Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honoré de Balzac 1 Quá trình hình thành.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 53 - 55)

2.2.1. Quá trình hình thành.

Trong tác phẩm của mình, Balzac đã khai thác và phát triển tính linh động tính đa diện của tiểu thuyết. Ông sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mà ngày nay được xem như những sáng kiến thiên tài, như sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, kịch; nghệ thuật miêu tả sự kiện và phân tích tâm lý; nghệ thuật

xây dựng tính cách điển hình … và đặc biệt là thủ pháp vô song: cho nhân vật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm khác nhau. Tuy nhiên thủ pháp này không phải được sử dụng ngay từ những tác phẩm đầu tiên, hay nói chính xác hơn, là phải sau khi ý định xây dựng tất cả các tác phẩm thành Tng tp Balzac

(1834) thì thủ pháp này mới được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật có chủ tính sâu xa.

Kể từ khi Nhng người Chouans ra đời đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Balzac cho đến khi Lão Goriot xuất hiện năm 1834, Balzac đã viết được trên 20 tác phẩm, nổi bật có thể kể: Nhng người Chouans (1829), Thuc

trường sinh, Gobseck, Ca hiu Mèo-chơi-bóng (1830), Miếng da la, Kit

tác chưa biết đến (1831), Đại tá Chabert, Tu sĩ thành Tours (1832), Louis

Lambert, Eugénie Grandet, Thy thuc nông thôn(1833), Đi tìm tuyt đối

(1834) v.v… Số lượng nhân vật xuất hiện trong khoảng 20 tác phẩm này là rất lớn, và trong thực tế đã có một vài nhân vật ta sẽ bắt gặp trong vài ba tác phẩm trước như gã công tử De Marsay (trong Vũ hi Sceaux – năm 1830, Miếng da la – 1830, Mt người con gái ca Eve), Bá tước De Fontain (trong

Nhng người Chouan, Vũ hi Sceaux) v.v… Nhưng vấn đề là chưa có một

nhân vật nào xuất hiện với tư cách là nhân vật chính của tác phẩm và đặc biệt là chưa thể hiện chủ ý của tác giả.

Tuy nhiên, như ở mục 1.2.2.2.1 đã nói, đến giữa 1834, Balzac đã cụ thể hóa ý định tập hợp tất cả các tác phẩm của mình thành một công trình toàn vẹn, đồ sộ, cụ thể gồm ba phần: Kho lun phong tc, Kho lun triết hc,

Kho lun phân tích. Và để thực hiện ý đồ đó, tác giả đã sử dụng nhiều thủ

pháp khác nhau trong đó nổi bật là việc cho rất nhiều nhân vật đã xuất hiện trong các tác phẩm trước đó trở lại trong Lão Goriot . Trong tác phẩm này, ta thấy sự xuất hiện của rất nhiều nhân vật đã từng có mặt trong những tác phẩm trước đó như De Rastignac, Taillefer, Bianchon v.v… trong Miếng da la; các phu nhân De Serizy, De Nucingen, De Restaud, De Beauséant, De Langeais

v.v…, các công tử D’ Adjuda – Pinto, De Marsay v.v… trong Bông hu trong

thung; Gobseck trong Gobseck; nam tước De Nucingen, bá tước De Restaud,

luật sư Derville, bá tước Ferraud, phu nhân Grandlieu v.v… trong Đại tá

Chabert; Camusot, bà De Carigliano v.v… trong Ca hiu Mèo-chơi-bóng

v.v…

Khi phát hiện ra thủ pháp này, chính Balzac đã nhận định là “một bước tiến lớn (…), một trong những ý định táo bạo nhất”[50, tr.335]. Trong Lão

Goriot, trừ Goriot khốn khổ, hầu hết các nhân vật còn lại sẽ tiếp tục sống và

hoạt động trong những cuốn tiểu thuyết tương lai: Rastignac, Vautrin, Bianchon, hai chị em Anastasie, Delphine cùng chồng và tình nhân, bà De Beauséant v.v… Biện pháp này đã truyền sức sống và sự vận động cho thế giới hư cấu của nhà văn, liên kết các tác phẩm, “áp đặt cho người đọc những hình tượng mãnh liệt đến mức ám ảnh”[50, tr.336]. Điều này giải thích tiếng reo đắc thắng của Balzac khi phát kiến táo bạo này nảy sinh, như cô em Laure ghi lại trong hồi ký: “Hãy chào anh đi, bởi anh đang trở thành thiên tài!”[26, tr.87].

Kể từ sau khi Lão Goriot ra đời, thủ pháp tái xuất hiện nhận vật được sử dụng hết sức thường xuyên với tần số dày đặc tạo nên một thế giới nhân vật vô cùng sinh động, và đặc biệt là tạo nên một Tn trò đời như một ngôi nhà chung cho các nhân vật hoạt động. Và cũng vì ý thức được ý nghĩa to lớn của biện pháp này mà cho đến những năm cuối đời Balzac vẫn còn sửa chữa các tác phẩm viết trước năm 1834, ông thay thế một số nhân vật có thực bằng nhân vật đã có trong Tn trò đời, tuy nhiên hiệu qủa của những sự thay đổi đó thường không như ý.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)