù vẫn được gọi là nhà thơ nhưng anh ta không hề sáng tác, chỉ còn biết nghĩ về lạc thú và hư vinh. Và đặc biệt, nhất nhất mọi chuyện, kẻ cả trong hạnh phúc gia đình, anh ta hành động theo sự sắp sặt của Herrera, hiện thân cho tội ác. Những gì đáng ghi nhận còn sót lại ở anh ta trong phần cuối o tưởng tiêu tan đã biến mất, giờ đây chỉ còn một kẻ tàn nhẫn, vô lương tâm: cúi đầu chấp nhận khi Herrera có ý định bán Erther cho Nucingen để kiếm tiền làm bàn đạp cho mình lấy được một cô vợ quý tộc; tìm mọi cách để cưới cho được một cô tiểu thư xấu xí nhưng “béo bở”; không hề mảy may gợn chút suy nghĩ trước sự hi sinh cả tính mạng của Erther v.v…Cuối tác phẩm này, trong lúc mọi người đang tìm cách cứu mình thì anh ta lại tuyệt vọng và quyết tâm tìm đến cái chết bằng chiếc cà vạt treo trên cửa sổ.

Cũng từ tỉnh lẻ ra đi tìm danh vọng, Rastignac đã thành công, còn Lucien de Rubempré hoàn toàn thất bại. Y không thuộc dòng dõi quý tộc, y thiếu nghị lực và sự cứng rắn, sự khôn khéo và dứt khoát như Rastignac. Lỡ lời với bà De Beauséant, Rastignac chẳng những đã sửa chữa mà còn xoay chuyển tình thế thành có lợi cho mình bằng sự qụy lụy được tính toán rất nhanh và đúng lúc. Còn Lucien khi có nhiều khả năng nhất để chinh phục bà De Bargeton lại khiến bà ta thành kẻ thù, vì sự vụng về khờ khạo của mình. Cũng được Vautrin cứu cánh như Rastignac nhưng bản tính yếu đuối, y chóng mặt vì chút hư danh bước đầu, bị cuốn hút vào cơn lốc ăn chơi, y không tính toán, trở thành nô lệ của cái hoàn cảnh luôn luôn rình rập nuốt chửng những kẻ yếu đuối.

Hình tượng Lucien làm sáng tỏ “sự tự thân vận động của tính cách” trong nghệ thuật điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa. Tất nhiên, không phải sự vận động độc lập với cuộc sống, do nguyên nhân tự thân, mà là sự vận động có nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân này dường như bao hàm ngay trong bản thân tính cách. Động cơ hoạt động của nhân vật xuất hiện đồng thời vừa bên trong, vừa bên ngoài, bên trong vì nó xuất phát từ bản chất của tính cách, và bên ngoài vì bản chất ấy cũng là kết qủa của những tác động nhiều mặt, phức tạp của cuộc sống đối với con người và hình thành trong qúa trình thực tiễn xã hội. Tính tất yếu bên trong bao quát và độc đáo tạo cho nhân vật một cuộc sống phong phú, không biến nhân vật thành một cái máy chịu sự chi phối của hoàn cảnh một cách thụ động.

Rastignac không tồi tệ hơn Lucien, nhưng một sự pha trộn giữa trí thông minh và sự đồi bại đã biến y thành kẻ lợi dụng khéo léo cũng cái hiện thực đã đánh gục Lucien. Lucien không kiện định trong điều hay cũng như điểu dở. D’Arther đã so sánh ý với “một cây thụ cầm mà các dây căng ra hay chùng lại tuỳ theo sự thay đổi của thời tiết”[8, tr.523], “có thể Lucien sẽ thành công rực rỡ, chỉ cần ông ta lợi dụng được một dịp may mắn nào đó, hay có được bạn

tốt; nhưng, nếu gặp phải ác thần, thì ông ấy rơi xuống đáy địa ngục”[8, tr.524]. Claude Vignon, nhà phê bình trong nhóm Bốn gió đã bảo y “bản chất anh yếu đuối, mỏng manh, anh sẽ chết thôi”[8, tr.472]. Đó chẳng những là lời tiên tri, mà còn là lời tuyên án. Ba lần Lucien mon men leo lên xã hội thượng lưu, ba lần y bị hất xuống và cuối cùng phải tự tìm cái chết. Quãng đời rực rỡ ngắn ngủi nhờ vào những mưu toan của Vautrin chỉ làm chậm chứ không thay đổi được kết cục tất yếu. Với bản chất của y, con đường y đi và sự tận cùng của nó là hợp quy luật. Và bản chất ấy hình thành lại do gia đình, xã hội, do môi trường bao quanh y. Xây dựng hình tượng Lucien Rubempre, Balzac đã đề cập đến một vấn đề nóng bỏng của thời đại: số phận của những người trẻ tuổi nhiều tham vọng. Lucien là một nhà thơ, vì vậy sự tiêu vong của y còn là sự tiêu vong của một tài năng. Bởi vậy, vấn đề người trẻ tuổi ở đây, đồng thời là vấn đề của văn học nghệ thuật trong xã hội tư sản.

Hình tượng Lucien ở nhiều nét chính là hình ảnh của chính bản thân Balzac: từ câu chuyện tình duyên ngang trái đến mối tham vọng vô bờ, từ cảnh hàn vi ban đầu đến bao nhiêu gian truân của cuộc đời làm văn viết báo. Cho nên xét cho cùng không phải Balzac không có thiện cảm với nhân vật này. Nhưng không vi thế mà tác giả không nghiêm khắc phê phán anh ta và không vạch trần những ý nghĩ thầm kín nhất, tráo trở nhất của con người ngả nghiêng này. Tình cảm của ông dù một phần không ít là ở Lucien nhưng lý trí của ông lại rõ ràng đứng về phía những người David Séchard, Eve, D’Arther, Michel Crestien v.v… để phê phán Lucien. Và cuối cùng Balzac không thể không để

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 96 - 103)