Các quan niệm

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 36 - 39)

Hai thập kỉ trước đây ở Việt Nam ta có lưu hành thuật ngữ “phản nghĩa ”, “từ

phản nghĩa” để chỉ cái gọi là “trái nghĩa”, “từ trái nghĩa ” mà theo các nhà ngôn ngữ học đã thống nhất. Theo Hồ Lê, với quan niệm hẹp hơn, ông gọi là “từ đối nghĩa”.

Hiện tượng trái nghĩa và từ ngữ trái nghĩa vẫn còn nghiên cứu quá ít trong giới Việt ngữ. Cũng vì vậy mà định nghĩa về từ trái nghĩa cũng là vấn đề đáng để

luận bàn.

Theo Đỗ Hữu Châu: “Định nghĩa thường gặp về từ trái nghĩa là: từ trái nghĩa là những từđối lập, trái ngược nhau về nghĩa.” [9, tr. 200].

Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại [60, tr.165] quan niệm rằng : “Người ta thường định nghĩa từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau”.

Chu Bích Thu trong Một vài suy nghĩ về nghĩa những từ thuộc nhóm từ

kiểu “ tròn – méo” [60, tr. 39] nhìn nhận vấn đề trái nghĩa từ góc độ chuẩn – không chuẩn về các mặt hình dáng, hướng, chiều, tính liên kết, toàn khối, nên cho rằng: “Từ trái nghĩa là những từ có nét đối lập trên một nền đồng nhất.” Có nghĩa là nghĩa của từ biểu thị không chuẩn trái với nghĩa của từ biểu thị khái niệm chuẩn.Ví dụ: méo- tròn, lệch – thẳng, vỡ - lành, mẻ - lành,.v.v…

Hiện tượng trái nghĩa cũng được các nhà ngôn ngữ nước ngoài chú ý đến. Cụ thể là các công trình nghiên cứu về từ vựng học, ngữ nghĩa học của các tác giả

như : A.I.Xmia-nít-xki(1956), N.M.San-xki(1964), Đ.N. Smê-li-ôp(1964), A.V.Ca-li- nin(1971),.v.v…; trong các bài viết của R.A.Bu-đa-gôp (1975, V.A.Mi-khai- lôp(1983). Giáo sư người Pháp Rô-be Mac- tanh (1976) đã nghiên cứu giải quyết hiện tượng trái nghĩa trong quan hệ hữu cơ với suy diễn (inférence) và khúc giải (paraphrase). Có lẽ chuyên sâu nhất là tác phẩm “Trái nghĩa trong tiếng Nga” của

I.A.Nô-vi-côp (1973). Nhà ngôn ngữ học này đã phân tích sựđối lập trong từ vựng về các phương diện hình tuyến, trực tuyến, và ngữ dụng, rồi phân loại từ trái nghĩa trong tiếng Nga về các cấu trúc và nội dung. Còn V.A. I-va-nô-va (1982) trong chuyên khảo “Trái nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ ” đã xem xét mối quan hệ qua lại giữa trái nghĩađơn nghĩa, trái nghĩađồng nghĩa, trái nghĩahệ hình cấu tạo từ trong mối tác động qua lại giữa chúng với nhau.

Trái nghĩa là gì?

Quan nim hp

Theo “Đại bách khoa toàn thư Liên xô” năm 1950, tập 2, trang 525, xuất bản lần thứ 2 cho rằng : “những từ có nghĩa đối lập nhau mới là những từ trái nghĩa”. Ví dụ : thù – bạn, dễ chịu – khó chịu.

Năm 1954, A.A. Kê-rê-êp, trong “Về từ ngữ trái nghĩa tiếng Nga trong trường phổ thông”(số 3), [tr.10-13] đã phê phán quan niệm trên là “không lột tả được toàn bộ nội hàm của khái niệm từ trái nghĩa”.

Quan nim rng

Năm 1970, mãi đến hai thập kỉ sau, cuốn “Đại bách khoa toàn thư Liên xô” xuất bản lần thứ ba, trang 94 đã cho mọi người thấy quan niệm về từ trái nghĩa khác

đi, trở nên rộng hơn.

Một là, từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau, dùng để chỉ những hiện tượng tương phản. Chúng không những nêu lên phẩm chất, mà còn mang nghĩa số lượng, thời gian, không gian;

Hai là, không phải chỉ có thực từ, mà cả hư từ, thậm chí các phương tiện cấu tạo từ, tức là các tiếp tố cũng có thể quan hệ trái nghĩa với nhau. Ví dụ : đi vào

đi ra, …

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các quan niệm của các nhà ngôn ngữ

học Việt Nam và nước ngoài dù hẹp hay rộng đều thống nhất một điểm đó là trái nghĩa làđối lập.

1.3.4.2. Quan niệm của luận văn

Trong sách giáo viên lớp 7 thì từ trái nghĩa chỉ xếp có 1 tiết, khác với từ đồng nghĩa được xếp 2 tiết. Điều này bộc lộ quan điểm xác định vai trò, vị trí của từ

trái nghĩa thấp hơn từ đồng nghĩa. Đó là do quan niệm của những người biên sọan sách, nhưng trong Phân phối chương trình do Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chỉ thực hiện 1 tiết, tức là có sự chênh nhau giữa tác giả

sách giáo khoa và cấp chỉ đạo. Dầu sao, với chi tiết nhỏđó cũng cho chúng ta thấy rằng những người soạn sách đã có cái nhìn khác đi giữa từ trái nghĩa và từ đồng nghĩa.

Từ trái nghĩa học sinh đã được học ở cấp tiểu học. Ở lớp 7, các em sẽđược nắm lại nghĩa và vận dụng trong các văn bản.

Định nghĩa về từ trái nghĩa, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7,[30, tr.128] quan niệm rằng : “Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau”.

Từ trái nghĩa biểu thị những hoạt động, tính chất, sự vật trái ngược nhau. Sự trái ngược nhau về nghĩa là dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nhất định để xác

định. Với tiêu chí đó, các từ trái nghĩa nằm ở hai cực đối lập. Ví dụ: dài – ngắn, cao – thấp, sạch – bẩn, hiền- ác,…

- Chồng thấp mà lấy vợ cao

(Ca dao) - Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài

(Hồ Xuân Hương)

Một từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào các dãy từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ: từchín

- Quảchín trái nghĩa với xanh (quả xanh) - Cơm chín trái nghĩa với sống (cơm sống)

Từ trái nghĩa được sử dụng trong thểđối, tạo các hình tượng tương phản, gây

ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Ví dụ: bên trọng bên khinh, buổi đực buổi cái (bữa đực bữa cái), có đi có lại,

Có điều giáo viên cũng cần nhận thức thêm rằng: về khả năng kết hợp ngữ

nghĩa từ vựng của từ quyết định bức tranh trái nghĩa của nó. Chúng ta có thể so sánh: cùng chỉ phẩm chất, nhưng “ hoa” thì lại có hoa tươi – hoa héo, gan tươi – gan ôi, …

Do hoạt động của từ ngữ trái nghĩa phụ thuộc vào ngữ nghĩa của chúng, vào ngữ cảnh, vào khả năng kết hợp nên từ trái nghĩa có tính chất tương đối. Bình thường thì giữa các từ “hộp”, “bánh” không có quan hệ gì với “tươi”, nhưng trong các tổ hợp “sữa tươi”, “sữa hộp”, “sữa bánh” thì chúng lại trở nên trái nghĩa với nhau.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)