Chính sách CVTD của ngân hàng đã có hẳn chương trình cho vay với khách hàng cá nhân, nhưng những chương trình chưa thực sự nổi bật lên từng loại hình cho vay. Chỉ chung chung là cho vay đối với khách hàng cá nhân, ngoài danh mục ngân hàng nêu ra làm thí dụ thì khách hàng khó có thể nắm biết được ngân hàng còn cho vay với mục đích tiêu dùng cụ thể nào.
Danh mục cụ thể dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn ít, không đa dạng như chỉ có: cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà ở, cho vay đối với cán bộ công nhân viên…
Tổ chức các chương trình cho vay theo từng đợt không dầm dộ, không thường xuyên, khách hàng quen, biết đến ngân hàng từ trước mới biết được chương trình cho vay của ngân hàng.
Hoạt động marketting chưa được ngân hàng chú trọng, như các chương trình quảng cáo sản phẩm chưa có, chương trình tiếp xúc thường xuyên với khách hàng để khách hàng nắm bắt thông tin của ngân hàng thường xuyên chưa nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng. Khách hàng biết đến ngân hàng là ngân hàng nhà nước, và đầu tư chủ yếu vào các dự án, xây dựng cơ bản…chưa thấy được ngân hàng còn là ngân hàng cung cấp nguồn vốn tiêu dùng rất hấp dẫn.
Ngân hàng chưa thực sự chú trọng vào hoạt động CVTD, cùng đồng nghĩa hoạt động CVTD chưa đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Hoạt
động CVTD chỉ là hoạt động thực hiện đáp ứng chương trình đa dạng hoá hình thức cho vay của ngân hàng, chưa phải là sản phẩm chính của ngân hàng cung cấp.
Thời hạn tối đa mà ngân hàng có thể cấp một khoản tín dụng tiêu dùng là 7 năm, với những khoản vay nhỏ thì không ảnh hưởng nhiều, nhưng khi khách hàng vay để mua nhà ở thì thời hạn này quá ngắn để họ trả hết khoản nợ vay ngân hàng. Điều này sẽ làm tăng nợ quá hạn lên nhanh chóng.
Trong hồ sơ vay phục vụ nhu cầu chi tiêu cần có giấy xác nhận chứng minh thu nhập hàng tháng của khách hàng, điều này rất là gây bất lợi cho khách hàng, vì họ rất ngại đi xin cấp trên xác nhận cho họ về thu nhập của mình. Hay một người giám đốc đi vay lại tự xác nhận chính thu nhập của mình thì điều này rất là bất hợp lý.
2.3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế đó
- Nguyên nhân khách quan:
Chất lượng CVTD không phải dễ đạt được, ngân hàng cấn có cơ cấu tổ chức hợp lý mới đem lại chất lượng dịch vụ cao.
Chất lượng CVTD còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, không do ý muốn chủ quan của ngân hàng gây ra.
+ Môi trường kinh tế:
Cuối năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, mở cho con đường phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng mới. Mở cửa và hội nhập có rất nhiều cơ hội và thách thức với nền kinh tế nước nhà. Đồng thời hệ thống tài chính tiền tệ là hệ thống cần hoàn thiện đầu tiên khi đất nước hội nhập, cho nên rất nhiều chính sách về kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đã thay đổi rõ rệt ở Việt Nam.
Hệ thống ngân hàng thay đổi mạnh mẽ, có rất nhiều ngân hàng cổ phần mới ra đời, các ngân hàng liên tiếp mở các chi nhánh ở khắp mọi nơi trên đất nước, nhiều nhất vẫn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã được mở chi nhánh ở Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng như vậy tăng áp lực cạnh tranh lên, thị trường CVTD của NHĐT & PT nói chung, chi nhánh NHĐT & PT Đông Đô nói chung đã một phần bị thu hẹp, nên giảm sức tăng mở rộng thị trường CVTD của ngân hàng
Nhiều ngân hàng mới ra đời, đồng nghĩa có rất nhiều hình thức cấp tín dụng CVTD, nên nhu cầu của khách hàng sẽ bị chia nhỏ ra phân bổ ra các ngân hàng, ngân hàng nào mạnh, đa dạng hình thức cung cấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
+ Môi trường chính trị:
Luật liên quan đến ngân hàng đã và đang được sửa đổi nhiều, luật liên quan đến kinh doanh ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn đảm bảo cho kinh doanh trong ngân hàng ngày càng công bằng hơn. Môi trường chính trị hoàn thiện giúp cho ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc mở rộng hoạt động, ngân hàng sẽ dám tăng giới hạn tín dụng lên nhiều hơn.
+ Môi trường văn hoá:
Tại địa bàn Hà Nội là nơi Chi nhánh đặt trụ sở, môi trường văn hoá ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Người dân Việt Nam vẫn có nhu cầu đi xe máy nhiều hơn đi ô tô, nên dư nợ cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng thấp là chuyện rất bình thường.
- Nguyên nhân chủ quan:
+Do chính sách CVTD của ngân hàng chưa thực sự chú trọng hoạt động CVTD, vẫn coi hoạt động CVTD là hoạt động nhằm đa dạng hoá hình thức cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng, nên dư nợ CVTD vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong dư nợ cho vay của ngân hàng.
+ Hoạt động marketing:
ra các chương trình thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm ngân hàng đang cung cấp, chưa có chương trình quảng cáo chuyên nghiệp… Hoạt động quảng cáo đến sản phẩm, dịch vụ CVTD của ngân hàng không nhiều, chỉ nói sơ qua trên trang west của ngân hàng, không có chương trình quảng cáo, nên nhiều khách hàng không biết đến dịch vụ CVTD của ngân hàng cung cấp.
Trong khi đó các ngân hàng cổ phần trong nước luôn có các hoạt đông marketing khuyếch chương hình ảnh họ lên, đồng thời quảng cáo sản phẩm dịch vụ ngân hàng họ đang cung cấp cũng làm mất đi một số thị phần CVTD của ngân hàng.
+Đội ngũ cán bộ công nhân viên:
Tuy đã được đào tạo chuyên môn cao nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Còn quá mang nặng tính chất ngân hàng nhà nước, hoạt đông theo kiểu truyền thống.
+ Chưa đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ CVTD:
Ngân hàng chưa thực hiện cung cấp đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng, chỉ mới cung cấp một số dịch vụ chủ đạo. Do ngân hàng chưa đa dạng hoá sản phẩm.
Cung ứng tín dụng tiêu dùng chính của ngân hàng là cho vay mua nhà ở và ô tô, mặc dù trên thị trường đang phát triển rất nhiều hình thức cấp tín dụng tiêu dùng nhưng mà ngân hàng chỉ có một số hình thức tín dụng, cho nên cũng hạn chế tăng dư nợ CVTD của ngân hàng.
+ Tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng rất khó:
Khách hàng muốn đi vay tại ngân hàng thường mất thủ tục lâu, và nhiều quy trình, nhiều quy định. Nên để khách hàng tiếp cân với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thường lâu hơn khi đi vay các ngân hàng cổ phần.
Chương 3
Nâng cao chất lượng CVTD tại NHĐT & PT Chi nhánh Đông Đô