Một số ghi nhận từ Tây Ninh

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 130 - 131)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

3.10.Một số ghi nhận từ Tây Ninh

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 9 – THCS

3.10.Một số ghi nhận từ Tây Ninh

Chương trình Ngữ văn hiện hành chỉ là thực hiện trên cơ sở nền tảng của chương trình cải cách giáo dục năm 2000, tuy có những đổi mới đáng kể phù hợp với quan điểm giáo dục hiện đại, nhưng xét về chương trình, sách giáo khoa có nhiều vấn đề về nội dung, phương pháp, dung lượng kiến thức cần phải hoàn thiện.

Đối tượng học sinh là vấn đề cơ bản, nó quy định mối quan hệ “tác chiến” giữa thầyhọc sinh, giữa học sinhhọc sinh, giữa học sinh - hoạt động trong tiết học tiếng Việt. Vấn đề đáng quan tâm học sinh Tây Ninh là tình trạng bỏ học và chất lượng học tập có phần đáng lo ngại trong thực hiện phương pháp dạy học mới

đối với giáo viên Ngữ văn (năm học 2006 – 2007, cuối năm bỏ học 1,785 em, tỉ lệ

2,6 %, tăng so với năm học trước 0,7 %; học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở

xuống là 36.680 em/ 67.650 em, tỉ lệ 56,5 %). [31, tr. 2]

Kế đến là yếu tố người thầy. Do yếu tố lịch sử, số giáo viên được đào tạo trong giai đoạn chữa cháy vẫn còn. Số này, mặc dù đã chuẩn hoá đại học (đa số là

đại học từ xa), nhưng vẫn còn hạn chế về chất lượng giảng dạy do bị hẫng hụt từ cái nền đào tạo ban đầu. Để các tiết tiếng Việt đạt hiệu quả, người thầy phải “ thiên biến vạn hoá”, phải linh hoạt trong phương pháp, phải sáng tạo trong tổ chức hoạt

động, phải khéo léo trong nghệ thuật sư phạm để động viên kịp thời, khuyến khích các em học tập.

Với một hiện trạng về chất lượng học sinh, một tỉnh biên giới còn chênh lệch các mặt giữa các vùng giáo dục, một đội ngũ còn hạn chế vềđào tạo, trước yêu cầu dạy và học tiếng mẹ đẻ, quả thật là gánh nặng đối với nhà trường phổ thông nói chung, đối với giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng càng phải đáng quan tâm.

Với năng lực nhất định, trong điều kiện nghiên cứu bị hạn chế, luận văn chỉ

nhấn mạnh một số chỗ cần lưu ý trong quá trình dạy các bài cụ thể, đồng thời đề

dạng bài tập tuy lặp lại trong sách giáo khoa nhưng được cải tiến, vận dụng phù hợp từng loại đối tương học sinh để các em thuận lợi trong quá trình thủ đắc kiến thức tiếng Việt.

Những yếu tố trên có ảnh hưởng nhất định về sự phát triển vốn từ cho học sinh, bởi lẽ muốn dạy tốt tiết tiếng Việt cho học sinh, người thầy phải trang bị cho mình một kiến thức nền và có khả năng nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu dạy học phân môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 9 đang ở chặng cuối của một cấp học và chuẩn bị buớc sang một cấp học mới, cao hơn.

Phân môn Tiếng Việt vốn đã khô khan như nhiều nhận định của người học, cho nên người dạy phải có những hoạt động hấp dẫn, xoá đi cảm giác ấy. Phát triển vốn từ cho học sinh lớp 9 trong nhà trường phổ thông chủ yếu là phát triển vốn từ

chuẩn, vốn từ văn hoá, giúp cho học sinh nắm chắc từ toàn dân, từ địa phương, từ

mượn…để vận dụng trong tạo lập văn bản và nhận hiểu văn bản.

Giáo viên chú ý các dạng bài tập, rèn học sinh sử dụng từ với nghĩa gốc phát triển từ với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ, giá trị biểu đạt cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người bản ngữ.

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, xã hội biến đổi, ngôn ngữ cũng biến đổi theo một cách tự nhiên. Đây cũng là một sự chuyển dịch có điều kiện, hợp quy luật. Như chúng ta đã biết, sự phát triển của tiếng Việt, cũng như sự phát triển của ngôn ngữ nói chung được thể hiện ở cả 3 mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Luận văn chủ

yếu chỉ đề cập đến yếu tố từ vựng, nhưng chỉở góc độ phát triển vốn từ mà thôi.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 130 - 131)