Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đông Đô (Trang 30 - 34)

Chất lượng bị ảnh hưởng mạnh nhất từ các chính sách kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào khi triển khai chương trình cho vay đều cần có chính sách tổ chức khoa học để trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, uy tín ngân hàng được nâng lên… cho nên ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh cụ thể khi kinh doanh. Đặc biệt với hoạt động CVTD là thị trường rộng với khoản vay nhỏ lẻ càng bị tác động bởi chiến lược kinh doanh.

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho toàn bộ cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong mọi hoạt động tín dụng nhằm hạn chế mọi rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời, cuối cùng nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng nói riêng.

Muốn nâng cao chất luợng tín dụng chúng ta cần phải nắm bắt được những nhân tố tác động chính đến chất lượng tín dụng, bao gồm những yêú tố sau:

- Chính sách CVTD:

Đầu tiên ngân hàng muốn thành công trong hoạt động cho vay tiêu dùng, thì ngân hàng cần đưa ra chính sách CVTD cụ thể. Cho vay tiêu dùng được tổ chức quy củ theo một quy trình nhất định, đưa ra các chương trình cho vay thích hợp với thị trường. Ngân hàng phải có chính sách CVTD thì hoạt động cho vay tiêu dùng mới có thể triển khai vào thị trường. Trong chính sách cho vay tiêu dùng lại có các chính sách là nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến chất lượng CVTD bao gồm:

+Chính sách khách hàng:

hàng, đồng thời là đối tượng trực tiếp sử dụng dịch vụ do ngân hàng cung cấp, cho nên vai trò của khách hàng rất lớn trong việc tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng cần có chính sách phân loại khách hàng. Ví dụ: ngân hàng lựa chọn tiêu thức phân loại theo mức độ quan trọng: khách hàng truyền thống và khách hàng quan trọng, khách hàng khác. Qua đó ngân hàng lựa chọn khách hàng ưu tiên trong việc cấp tín dụng là khách hàng truyền thống và khách hàng quan trọng. Chính sách này sẽ níu giữ được khách hàng trưyền thống và khách hàng quan trọng, đồng thời tăng độ an toàn cho khoản vay vì ngân hàng nắm rõ về khách hàng của họ. Nhưng với chính sách này sẽ phản tác dụng khi ngân hàng cần xâm nhập thị trường mới, đối tượng cấp tín dụng mới. Cho nên với từng dịch vụ cho vay tiêu dùng riêng ngân hàng cần nghiên cứu rõ về đối tượng khách hàng mà họ cần cung cấp. Với từng loại đối tượng khách hàng thì có nhu cầu tiêu dùng riêng, ngân hàng cần phải hiểu và nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của thị trường mình cần xâm nhập.

+ Chính sách giới hạn quy mô và giới hạn tín dụng:

CVTD là những khoản cho vay nhỏ lẻ ( trừ cho vay bất động sản), hình thức cho vay thì đa dạng…sở dĩ CVTD có những đặc điểm trên là do đặc tính của sản phẩm tiêu dùng thông thường: giá trị sản phẩm không lớn lắm, đa dạng các loại sản phẩm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Khi ngân hàng thực hiện chính sách CVTD thường đưa ra giới hạn cung cấp tín dụng tiêu dùng để ngân hàng đáp ứng được các điều kiện kinh doanh của NHNN và duy trì độ an toàn cho ngân hàng.

Khi cho vay ngân hàng thường quan tâm đến tài sản bảo đảm của khách hàng với khoản vay. Ngân hàng không nên cho khách hàng vay qua số giá trị tài sản đảm bảo vì các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro rất cao.

Cho nên khi ngân hàng đưa ra được mức giới hạn tín dụng tiêu dùng, quy mô khoản cho vay hợp lý thì ngân hàng sẽ tối đa hoá được lợi nhuận mà

vẫn cung cấp được sản phẩm, dịch vụ ra ngoài thị trường.

+ Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng:

CVTD là những khoản tín dụng có độ rủi ro rất cao, thường các ngân hàng áp dụng mức lãi suất khá cao cho từng khoản vay tiêu dùng so với khoản vay thông thường khác. Nhưng có điều đặc bịêt người tiêu dùng họ thường không quan tâm đến mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, họ chỉ quan tâm tới số tiền họ phải trả. Nên khi đưa ra sản phẩm, dịch vụ CVTD các ngân hàng thường nghiên cứu cách trả lãi khoản vay phù hợp vói thu nhập người tiêu dùng như: trả lãi hàng tháng khách hàng sẽ cảm giác số lãi mình phải trả ít hơn so vơi mức lãi suất mình chịu, cũng giống như dịch vụ cho vay mua trả góp khách hàng sẽ không cần chú ý lắm đến số lãi mình phải trả mà quan tâm đến giá trị khoản tiền mình trả hàng kỳ có phù hợp vói thu nhập của mình không…như vậy với chính sách lãi suất phù hợp vói thị hiếu thì ngân hàng vừa thu được lãi suất cao vừa làm hài lòng khách hàng.

+ Thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ:

Kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro của ngân hàng cũng như mức thu nhập dự kiến trong tương lai của người vay. Chính sách thời hạn giải quyết mối quan hệ thời hạn của nguồn và thời hạn tài trợ, từ đó ngân hàng xác định kỳ hạn trung bình (vì ngân hàng có nhiều loại tín dụng). Sau đó ngân hàng sẽ tính thời hạn tín dụng hợp lý cho từng loại vay(để có cơ cấu hợp lý). Nhưng đối với khoản cho vay tiêu dùng ngân hàng còn căn cứ vào thu nhập của người đi vay để ra thời hạn tín dung phù hợp. Thường thì các khoản CVTD có giá trị nhỏ nên thời hạn tín dụng ngắn. Ngân hàng đưa ra thời hạn tín dung hợp lý sẽ giúp thu hồi vốn nhanh và an toàn.

Kỳ hạn trả nợ: là khoàng thời gian trong mỗi khoảng thời gian đó khách hàng trả một phần gốc và lãi. Ngân hàng cần căn cứ vao kỳ thu nhập dự kiến

của khách hàng để đưa ra kỳ hạn trả nợ. Khi ngân hàng đưa ra kỳ hạn trả nợ hợp lý khách hàng luôn luôn có khả năng trả nợ và ngân hàng thu được gốc với lãi.

+ Các khoản bảo đảm:

Hoàn trả tín dụng là điều kiện quan trọng nhất thực hịên mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Để thu hồi được nợ ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín và năng lực của khách hàng, từ đó áp dụng các phương pháp cho vay thích hợp.

Nếu khách hàng được xếp hạng tín nhiệm cao như có phẩm chất tốt trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng kinh doanh trong tương lai thì ngân hàng có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo. Ngược lại với khách hàng không đạt các tiêu chuẩn cần thiết thì để hạn chết rủi ro buộc ngân hàng cho vay phải có tài sản đảm bảo.

Trong thực tế khi cấp tín dụng ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm thích hợp sẽ giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng chi trả khoản nợ. Đồng thời khi ngân hàng giữ tài sản bảo đảm hoặc cầm giấy tờ sở hữu đất đai của khách hàng đem đến ngân hàng làm tài sản bảo đảm khoản vay sẽ làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu không có tài sản bảo đảm dẫn đến việc lơ là nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt với CVTD có độ rủi ro cao nên khi cán bộ tín dụng chú trọng đến tài sản bảo đảm khoản vay sẽ giảm bớt dư nợ quá hạn, nâng chất lượng cho vay tiêu dùng lên.

+ Chính sách đối với khoản nợ có vấn đề:

CVTD càng phát triển về số lượng thì các tài sản có vấn đề ( bao gồm: nợ đã quá hạn hoặc khó đòi, hoặc không đòi được) cũng tăng theo. Cho nên khi quyết định cho vay các cán bộ tín dụng cần đánh giá khách hàng cẩn thận và theo dõi sử dụng số tiền vay có đúng mục đích tiêu dùng trong hợp đồng.

Ngân hàng cần mua bảo hiểm với khoản nợ thấy độ an toàn thấp để giảm bớt rủi ro cho chính ngân hàng.

+ Xây dựng quy trình CVTD:

Các chính sách CVTD rất quan trọng tác động đến chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp, đồng hành với các chính sách đó ngân hàng cần có quy trình cho vay riêng với tín dụng tiêu dùng vì đặc điêm của CVTD có đặc trưng khác với các khoản cho vay thông thường. Quy trình cho vay hợp lý với đặc điểm của thị trưòng tiêu dùng rộng, giá trị khoản vay bé, đa dạng sản phẩm, đa dạng hình thức cung cấp tín dụng… Cần phải có quy trình in sẵn theo quy định của ngân hàng khi thưc hiện cho vay, vì nhiều khi không phải trực tiếp cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng mà cấp tín dụng qua người bán hàng tiêu dùng. Có quy trình riêng của ngân hàng khi cung cấp tín dụng vừa giúp khoản vay thực hiện nhanh, vừa có tính an toàn cao, vừa thể hiên độ chuyên nghiệp cao…chất lượng dịch vụ sẽ được khách hàng đánh giá tốt.

- Chính sách xếp hạng khách hàng:

Ngân hàng cần có hệ thống chấm điểm khoa học: nhanh gọn, có khả năng đánh giá khách hàng cao…vừa không mất nhiều thời gian, làm hài lòng khách hàng (vì chỉ cần khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết, không cần khách hàng cung cấp quá nhiều thông tin). Chất lượng tín dụng sẽ được đánh giá cao.

Những nhân tố chủ quan là do chính bên ngân hàng tạo ra, nếu ngân hàng có các chính sách cho vay tiêu dùng phù hợp với đặc trưng của vay tiêu dùng, các chính sách đưa ra đi kịp thời đại sẽ giúp khách hàng lựa chọn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đông Đô (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w