Sự phát triển có quy luật của tính cách trong quan hệ với hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 119 - 123)

một trong những nhà văn đặt nền móng cho những luận điểm như vậy chính là Honoré de Balzac với thủ pháp nhân vật tái xuất hiện.

3.3.1. Sự phát triển có quy luật của tính cách trong quan hệ với hoàn cảnh. cảnh.

Mục đích của Balzac khi viết Tn trò đời là muốn khám phá cái quy luật vận hành của con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh. Trong Li nói

đầu của công trình, ông viết: “Xã hội giống như tự nhiên. Chẳng phải là xã hội cũng làm cho con người trở thành bao kiểu người khác nhau, tuỳ theo môi trường hoạt động của họ, giống như bấy nhiêu loài trong động vật học hay sao?”[3, tr.33]. Như vậy, theo Balzac, tính cách con người tuỳ thuộc vào sự ảnh hưởng của môi trường xã hội: “Con người không tốt, cũng không xấu; con người sinh ra với những bản năng và những thiên tư, xã hội không hề làm hư hỏng con người, như Rousseau đã khẳng định, xã hội hoàn thiện con người, làm cho con người tốt hơn; song, quyền lợi làm cho những khuynh hướng xấu của con người phát triển mạnh quá đáng”[3, tr.43]. Vì vậy, dù tự nhận “xã hội Pháp sẽ là nhà sử học, còn tôi chỉ là người thư ký”[3, tr.41] nhưng Balzac không đi phản ánh một cách máy móc, vụn vặt hiện thực khách quan. Ông chú ý “lựa chọn những biến cố chính yếu của xã hội, cấu tạo những điển hình bằng cách phối hợp các nét nhiều tính cách đồng nhất”[3, tr.41] để tạo nên những hình tượng nghệ thuật có giá trị điển hình sâu sắc. Trong đó ông đặc biệt quan tâm đến việc miêu tả mối quan hệ giữa tính cách điển hình với hoàn cảnh điển

hình. Trong tác phẩm Honoré de Balzac: sáng to và khát vng, André Allemand khẳng định: “Sáng tạo không phải là sao chép lại cái sẵn có. Trước hết, từ chỗ những gì đã có phải tạo ra cái phải có và chỉ ra những gì sẽ xảy ra trong hoàn cảnh tương tự”[19, tr.43]. Tức Balzac đặt ra nhiệm vụ phải thiết lập nên những quy luật cho sự phát triển của tính cách trong quan hệ với hoàn cảnh, nó có ý nghĩa như những công thức quy định tính cách con người. Cuộc sống có quy luật của nó, quy luật là tập hợp của vô số cái ngẫu nhiên. Và ngẫu nhiên, theo Balzac chỉ là quy luật chưa được hiểu thấu. Sáng tạo nghệ thuật là một hành động nhận thức, khám phá ra cái quy luật đó, phá vỡ tính ngẫu nhiên bên ngoài của sự vật. Vì vậy, trong tư tưởng của mình khi sáng tác, Balzac luôn có xu hướng vươn tới cái tổng thể và cái có tính quy luật khi thể hiện cuộc sống. Trong thư viết cho em gái, ông đã nêu ra mục đích: “sẽ vạch ra những nguyên nhân và kết quả (…) khi anh thể hiện lịch sử của họ, anh sẽ chỉ ra quy luật chi phối sự hưng thịnh ngày hôm nay, sự suy vong của họ ngày mai”[27, tr.16].

Qua một loạt nhân vật được trở đi trở lại từ hai, ba … đến hàng chục tác phẩm như De Rastignac, Félix de Vandensse, Lucien Chardon, Charles Grandet, Raphael de Valentin v.v… chúng ta có thể thấy sự tác động của hoàn cảnh lên tính cách của nhân vật trong đó chủ yếu là quá trình phản diện hoá nhân vật. Điều này hoàn toàn phù hợp với những phát hiện của nhiều nhà nghiên cứu Balzac. Ranph Fox, nhà nghiên cứu người Anh từng so sáng Balzac với Scott, Dickenx: “Vì sao Scott không đạt vị trí vượt trội hơn hẳn của Balzac hay Dickenx không đạt được tầm cỡ của Toistoi? Vì sao chúng ta thường cùng phát hiện thấy nhân vật của Scott và Dickenx có cái gì đó không đạt? Bởi vì họ không có khả năng thấy được rằng dưới cái vỏ bên ngoài đáng kính của xã hội họ đã diễn ra sự sa đọa dần dần của con người như thế nào”[19, tr.52]. Chính nhờ thủ pháp nghệ thuật này mà sự sa đọa của con

người, sự mất dần những phẩm chất chính diện được biểu hiện như một kết quả của quá trình liên hệ giữa tính cách và hoàn cảnh.

Cũng cần nói thêm, xuất phát điểm của nhân vật Balzac gồm hai loại khá rạch ròi: chính diện hoặc phản diện. Nhưng trong quá trình tiếp xúc với môi trường xã hội, những tính cách đó sẽ vận động theo những chiều hướng khác nhau mà chỉ có lịch sử mới có thể giải thích nổi: nhân vật chính diện sẽ phân hoá thành hai loại là phản diện hoặc tiếp tục là chính diện. Khi anh ta đầu hàng hoàn cảnh tức là không thể chống lại được những cám dỗ của hoàn cảnh thì anh ta sẽ bị tha hóa và biến thành quỷ sứ. Còn khi anh ta đứng được trên hoàn cảnh thì sẽ giữ được những phẩm chất tốt đẹp của mình, hoàn cảnh lúc đó trở thành hòn đá thử vàng. Còn nhân vật phản diện trong tác phẩm Balzac từ đầu đến cuối sẽ mãi là phản diện. Điều này có căn nguyên của nó. Thứ nhất, nhân vật Balzac là những cá tính mãnh liệt, họ đều có một đam mê là vượt lên, khẳng định mình. Trong khi đó, thực trạng xã hội lại đầy rẫy những cạm bẫy. Môi trường đó không thể là môi trường lương thiện hóa con người. Chỉ khi tự tách mình ra khỏi những cám dỗ thì anh ta có thể trở nên tốt đẹp, điều này là không thể đối với những nhân vật phản diện của Balzac.

Trong ba loại nhân vật tái xuất hiện như phần 2.3 đã thể hiện, loại nhân vật “bán linh hồn cho quỷ sứ” thể hiện rõ nhất quy luật phát triển tính cách trong quan hệ với hoàn cảnh. Thử lấy nhân vật De Rastignac làm ví dụ.

Eugéne de Rastignac được tái hiện trong hơn hai mươi tác phẩm của

Tn trò đời. Ở đây chúng tôi chỉ lấy năm tác phẩm tiêu biểu để theo dõi quá

trình phát triển tính cách của nhân vật này, hay cụ thể hơn là theo dõi quý trình phản diện hoá tính cách của nhân vật này. Từ Lão Goriot, o tưởng tiêu tan,

Lut đình ch, Nhà ngân hàng Nucingen, Đại biu thành Arcis, ta sẽ thấy

trong hai mươi năm trời, người thanh niên nghèo nơi quán trọ Vauquer ấy đã thay đổi như thế nào.

Lão Goriot – miêu tả thời gian những năm 1819 – 1821: Vừa ở quê nhà lên Paris, Rastignac vẫn còn giữ nhiều xúc động của tuổi trẻ. Tuy có tham vọng ngoi lên và chấp nhận “luật chơi” của xã hội thượng lưu nhưng nhìn chung vẫn còn có xung đột với hoàn cảnh. Dù cố tình tìm đến những phòng khách thượng lưu nhưng chút ánh sáng còn lại của tuổi trẻ, của một thanh niên có giáo dục không cho phép anh ta nhẫn tâm mạo hiểm thực thi bài giảng của tên đồ tể Vautrin. Nhưng anh ta lại tiếp nhận bài học ấy dưới dạng hợp pháp, “dễ chịu” hơn qua một mệnh phụ phu nhân quý tộc. Anh cũng đã với Bianchon lên án gay gắt hai cô con gái “giẫm lên xác cha để đi vũ hội” nhưng cũng bị hút tới cái vũ hội đó như con thiêu thân. Và ở cuối tác phẩm này, lời thách thức trước Paris “Bây giờ còn mày với ta!” thực chất là một sự thỏa hiệp.

o tưởng tiêu tan – miêu tả thời gian 1821 – 1825: De Rastignac nổi

lên giữa đám công tử bột được vô số những phụ nữ quý tộc o bế, khiến Lucien Chardon phải thèm khát cái dáng dấp thanh lịch, dòng dõi của anh ta. Anh ta “khai mào cho nụ cười Paris, mỗi ngày nhằm một miếng mồi mới, mau chóng khai thác đề tài trước mắt để chỉ một lát nó thành cũ rích”[8, tr.187]. Anh ta còn mạnh dạn đóng vai trò kẻ chăn dắt những chàng trai trai trẻ đang còn ngơ ngác trước ngưỡng cữa cuộc đời khi tuyên bố sẽ giúp Lucien làm quen với “những tay thanh niên thời thượng” và biến anh chàng này thành một tay sành diệu như mình.

Lut đình ch – miêu tả thời gian 1827 – 1828: Là “một trong những

trang nam nhi thanh lịch nhất Paris”, Rastignac tuôn ra hàng tràng những phát ngôn đầy ranh mãnh của một kẻ lọc lõi, cơ hội: “Vợ một chính khách là một cơ quan để cai trị, là một bộ máy để ca tụng, để vái chào; bà ta là cộng cụ hàng đầu, công cụ trung thành nhất mà kẻ tham vọng sử dụng”[5, tr.24]. Đến gặp Bianchon về một vụ án đình chỉ tài sản, dù mến phục tài đức của người bạn cũ nhưng gã bộ trưởng tương lai vẫn không quên rao giảng với bạn những lời khuyên đầy tham vọng và hãnh tiến: “Hãy trở thành nam tước (…), thành

nguyên lão nước Pháp, và hãy gả các con gái của mình cho các vị quận công”[5, tr.92].

Nhà ngân hàng Nucingen – miêu tả thời gian 1826 – 1836: Từ một gã

ăn bám vào phụ nữ, Rastignac đã có cổ phần trong các ngân hàng, đã cùng người chồng nhân tình của mình là chủ nhà băng Nucingen tham gia vào những vụ mờ ám khiến bao gia đình phải khuynh gia bại sản. Anh ta thản nhiên tự nguyện trở thành công cụ của gã đại tư sản kia, điềm nhiên nhận những tài khoản lớn mà chẳng cần quan tâm đến đầu đuôi sự việc, “anh ta nhìn thế gian như chốn tụ họp mọi sự tha hóa, mọi hành động bất lương”[9, tr.356].

Đại biu thành Arcis – miêu tả thời gian 1839: Trong tác phẩm này,

Rastignac đã đạt được những đỉnh cao của thành đạt: giữ chức bộ trưởng lần hai, được phong bá tước, bố vợ là nguyên lão nước Pháp, họ hàng được cân nhắc. Hơn thế nữa, anh ta được coi như là một nhân vật không thể thiếu trong những vụ áp phe chính trị.

Như vậy, từ 1819 đến 1839, từ một chàng sinh viên trong trắng, mang trong mình một lý tưởng sống cao đẹp nhưng sống ngoài lề xã hội thượng lưu, trải qua bao nhiêu va chạm với cái xã hội tôn sùng dục vọng và con bê vàng, Rastignac đã biến thành một kẻ cơ hội, thành một đại diện của cái xã hội đầy tội lỗi ấy. Cuộc đời của nhân vật này là điển hình cho sự thay đổi tính cách của con người trong quá trình tiếp xúc với môi trường sống của họ.

Một phần của tài liệu Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honore de balzac (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)