Hoạt động CVTD là trong những hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng. Nên hoạt động CVTD cũng phải chịu những quy định chung của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng.
Căn cứ vào quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng và điều chỉnh quan hệ tín dụng:
- Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 và được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 sủa đổi, bổ sung ngày 15/06/2004.
Luật quy định mọi hoạt động của các tổ chức tín dụng trong đó có hoạt động cấp tín dụng.
Trong đó tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm thực hiện các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
Quy định khi tổ chức tín dụng cấp vốn cho các đối tượng cần làm đầy đủ hồ sơ vay vốn và các hình thức bảo dảm tiền vay… Luật tổ chức tín dụng quy định tổng quát quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng.
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Quyết định số 127/2005/QĐ – NHNN ngày 03.02/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN;
Quy định về việc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.
Quy định cụ thể: nguyên tắc vay vốn, điều kiện vay vốn, thể loại cho vay…Những điều kiện tổ chức không được cấp tín dụng cho khách hàng.
- Quy định về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Luật đất đai được Quốc hội thông qua này 26/11/2003;
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai.
Nghị định 163/2006/NĐ-CP của chính phủ về giao dịch đảm bảo.
Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTNMT ngày 16/6/2005 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đai, tài sản ngắn liền với đất.
- Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm:
Nghị định 163/2006/NĐ-CP của chính phủ về giao dịch bảo đảm
Quy định về việc xác lập, thực hiện giao dịch đảm bảo và xử lý tài sản bảo đảm. Bao gồm các chương: giao kết giao dịch bảo đảm, thực hiện giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản trong cầm cố thế chấp, điều khoản thi hành…
Khi cấp tín dụng tổ chức tín dụng căn cứ và sự thỏa thuận của hai bên đưa ra các hình thức thực hiện giao dịch bảo đảm bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản,đặt cọc ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.
Tổ chức tín dụng thực hiện các giao dịch bảm đảm nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của chính mình. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của bên giao bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với ngân hàng.
- Quy định về tài sản và biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: bộ luật dân sự và các luật khác.