Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 55 - 58)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

1.6.2.Mục tiêu cụ thể

Sau khi học hết chương trình THCS, học sinh phải đạt được các yêu cầu sau : + Có những phẩm chất nhân cách phù hợp với mục tiêu và độ tuổi THCS, đó :

- Yêu nước, hiểu biết và có niềm tin vào lí tưởng độc lập, dân tộc và chủ

nghĩa xã hội;

- Tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới toàn cầu và khu vực;

- Tin tưởng và góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” thông qua các hoạt động học tập, lao động, công ích xã hội;

- Có lối sống văn hoá lành mạnh, cần kiệm, trung thực, có lòng nhân ái, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm ở gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội, tôn trọng giá trị lao động. Hành động theo quy định của nhà trường, cộng đồng nói riêng và luật pháp nói chung.

+ Có kiến thức phổ thông cơ bản, tương đối hoàn chỉnh theo yêu cầu của cấp học, thể hiện ở các mặt sau đây:

- Hiểu biết những nội dung tinh túy tiêu biểu nhất từ đó có thể chiếm lĩnh những nội dung khác của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ;

- Nắm được những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống của cá nhân, gia

đình và cộng đồng;

- Cuối cấp học, có thể có những hiểu biết sâu hơn về một lĩnh vực khoa học kĩ thuật nào đó so với yêu cầu chung của chương trình, tuỳ khả năng và nguyện vọng, để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống.

+ Có kĩ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân, đó là :

- Biết quan sát, thu thập, xử lí và thông báo thông tin qua nội dung được học; - Biết vận dụng và vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học để

giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng; - Có kĩ năng lao động kĩ thuật đơn giản;

- Biết thưởng thức và ham thích sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong văn học nghệ thuật;

- Biết rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ;

- Biết sử dụng hợp lí thời gian để giữ cân bằng giữa hoạt động trí lực và thể

lực, giữa lao động và nghỉ ngơi;

- Biết tựđịnh hướng con đường học tập và lao động tiếp theo.

+ Trên nền tảng những kiến thức và kĩ năng nói trên mà hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

- Năng lực hành động có hiệu quả; - Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn; - Năng lực giao tiếp, ứng xử; - Năng lực tự khẳng định. 1.7. Môn Ngữ văn ở trường THCS 1.7.1. Chương trình môn Ngữ văn

Với mục tiêu đã đặt ra, chương trình các môn học nói chung, môn Ngữ văn ở

THCS nói riêng phải được xây dựng và đạt cho đựơc mục tiêu đó .

Chương trình các môn học trong nhà trường nói chung và môn tiếng mẹ đẻ

nói riêng ở nhiều nước trên thế giới như: Mĩ, Úc, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật bản, Thái Lan, Indonesia,... đều được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp.

Việc gọi tên bộ môn cũng có lắm vấn đề, có liên quan đến việc xây dựng chương trình của môn học.

- Do chương trình được xây dựng theo hướng kết hợp cho nên tên gọi của bộ

môn cũng sẽ rất khó gọi cho ngắn gọn và chính xác. Nhưở nước ta, nếu gọi đúng và

đủ thì phải gọi là môn Văn, Tiếng Việt Tập làm văn. Trong thực tế thì môn học này có khi gọi là Tiếng Việt- Văn, khi thì gọi là Văn – Tiếng Việt, khi thì Văn học

Tiếng Việt, hoặc ngược lại;

- Hoặc chương trình được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp thì tên gọi của môn học sẽ khác đi, nhằm phục vụ cho việc tích hợp của ba phân môn Văn, Tiếng Việt Tập làm văn. Với các nước như vừa kể trên, trục tích hợp đều lấy tiếng mẹ đẻ, tên gọi của môn học sẽ là: English (New Zealand), hoặc English language art (Bang Massachusetts - Mĩ), FranÇaise (Pháp), Language art (Úc), Thai language (Thái Lan), Korean language (Hàn Quốc),v.v... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Việt Nam ta thì hiện nay bộ môn này ở cấp Tiểu học có tên gọi là Tiếng Việt, chương trình THCS mới lấy tên gọi là Ngữ văn, còn cấp Trung học phổ thông cũng gọi là Ngữ văn (có ý kiến đề nghị lấy tên là môn Văn học và Tiếng Việt, tuy học cả văn học và tiếng Việt nhưng văn học là chính)

Như vậy hệ thống tên của môn học này trong nhà trường phổ thông được xác

định như sau:

- Ở Cấp Tiểu học, học sinh tập trung học tiếng Việt là chủ yếu nên gọi tên của môn học là Tiếng Việt;

- Ở Cấp THCS, học sinh học cả tiếng Việt và văn học, nhưng lấy tiếngViệt là chính nên gọi là môn Ngữ văn, trong đó xác định phân môn Tiếng Việt là nền tảng, là công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống và là cơ sở cho các môn học trong nhà trường phổ thông. Phân môn này nhằm giúp học sinh hình thành và rèn luyện tốt khả năng tư duy, năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập cũng như trong đời sống. Từ sự vận dụng tiếng Việt trong việc lí giải vẻđẹp và hiệu quả của nghệ thuật ngôn từ trong các tác phẩm văn học, trong tập làm văn và giao tiếp hàng ngày, học sinh sẽ tự nâng cao các tri thức và kĩ năng về tiếng Việt được học trong phân môn này.

THCS là cấp học trung gian giữa Tiểu học và Trung học phổ thông. Khác với bậc Tiểu học, cấp THCS nhằm một mục tiêu kép là vừa chuẩn bị cho học sinh ra

đời vừa chuẩn bị cho một bộ phận khác tiếp tục học lên cấp cao hơn. Chính vì thế

nội dung học vấn của cấp học này cũng vừa phải có tính chất phổ thông tương đối hoàn chỉnh, vừa phải có phần nâng cao, phân hóa.

Điểm nổi bật và quan trọng nữa là chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9

được xây dựng dựa trên nguyên tắc chung là cấu tạo theo đơn vịBài học. Khác với chương trình cải cách từ năm 1986, đơn vị bài học là cách gọi cho mỗi phân môn, có nghĩa là mỗi phân môn có nhiều đơn vị bài học. Cách xây dựng chương trình như

thế bộc lộ nhiều nhược điểm như tính rời rạc, thiếu kết hợp giữa các phân môn, chưa bàn đến nội dung và cấu trúc của chương trình và sách giáo khoa, trong đó tất nhiên phải kể đến vị trí của phân môn Tiếng Việt chưa thực sự là phân môn với chức năng công cụ cho hai phân môn Văn học và Tập làm văn. Có người gọi đó là cuộc cách mạng nửa vời, thiếu tính triệt để, tuy rằng so với chương trình chưa cải cách trước nó không còn phù hợp nữa. Trở lại vấn đề đơn vị Bài học của chương trình Ngữ văn hiện hành, mỗi Bài học là một chỉnh thể bao gồm 3 nội dung: văn, tiếng Việt, tập làm văn. Số tiết của bộ môn Ngữ văn theo quy định.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 55 - 58)