Chất lượng CVTD của chi nhánh phản ánh qua các chỉ tiêu định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đông Đô (Trang 64 - 72)

lượng

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám Đốc về việc kiểm soát và tăng trưởng tín dụng ngắn với nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quan hệ quốc tế. Chi nhánh tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, bên cạnh việc hạn chế tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính không cao, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, Chi nhánh thận trọng trong việc lựa chon khách hàng và ngành nghề cho vay…Có thể khái quát tình hình tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh trong mấy năm trở lại đây như sau:

* Dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh qua một sô năm.

Biểu 2.3: Biểu đồ dư nợ trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh

(Đơn vị : Tỷ đồng) 96.58 132.753 193.078 0 50 100 150 200 250 2005 2006 2007

(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Đông Đô)

Chú ý: dấu chấm ở trong biểu đồ được hiểu là dấu phẩy

Qua biểu đồ trên ta thấy dư nợ trong CVTD của Chi nhánh tăng liên tục trong những năm trở lại đây. Chi nhánh đã chú trọng hơn CVTD, nhiều khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng đã tìm đến ngân hàng xin vay, các chương trình cho vay của ngân hàng hấp dẫn khách hàng tìm đến xin vay…

Chi nhánh đã đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Mức dư nợ ngân hàng đạt được cũng thể hiện một phần sự ưu tiên của ngân hàng cho hoạt động CVTD trong thời gian trở lại đây.

Dư nợ CVTD của chi nhánh đem so sánh với doanh số CVTD thấy được cả về doanh số cho vay lẫn dư nợ đều tăng liên tục, nhưng dư nợ tăng nhanh hơn điều này là do: các khoản cho vay của Chi nhánh chủ yếu cho vay mua nhà ở, nên thời hạn tín dụng dài hơn một năm, và có một số khoản vay của ngân hàng bị rơi và tình trạng quá hạn (khoản nợ xấu) nhưng số này không nhiều.

Nhờ có các chương trình CVTD liên tục chi nhánh đã liên tục tăng dư nợ CVTD ở các năm liên tiếp thể hiên tốc độ tăng dư nợ CVTD ở bảng dưới.

* Cơ cấu cho vay tiêu dùng của chi nhánh.

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Chi nhánh

(Đơn vị : Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % so với 2004 Số tiền % so với 2005 Số tiền % so với 2006 Dư nợ CVTD 96,58 81% 132,753 37.% 193,078 45%

Cho vay mua nhà ở 56,785 52% 78,351 38% 105,23 4%

Cho vay mua ô tô 8,923 59% 20,857 134% 26,976 29%

CVTD khác 30,872 195% 33,545 8% 60,872 81%

(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Đông Đô)

Chi nhánh cung ứng tất cả các hình thức CVTD của tổng ngân hàng đề ra; cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô và nhiều hình thức khác nữa. Chi nhánh luôn luôn đi kịp nhu cầu của thị trường để cung ứng vốn cho thị trường khi cần thiết.

Dư nợ CVTD của Chi nhánh liên tục tăng mạnh trong các năm trở lại đây. Tăng mạnh nhất từ 2004 đến 2005, dư nợ tăng 1,8 lần. Sở dĩ có hiện tượng này là vì nhu cầu mua nhà ở và mua các thiết bị tiêu dùng cao. Thu nhập của người dân Hà Nội liên tục tăng cao cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Dư nợ CVTD năm 2007 đạt 193,078 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2004. Sở dĩ có hiện tượng này do đời sống của người dân thay đổi nhiều so với 2004: cuối 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nhiều mặt hàng nước ngoài đã được phép vào Việt Nam không qua chính sách bảo hộ các đơn vị kinh doanh trong nước nữa, mà lúc này cạnh tranh tự do nên nhiều mặt hàng giảm giá mạnh, thúc đẩy tiêu dùng tăng. Trước biến động của đất nước NHĐT & PT VN nói chung, chi nhánh NHĐT & PT Đông Đô nói riêng đã liên tục tăng cung ứng vốn vào thị trường đáp ứng mọi nhu cầu của đất nước. Mặc dù CVTD chưa phải loại hình tín dụng cung ứng chính của NHĐT & PT nhưng dư nợ cho vay liên tục tăng mạnh trong các năm trở lại đây. Thể hiện sức mạnh, và đi đúng hướng của ngân hàng với sự phát triển của đất nước.

Hoạt động cho vay mua nhà ở là hoạt động CVTD được ngân hàng triển khai sớm nhất trong các hoạt động CVTD của ngân hàng đang triển khai. Đồng thời hoạt động cho vay mua nhà ở cũng được ngân hàng ưu tiên nhiều hơn cho các hoạt đông CVTD khác, là vì hoạt động cho vay mua nhà ở luôn luôn có tài sản đảm bảo có giá trị cao và ổn định, đặc biệt hình thức cho vay này được khách hàng chấp nhận rất cao, vì đánh đúng nhu cầu thiết yếu nhất của khách hàng. Với các ưu điểm đó của hoạt động cho vay mua nhà ở luôn luôn được ngân hàng ưu tiên, cho nên dư nợ của hoạt đông cho vay mua nhà ở luôn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động CVTD của ngân hàng.

Tỷ trọng cho vay mua ô tô luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất, bởi vì nhu cầu mua ô tô của người dân chưa nhiều, nhu cầu đi lại bằng ô tô của người dân

Việt Nam chưa cao, thường những người cần mua ô tô vào công việc kinh doanh mới đi vay, còn vay tiền mua ô tô để đi lại chưa nhiều. Một lý do khác là cho vay mua ô tô tài sản bảo đảm thường là chính là ô tô đó (tài sản hình thành từ vốn vay) là tài sản bảo đảm loại 2 nên an toàn thấp, cho nên ngân hàng cũng thận trọng hơn trong cho vay mua ô tô.

Cho vay khác chủ yếu là hình thức vay tiêu dùng cầm cố giấy tờ có giá, cho vay qua thẻ tín dụng. Mục đích sử dụng vốn vay ngân hàng thường không kiểm soát chặt chẽ do tính an toàn của nợ vay khá cao. Khách hàng vay thường phải có tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu…do ngân hàng nắm giữ. Với hình thức cấp tín dụng này có độ an toàn cao cho nên ngân hàng mấy năm nay liên tục tăng dư nợ loại này.

Hình thức thẻ của ngân hàng rất đa dạng, được nhiều người tin dùng. Đồng thời với việc cung cấp dịch vụ thanh toán bằng thẻ, ngân hàng còn có hình thức cấp thẻ thấu chi (rút qua số dư tiền gửi trong hạn mức, thời gian nhất định) đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng khi cần thiết. Khách hàng rất ưa chuộng hình thức này vì nó giải quyết kịp thời nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Hình dung cụ thể hơn về tốc độ tăng dư nợ CVTD, sự thay đổi cơ cấu CVTD của chi nhánh được biểu diễn dưới biểu đồ sau:

Biểu 2.4: Biểu đồ cơ cấu cho vay tiêu dùng của chi nhánh (Đơn vị: tỷ đồng) 56.785 78.351 105.23 8.923 20.875 26.976 30.872 33.545 60.872 0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 2007

(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Đông Đô)

Ghi chú:

Trong biểu đồ dấu “chấm” chính là dấu phẩy - Cột thứ nhất: Cho vay mua nhà ở.

- Cột thứ hai: Cho vay mua ô tô. - Cột thứ ba: Cho vay khác.

Qua xem xét cơ cấu CVTD của Chi nhánh thấy được ngân hàng thực hiện cung cấp tín dụng dưới nhiều hình thức cho vay, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực tế của khách hàng. Nhưng còn hạn chế ngân hàng chưa mạnh dạn cung ứng các khoản vay mua ô tô mặc dù nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam đang tăng lên rất cao.

Bảng 2.4: Phân tích thu chi của hoạt động cho vay và hoạt đông CVTD của chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

- Thu từ hoạt động CV 72,4 138,98 241,8

- Chi cho hoạt động CV 58,1 116,2 199,86

- LNST 10,296 16,4 30,196

- Thu từ hoạt động CVTD 12,6 16,88 25,486

- Chi cho hoạt động CVTD 8,59 11,83 16,89

- LNST từ hoạt động CVTD 2,89 3,64 6,19

- Khả năng sinh lời của hoạt động CV 17,7% 14,1% 15,1%

- Khả năng sinh lời của hoạt động

CVTD 33,6% 30,7% 36,6%

(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Đông Đô)

Qua bảng phân tích thu – chi của hoạt động cho vay chung của Chi nhánh, và hoạt động CVTD của Chi nhánh ta thấy được hoạt động CVTD có khả năng sinh lời cao so với tổng hoạt động cho vay.

Sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì: hoạt động CVTD có thời hạn cho vay ngắn, nên ngân hàng mất ít chi phí huy động vốn hơn các hoạt động cho vay chung của ngân hàng, đặc biệt hoạt động huy động vốn để cho vay trung và dài hạn mất chi phí huy động rất cao.

Hoạt động CVTD Chi nhánh lấy nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán của khách hàng không mất chi phí huy động, đồng thời những tiền gửi tiết kiêm từ một năm đổ xuống thì chi phí huy động cũng ít hơn loại tiền gửi trung và dài hạn. Cho nên chi phí huy động tiền cho họat động CVTD “rẻ” hơn rất nhiều so với hoạt động cho vay trung và dài hạn.

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh có đặc điểm nổi bật hoạt động cho vay trung và dài hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng rất cao, nên Chi nhánh luôn cần

những nguồn huy động có thời gian dài và ổn định, cho nên chi phí cho hoạt động cho vay này thường rất cao. Nên gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hoạt động cho vay của ngân hàng.

Đồng thời qua bảng phân tích hoạt động thu – chi của từng loại trên chúng ta nhận thấy tiềm năng của hoạt động CVTD rất cao, khả năng sinh lời của hoạt động CVTD cao hơn rất nhiều so với hoạt các hoạt động khác, báo hiệu đây sẽ là thị trường rất nhiều tiềm năng cho ngân hàng.

* Tình hình phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ - NHNN

Bảng 2.5: Báo cáo dư nợ trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ CVTD - Nợ trong hạn - Nợ quá hạn 96,58 95,89 0,69 99,2 0,8 132,753 130,971 1,782 98,66 1,34 193,078 191,005 2,073 98,9 1.1

(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Đông Đô)

Chi nhánh liên tục tăng dư nợ CVTD trong những năm trở lại đây, nợ trong hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, nợ quá hạn luôn chiếm một phần nhỏ trong dư nợ CVTD. Nhưng tốc độ tăng dư nợ qua hạn nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ trong hạn, thể hiện dư nợ CVTD tăng đồng nghĩa với dư nợ quá hạn tăng lên, mặc dù dư nợ quá hạn vẫn là con số bé trong tổng dư nợ, nhưng điều đó cũng cần lưu ý, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng.

Trong cơ cấu nợ quá hạn thì chủ yếu đến từ các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) vẫn duy trì các con số bé

nhưng biểu hiện một phần chất lượng tín dụng đã bị giảm. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức thấp, cho thấy những nỗ lực của NHĐT & PT chi nhánh Đông Đô trong việc thu hồi các khoản nợ đến hạn, và kiểm soát chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Dư nợ CVTD chưa cao cũng góp phần làm cho nợ quá hạn chiếm tỷ lệ ít, vì các khoản CVTD ít nên các cán bộ tín dụng không phải theo dõi quá nhiều khoản nợ, nên độ tập trung theo dõi nợ sẽ cao hơn, giúp giảm thiểu các khoản nợ quá hạn.

Vì hoạt động CVTD chưa được ưu tiên nên ngân hàng rất thận trọng trong CVTD, tức là khi lựa chọn khách hàng cho vay cán bộ tín dụng phải xem xét rất kỹ về khả năng an toàn của khách hàng với khoản vay, điều này góp phần làm giảm các khoản nợ xấu xuống, nhưng có hạn chế nhiều khách hàng bị ngân hàng bỏ qua không cấp tín dụng cho họ mặc dù độ an toàn của họ cũng rất cao nhưng độ an toàn của họ không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của ngân hàng.

Chi nhánh đã và đang thực hiện tốt các chỉ đạo từ hội sở chính triển khai các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng. Chi nhánh thực hiện phân loại các khoản nợ theo đúng quy định của ngân hàng cấp trên đề ra. Chi nhánh còn đầu tư vào việc nghiên cứu tìm kiếm các lý do xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng để có biện pháp phòng ngừa và giải quyết.

* So sánh dư nợ CVTD với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Bảng 2.6: So sánh dư nợ CVTD với tổng dư nợ cho vay

Đơn vị: (Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng dư nợ cho vay 731,4 1387 2264

Dư nợ CVTD 96,58 132,752 193,078

Tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng dư nợ cho vay.

13,2% 9,6% 8,5%

(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Đông Đô)

Chi nhánh mấy năm trở lại đây tăng lên rất nhanh tổng dư nợ cho vay vì năm 2004 chi nhánh được phát triển lên từ phòng giao dịch lên thành chi nhánh cấp một, do đó đây là giai đoạn chi nhánh tăng trưởng rất mạnh, liên tiếp các phòng giao dịch của chi nhánh được mở khắp trên đại bàn Hà Nội.

Nhìn tổng thể thì cả tổng dư nợ cho vay và dư nợ CVTD đều tăng. CVTD tăng chậm hơn tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, thể hiện hoạt động CVTD chưa mở rộng hiệu quả bằng các hoạt động cho vay khác, nói cách khác ngân hàng chưa hoàn toàn ưu tiên cho hoạt động CVTD.

Dư nợ CVTD luôn chiếm tỷ lệ bé trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh thể hiện ngân hàng chưa thực sự ưu tiên cho hoạt động CVTD. Hoạt động CVTD chưa phải là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, chỉ là hoạt động mang tính chất đa dạng hoá hình thức cung ứng dịch vụ của ngân hàng ra ngoài thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đông Đô (Trang 64 - 72)