Vấn đề phương pháp dạy Tiếng Việt ở trường THCS

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 97 - 101)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

3.2.Vấn đề phương pháp dạy Tiếng Việt ở trường THCS

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 9 – THCS

3.2.Vấn đề phương pháp dạy Tiếng Việt ở trường THCS

Vấn đề phương pháp dạy học nói chung từ những năm trước khi thay đổi chương trình và sách giáo khoa chưa phải là vấn đề nóng bỏng như bây giờ. Trước

đó, người ta chỉ đưa ra vấn đề dạy học Văn như thế nào, quan điểm dạy học Văn,...Các hội nghị toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các trường đại học chủ trì cũng chưa hề bàn đến phương pháp dạy học Tiếng Việt, hoạ hoằn chỉ bồi dưỡng về mặt kiến thức, sự thay đổi về cách gọi,...Chỉ đến những năm 90 mới có sự

quan tâm đến phương pháp, nhưng chỉ ở một chứng mức nhất định, và môn Văn bao giờ cũng chiếm một lựong thời gian khá lớn tại các hội nghị, hội thảo.

Có thể nêu một vài hội thảo khoa học được tổ chức bàn về cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt :

- Tháng 12 năm 1992, Hội Ngôn ngữ học thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “ Giáo dục ngôn ngữ và phát triển”. Tại hội thảo có hơn 80 báo cáo khoa học và tham luận của các vị giáo sư, các chuyên gia chuyên nghiên cứu về

ngôn ngữ, các nhà sư phạm, các giáo viên của các trường phổ thông;

- Ngày 20 và 21 tháng 12 năm 1996, Vụ Giáo viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc về “Đổi mới phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt ở

trường THCS”. Tại hội thảo khoa học lần này có hơn 70 báo cáo và tham luận của nhiều giáo sư, nhiều nhà khoa học, nhiều giáo viên của các trường sư phạm và các giáo viên dạy Văn ở các trường THCS các tỉnh, thành phố trên cả nước;

- Tháng 12 năm 1999, Vụ Trung học phổ thông, nay là Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc về “Đổi mới phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt ở trường THCS”. Tham dự hội thảo có nhiều thành phần: các nhà phương pháp, các cán bộ chỉ đạo bộ môn Văn - Tiếng Việt, các giáo

viên phương pháp của các trường Cao đẳng Sư phạm và các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường THCS.

Tại các hội thảo, các báo cáo đều khẳng định việc đổi mới phương pháp dạy học của hai môn Văn và Tiếng Việt là cần thiết, vì chưa lần nào vấn đề phương pháp dạy học được đặt ra bàn bạc mang tầm vĩ mô như thế này. Trong Báo cáo đề

dẫn tại Hội thảo khoa học toàn quốc ngày 20 và 21/2/1996, Phan Trọng Luận đã khẳng định: “Một thành tựu đáng kể của cuộc đổi mới dạy học hai môn Văn và Tiếng Việt là lần đầu tiên trong ngành có được một cuộc vận động đổi mới phương pháp có bề rộng và cả bề sâu.”.[22, tr. 6-8 ].

Trong phần Giới thiệu sách giáo khoa, Nguyễn Khắc Phi, với vai trò là Tổng Chủ biên bộ sách Ngữ văn THCS đã cho rằng do tính chất của lớp học cuối cấp (lớp 9), bên cạnh tiếp tục vận dụng phương pháp tích hợp ngang, cần chú ý đặc biệt

đến phương pháp tích hợp dọc, nhất là các tiết ôn tập, tổng kết. Muốn thực hiện tốt yêu cầu về tích hợp, trước hết giáo viên phải giúp cho học sinh có ý thức, thói quen, kĩ năng vận dụng tất cả những kiến thức đã học, những kĩ năng đã được rèn luyện

để lí giải những vấn đề đang học, xử lí tốt và có hiệu quả, chính xác, hợp lí những tình huống được đặt ra.

Hạn chế lớn nhất mà chúng tôi thu nhận được từ các trường THCS thông qua dự giờ, tiếp xúc trao đổi, tập huấn chương trình, sách giáo khoa mới thì hiện nay vẫn còn khá nhiều thầy cô giáo mang nặng dấu ấn kiểu dạy cũ, kiểu dạy truyền thống, thiếu tích cực và chủ động trong thực hiện phương pháp dạy học mới theo hướng hai tích: tích hợptích cực. Những hạn chế được bộc lộ qua việc tổ chức các hoạt động tại lớp như giáo viên còn nói nhiều, làm thay, đọc chép, chưa phát huy tính chủ động của học sinh, thiếu chuẩn bị bài, đặc biệt trong giờ Tiếng Việt, giáo viên chưa xử lí hoặc xử lí tình huống áp đặt, phản sư phạm, chưa huy động

được học sinh hoạt động, chưa làm cho học sinh bộc lộ khả năng, mức độ nhận thức với tư cách là người học.

Các quan điểm về phương pháp dạy Tiếng ở trường THCS

+ Trước đây nghiên cứu giáo học pháp dạy tiếng, người ta đều lưu ý đến mối quan hệ khoa học này cùng với khoa học khác. Người ta khẳng định rằng giáo học pháp dạy tiếng có quan hệ mật thiết với các ngành khoa học khác như Tâm lí học, Giáo dục học và Ngôn ngữ học;

+ Giáo dục học dạy tiếng nhằm mục đích tối ưu hoá việc dạy và học tiếng, làm cho hoạt động đó đạt tới những kết quả tốt đẹp nhất. Và như vậy thì rõ ràng đây là một khoa học ứng dụng chứ không phải là một khoa học cơ bản. Do đó giáo học pháp dạy tiếng không có nhiệm vụ nghiên cứu quy luật mà nó đi tìm những quy tắc (nguyên tắc, phương pháp, biện pháp,…). [33, tr. 10-15].

Ba nhân tố cơ bản tham gia: người học- người dạy- môn học, mỗi môn nhân tố mang những đặc điểm khác nhau:

+ Người học: có những đặc điểm sau:

- Yếu tố sinh lí (vận động của cơ quan phát âm khi đọc; tư thế ngồi đối với cột sống khi viết);

- Yếu tố tâm lí (hoạt động cảm nhận, lĩnh hội, ghi nhớ, ý chí, hứng thú học tập,…);

- Ý nghĩa xã hội học (gia đình, môi trường, xã hội). + Người dạy:

- Tuân thủ những quy định của sựđào tạo;

- Đảm bảo phương hướng, mục tiêu của dạy học;

- Xác định nguyên tắc và phương pháp dạy học sẽ vận dụng. + Môn học:

- Đặc trưng của ngôn ngữ nói chung, của tiếng nói riêng; - Nắm vững cơ cấu và quy luật hoạt động của ngôn ngữ; - Xác định cần dạy những gì và dạy như thế nào;

- Phải tìm đến các kết luận của khoa học và ngôn ngữ.

 Theo Phan Trọng Luận: “Mục tiêu của dạy học Ngữ văn ngày nay không phải nhằm mục đích truyền thụ một lượng kiến thức, rèn luyện một số kĩ

một con người thụđộng. Dạỵ học Ngữ văn bây giờ nhằm mục tiêu cao nhất là giúp học sinh có thể chủ động tự học dưới sự hướng dẫn của thầy... nhằm vật chất hoá

được hoạt động bên trong của học sinh bằng một hệ thống việc làm và thao tác.” [32, tr. 13-15]

 Theo Phạm Minh Hạc: “Phương pháp dạy học hướng vào học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau :

- Giải phóng tiềm năng của học sinh; - Tạo hứng thú cho học sinh;

- Động viên tích cực của học sinh;

- Để học sinh thực sự làm chủ (cùng với thầy), năng động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức;

- Tạo khả năng giải quyết vấn đề (phương pháp dạy học “giải quyết vấn đề”) [16, tr.10]

 Võ Hoàng Ngọc đã trình bày quan điểm của mình với tư cách là một giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh, là người thi công cho các tiết học tiếng Việt: “Kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của học sinh. Học sinh không thể tự học, không thể rèn luyện được kĩ năng tự học nếu các em thiếu đi sự

mong muốn, khát vọng tự mình chiếm lĩnh, tự mình mở rộng, đào sâu vốn tri thức của bản thân, thiếu đi niềm tin vào chính mình.” [24, tr.22].

Trên đây là những ý kiến, những quan điểm rất thực tế của các nhà khoa học sư phạm, của những người đã từng đứng trên bục giảng, với kinh nghiệm từng trải, họ đã rút ra được những kết luận mang tính tích cực, phù hợp với quan điểm hiện nay theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tạo điều kiện người học trở thành những người chủ tương lai.

Phương pháp dạy học tích cực của môn Ngữ văn nói chung được khái quát bằng mối quan hệ giữa thầy và trò như sau :

THẦY – Tác nhân TRÒ – Chủ thể

1. Hướng dẫn Tự nghiên cứu 2. Tổ chức Tự thể hiện 3. Trọng tài, cố vấn Tự kiểm tra 4. Kết luận, kiểm tra Tựđiều chỉnh

Dựa vào cơ sở này, luận văn sẽ vận dụng vào việc xây dựng vốn từ tích cực cho học sinh nên có thể lập một bảng so sánh về phương pháp dạy học giữa quan niệm cũ và quan niệm mới được thể hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện các bước lên lớp để tổ chức và phối hợp các hoạt động dạy (thầy) và hoạt động học

(trò). Theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo [5, tr. 54-55]; ta có bảng sau :

BẢNG SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỤĐỘNG

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 97 - 101)