- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.
1.8.2. Kết quả khảo sát của các nhà khoa học
Trên Báo Giáo dục & Thời đại ra ngày 10/4/2007 đăng tin về Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục – Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá chất lượng và hiệu quả triển khai
đại trà chương trình và sách giáo khoa mới bậc tiểu học và THCS trên phạm vi cả
nước.” Mục đích của đề tài này là để đánh giá một cách khách quan, khoa học mức
độ đáp ứng của chương trình, sách giáo khoa mới sau một thời gian triển khai đại trà trong phạm vi cả nước ở các lớp 1, 2 và 6, 7. Đề tài này đã thu hút hơn 70 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thụôc các cơ quan như: Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Ban Khoa Giáo TW, Ban Tư tưởng- Văn hoá TW, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả của đề tài này đã đưa ra những nhận định chính về chương trình, sách giáo khoa, về khả năng tiếp nhận của học sinh, về mức độ phù hợp,…
Đoàn nghiên cứu đã tiến hành đánh giá ở 5 tỉnh và thành phố đại diện cho các vùng miền là Hà Nội, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Kon Tum và Sơn La. Ở THCS
đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức bốn môn Toán, Vật lí, Ngữ văn, Lịch sử của học sinh lớp 6 và lớp 8 ở các trường THCS với 1666 học sinh.
Kết quảđánh giá cho thấy “chương trình, sách giáo khoa của các môn Ngữ
văn và Lịch sử ở lớp 6 là tương đối phù hợp (nhấn mạnh của luận văn) với khả
năng và điều kiện học tập của học sinh. Chương trình và sách giáo khoa của các môn Ngữ văn và Lịch sử lớp 8, ...”
Ngoài những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa, nhóm nghiên cứu còn thẳng thắn nhận định rằng : “đối với tiểu học có sự không phù hợp giữa tốc độ
tăng dần mức độ khó của chương trình, sách giáo khoa với tốc độ tăng trưởng về
khả năng học tập của học sinh từ lớp dưới lên lớp trên; có sự chênh lệch lớn giữa kết quả của học sinh vùng thành phố với các vùng nông thôn và miền núi, của học sinh dân tộc Kinh với học sinh các dân tộc khác”. Đồng thời đối với THCS, nhóm nghiên cứu cũng cho thấy : sự giảm dần của kết quả học tập một số môn học từ lớp dưới lên lớp trên; sự tăng dần của mức độ chênh lệch về kết quả học tập một số
môn học giữa học sinh vùng thành thị và các vùng nông thôn, miền núi,... Bên cạnh
đó, nhóm nghiên cứu còn cho rằng: có sự không phù hợp giữa tốc độ tăng dần mức
độ khó của chương trình và sách giáo khoa với tốc độ tăng trưởng về khả năng học tập của học sinh từ lớp dưới lên lớp trên ở cấpTHCS.
Các nhà nghiên cứu cũng trình bày kết quả thêm : “Trong các mức độ nhận thức thì mức độ vận dụng luôn luôn có kết quả kém các mức độ nhận biết và thông hiểu. Càng lên các lớp trên thì sự chênh lệch này càng trở nên rõ ràng.”
Kết quả nghiên cứu của đoàn nhấn mạnh : trong các mức độ nhận thức của học sinh thì mức độ vận dụng là mức độ có kết quả kém nhất so với các mức độ
nhận biết và thông hiểu. Trong khi điểm trung bình ở các mức độ nhận biết và thông hiểu ở các môn đều vượt xa điểm chuẩn thì điểm trung bình ở mức độ vận dụng chỉ bằng hoặc dưới điểm chuẩn. Như vậy về kĩ năng vận dụng của học sinh cần phải quan tâm và được bàn đến trong nội dung giải pháp của luận văn này.
Theo luận văn thì chính những nhận định của nhóm nghiên cứu do Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục – Bộ Giáo dục & Đào tạo nêu trong đề tài nghiên cứu là những vấn đề đáng quan tâm đối với luận văn này, đó là những vấn
đề liên quan chặt chẽ và có tác động lớn đến kết quả tiếp thu kiến thức ở lớp trên, vì chương trình mới được biên soạn theo quan điểm đồng tâm từ dưới lên, càng lên lớp trên, học sinh học càng sâu, các kiến thức đã học ở lớp dưới sẽđược học lại nhưng
ở mức cao hơn. Nếu không có giải pháp để khắc phục những hạn chế này thì chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn sẽ mãi ở mức thấp.