Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đông Đô (Trang 26 - 29)

Đánh giá tổng thể chất lượng CVTD của NHTM không chỉ xem xét các chỉ tiêu định tính mà cả các chỉ tiêu định lượng, để có thể nhìn tổng thể hết hoạt động CVTD mới phản ánh đầy đủ chất lượng CVTD của một NHTM.

Chỉ tiêu định lượng chính là các chỉ tiêu phản ánh bằng các con số thông kê định kỳ của ngân hàng về hoạt động cho vay. Qua các con số thông kê được ngân hàng tiến hành phân tích so sánh các chỉ tiêu đó với nhau và với các chỉ tiêu của ngành để thấy được mặt tốt, mặt còn hạn chế của hoạt động cho vay.

Sau đây là cách phân tích một số chỉ tiêu định lượng cơ bản:

a/ Dư nợ cho vay tiêu dùng:

Là chỉ tiêu tính ở thời điểm cuối kỳ số tiền ngân hàng hiện đang cho khách hàng vay theo hình thức cho vay tiêu dùng. CuốI kỳ ngân hàng thực hiên thống kê lại số tiền ngân hàng đang cấp tín dụng cho khách hàng, và tiến hàng so sánh với các chỉ tiêu khác, như: so sánh vơi doanh số cho vay trong kỳ để biết được ngân hàng kinh doanh hiệu quả hay không hiệu quả trong hình thức này. Cụ thể: doanh số cho vay trong kỳ mà lớn hơn mức dư nợ cho vay quá nhiều là hoạt động cho vay của ngân hàng không hiệu quả, tức là ngân hàng liên tiếp cấp thêm tín dụng vào thị trường nhưng ngân hàng không thu kịp số tiền đã cấp về. Sở dĩ có thể đánh giá được như vậy là vì cho vay tiêu dùng thường là các khoản cho vay ngắn hạn, thời gian cho vay thường là một năm.

Phân tích chỉ tiêu dư nợ cho vay ngoài việc so sánh với các chỉ tiêu khác, ngân hàng còn phân tích sự tăng lên tuyệt đối và tương đối của chỉ tiêu này.

b/Phân loại nợ: theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, quyết định 18/2007/QĐ – NHNN về sửa đổi bổ xung một số điều trong quyết định 493.

đổi bổ xung tại khoản 3 điều 1 quyết định 18. Quy định tổ chực tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): trong nhóm này bao ngồm các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Và có cả các khoản nợ qua hạn dưới 10 ngày được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả vốn lẫn lãi cao…

+Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu…

+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại và nhóm 2; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng…

+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian trả nợ lần được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai…

+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Bao gồm các khoản nợ quá hạn 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời gian cơ cấu lại; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý…

Định kỳ các ngân hàng thương mại tiến hành phân loại các nhóm nợ để trình lên ngân hàng nhà nước.

Việc phân loại các nhóm nợ định kỳ theo quy định của ngân hàng nhà nước nhằm mục đích ngân hàng nhà nước theo dõi hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Một mặt các ngân hàng biết tình hình kinh doanh các

loại hình dịch vụ của chính ngân hàng, để xem ngân hàng kinh doanh hiệu quả hay không.

Các nhóm nợ 3, 4, 5 không nên duy trì mức dư nợ quá cao, vì đây là các nhóm nợ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Các nhóm dư nợ này duy trì dư nợ quá cao sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống, và khả năng thu hồi vốn lại cũng không cao.

Việc theo dõi thường xuyên dư nợ các nhóm nợ giúp ngân hàng biết được tình hình thực tế của ngân hàng mình, giúp ngân hàng có các phương án kinh doanh đưa ra kịp thời tránh tình trạng ở thế bị động, khi ngân hàng đi vào hoạt động qua công suất, mà khả năng thu hồi vốn thấp sẽ là nguyên nhân gây phá sản ngân hàng.

Nếu dư nợ quá hạn tăng qua các năm thể hiện trình độ yếu kém trong công tác thẩm định khách hàng và theo dõi khoản vay, và ngược lại.

Phần trăm dư nợ quá hạn càng càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp, và ngược lại.

c/ Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động cho vay tiêu dùng so với hoạt động cho vay của ngân hàng:

Khả năng sinh lời là so với đồng vốn bỏ ra thu lại được lợi nhuân nhiều hay ít? nếu thu lại được lợi nhuân nhiều thì hoạt động kinh doanh đó đem lại hiệu quả kinh doanh nhiều.

Mà mục tiêu chủ yếu nhất trong kinh doanh là lợi nhuận. lợi nhuận cao thì thể hiện khả năng kinh doanh tốt. Ngân hàng nào muốn đứng vững trên thị trường và sức mạnh của ngân hàng có vị thế thì cần đòi hỏi khả năng kinh doanh tốt. Cho nên các ngân hàng mục tiêu hàng đầu là tối đa hoá lợi nhuận.

Loại hình cho vay nào đem lại khả năng sinh lời cao thì ngân hàng sẽ chú trọng phát triển loại hình cho vay đấy hơn các loại hình cho vay đem lại khả năng sinh lời thấp.

chính sách cho vay của ngân hàng có ưu tiên phát triển CVTD ở mức độ nào, so với chương trình cho vay khác của ngân hàng. Và phản ánh khả năng tham gia CVTD mạnh hơn hay yếu hơn các loại cho vay khác.

+ Công thức cơ cấu CVTD so với tổng tài sản:

%CVTDts = Dư nợ CVTD × 100%

Σ Tài sản

+ Công thức cơ cấu CVTD so với tổng cho vay của ngân hàng:

%CVTDcv = Dư nợ CVTD × 100%

Σ Dư nợ cho vay

Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động CVTD của ngân hàng có được ngân hàng thực sự chú ý đến chưa, chất lượng qua các năm có tăng lên không. Nếu CVTD chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì phản ánh hoạt động CVTD là nguồn thu nhập chính của ngân hàng và ngân hàng thực sự đã chú trọng phát triển sản phẩm này. Ngược lại nếu tỷ trọng CVTD quá bé thì hoạt động CVTD không phải là nguồn đem lại thu nhập chính cho ngân hàng và ngân hàng hoạt động kinh doanh chính cũng không phải là cho vay tiêu dùng, và CVTD chưa thực sự hiểu quả đối với ngân hàng đó. Để chất lượng CVTD cao hơn nữa ngân hàng cần chú trọng vào hoạt động CVTD hơn.

Sự thay đổi cơ cấu trong các năm thể hiện sự thay đổi chiến lược khinh doanh trong các năm của ngân hàng, nếu cơ cấu CVTD tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng hơn vao hoạt động CVTD để nâng chất lượng CVTD tăng lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đông Đô (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w