Biệt ngữ xã hộ

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 42 - 43)

Từ ngữ “biệt ngữ xã hội” mới được đưa vào trong chương trình Ngữ văn THCS hiện hành mà chương trình Ngữ văn THCS trước đó (cải cách giáo dục) không đề cập đến (chỉđề cập đến từđịa phương).

Biệt ngữ xã hội (có người gọi là từ vựng phương ngữ xã hội)

Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 [30, tr.57] ghi: “Biệt ngữ xã hội là lớp từ

ngữ chỉ sử dụng hạn chế trong một tầng lớp xã hội nhất định ”. Ví dụ:

+ Chỉ dùng cho tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở Bắc bộ trước Cách mạng tháng Tám.

- Cậu: chỉ người cha; chồng - Mợ: chỉ người mẹ, vợ

+ Trong học sinh (tầng lớp)

- Bắc bộ: gậy (điểm 1), ngỗng (điểm 2), ghi đông (điểm 3), cúp, bùa, đạn, tiến sĩ gây mê, trúng tủ, đứt, mồ côi vợ(chưa vợ)…;

- Nam bộ: bồ câu, đồ chơi, xế, mại,…

Mục đích của việc phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là nhằm nhận biết từ ngữ của các nhóm xã hội khác nhau, đặt trong mối quan hệ với từ ngữ

của toàn dân. Chính sự phân biệt này sẽ giúp cho học sinh có cơ sở cảm thụ và xây dựng văn bản phù hợp với mục đích và thể loại văn bản, nâng cao giá trị biểu đạt,

đạt được mục đích giao tiếp, giúp người khác tiếp nhận trọn vẹn và đúng nghĩa của văn bản.

Cần lưu ý, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ dùng trong khẩu ngữ. Nếu không cẩn trọng, khéo léo trong sử dụng lớp từ ngữ này thì sẽ dẫn đến kém hiệu quả trong giao tiếp, thậm chí hậu quả xấu, ảnh hưởng đến quan hệ; thông tin chuyển tải người tiếp nhận bị sai lệnh, hạn chế, hoặc ảnh hưởng xấu, gây sự hiểu lầm nội dung biểu đạt.

Do đó khi giao tiếp người khác địa phương hoặc trên các diễn đàn (báo chí), hội nghị, soạn thảo công văn,…) thì nên dùng từ ngữ toàn dân để mọi người khi tiếp nhận đều hiểu như nhau về nghĩa cơ bản.

Trong tác phẩm văn học, tác giả có quyền sử dụng lớp từ ngữ này cho phù hợp với xuất thân của nhân vật, hoàn cảnh, tầng lớp xã hội,…

Muốn sử dụng chính xác, hiệu quả trong hoạt động giao tiếp, học sinh phải nắm bắt, phân biệt được từ ngữđịa phương, từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội. Đây là nhiệm vụ cực kì khó khăn, phức tạp của người giáo viên dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, nhất là trường THCS, là gạch nối chuyển tiếp lên cấp trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 42 - 43)