- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 9 – THCS
3.9. Từ trong các phong cách chức năng
Trong dạy học môn Tiếng Việt, điều cốt yếu là giáo viên phải chú ý giúp học sinh rèn luyện cách dùng từ theo đúng phong cách – phong cách ngôn ngữ văn bản. Lênin đã từng nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. Trong
giao tiếp, theo như nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu cho rằng phong cách ngôn ngữluôn luôn giữ vai trò môi giới. Phong cách chính là cái trạm, là chiếc cầu
để giúp cho hoạt động giao tiếp có tính hiệu quả tích cực và bền vững. Tất cả những nét phong phú và sâu sắc, tất cả những khả năng biến hoá khôn lường của tiếng Việt
đều bộc lộ trong giao tiếp. Không ít giáo viên dạy tiếng Việt THCS đã bộc lộ sự non kém trong nhận thức và thực tế khi lên lớp, hoặc không chú ý đến yếu tố phong cách trong dạy học tiếng Việt. Họ không hiểu rằng việc dạy tiếng mẹđẻ cho người bản ngữ trong mối quan hệ chặt chẽ với phong cách sẽ tạo cho người học thấy được sự hấp dẫn, sức mạnh tiềm tàng và hiệu quả tích cực của ngôn ngữ, cụ thể là việc chọn từ. Việc giảng dạy tiếng Việt trong sự gắn bó với phong cách còn đòi hỏi mỗi giáo viên phải quan tâm đúng mức tới khẩu ngữ của học sinh, phải thực sự quan tâm, tránh tình trạng đối phó, xem nhẹ những yêu cầu cần thiết trong giao tiếp, mà yếu tố phong cách là sự biểu hiện rõ nhất. Trong giao tiếp, khẩu ngữ cũng phải mang nét văn hoá, tức là ngôn ngữ cần phải được gọt dũa, trau chuốt.
Trong thực tế nhiều năm qua, việc dạy tiếng Việt với các phong cách đa dạng của ngôn ngữ dân tộc gần như bị bỏ quên, xao lãng, chưa thực sự gắn chặt mối quan hệ giữa nhà trường và thực tiễn cuộc sống chung quanh.
Nhiều người đã phàn nàn về tình trạng khẩu ngữ của học sinh hiện nay trong nhà trường. Đây là vấn đề nhà trường, trực tiếp là giáo viên dạy tiếng Việt cần quan tâm và có biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục, trong sạch hoá vốn từ và điều chỉnh phong cách chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp cho các em. Điều quan trọng giáo viên cần nhớ rằng không nên độc đoán, không áp đặt, không buộc các em phải có lời ăn tiếng nói như người lớn mới là chuẩn, điều này sẽ làm mất đi tính hồn nhiên của các em, không đúng với mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông; cần phải có định hướng, khợi gợi cho các em phát triển một cách tự nhiên, ngôn ngữ
trong sáng, văn minh, phong cách phù hợp với lứa tuổi 11 đến 14 ở cấp THCS . Nếu người giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh với tư cách là dạy cho người bản ngữ học tiếng mẹđẻ biết gắn bó chặt chẽ với phong cách thì buộc người dạy phải nỗ lực phấn đấu bản thân mình nhiều hơn nữa để nắm vững sự kì diệu của
tiếng Việt, tính đa phong cách của ngôn ngữ Việt, những nét sinh động, đa dạng, biến hoá của ngôn ngữ dân tộc trong hoạt động giao tiếp, trong đời sống hàng ngày của xã hội, của mọi công đồng khác nhau (môi trường). Phong cách mà chúng ta
đang nói tới chính là phong cách chức năng ngôn ngữ. Nói rõ hơn đó là phong cách ngôn ngữ văn hoá đã được gọt dũa. Đây là mục tiêu cần đạt của nhà trường phổ
thông trong việc dạy học tiếng Việt.
Theo chúng tôi, phong cách không chỉ thể hiện qua năng lực sử dụng từ một cách chính xác, khoa học và hiệu quả mà phong cách còn được biểu hiện qua thái
độ, cử chỉ trong quá trình giao tiếp. Cũng một lời nói nhưng nếu được thể hiện bằng ngữ điệu khác nhau, thái độ và cử chỉ khác nhau thì hiệu ứng của hoạt động giao tiếp sẽ khác nhau. Hiệu ứng đó có thể là hiệu ứng trội- hiệu ứng tích cực, nhưng có thể là hiệu ứng lặn (không trội), tức là tính hiệu quả không cao, hoặc thậm tệ hơn là nó đem lại cho sự bất lợi. Rèn luyện phong cách giao tiếp bằng ngôn ngữđúng chức năng là góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh; nêu cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tạo nên mối quan hệ cộng đồng bền vững, xây dựng nét đẹp xã hội văn minh. Ngoài ra còn giúp cho học sinh phát triển kĩ năng diễn đạt trong tạo lập ngôn bản viết, trong làm văn, trong sáng tác, nếu các em có thể.
Vậy giáo viên dạy Ngữ văn giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ theo phong cách như thế nào?
*Đối với văn bản khoa học
Yêu cầu phải dùng thuật ngữ khoa học và những từ có tính chính xác cao. Không dùng từ nhiều nghĩa, chuyển nghĩa, từ biểu cảm, từ địa phương, từ thông tục,...
*Đối với văn bản chính luận
Yêu cầu dùng nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội...dùng những từ ngữ quen thụôc với đông đảo nhân dân. Từ ngữ sử dụng nhất thiết phải biểu đạt trung thành và sáng tỏ tư tưởng, tình cảm, ý chí của người viết. Phong cách này không chấp nhận những từ ngữ khó hiểu, mập mờ.
Yêu cầu dùng nhiều từ có tính chất hành chính, những từ ngữ chỉ tên các tổ
chức, đơn vị, cơ quan, các chức danh, những từ ngữ xã giao, trang trọng. Phải bảo
đảm yêu cầu chính xác tuyệt đối trong việc dùng từ. Không dùng từ nhiều nghĩa, chuyển nghĩa, từ tục, từđịa phương, từ biểu cảm.
*Đối với văn bản nghệ thuật
Do sự chi phối của những yêu cầu về tính hình tượng, tính truyền cảm và về
phong cách sáng tạo của nhà văn, cách viết của các văn bản nghệ thuật,...nên yêu cầu việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc. Từ ngữ trong văn bản nghệ thuật mang dấu ấn phong cách riêng của từng nhà văn. Chính những nhà văn đã góp phần rất lớn trong việc làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.