- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.
KHẢO SÁT SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH LỚP 9 – THCS
2.3.4. Từ đồng nghĩa
+ Từ : hoảng hồn, thù hận, loạn xạ, căm phẩn, an ủi, sảng khoái, ngần ngại, cảm động, ân hận, từ bỏ, cao cả, cau có, can đảm; thắng cảnh (đẹp), cô độc (một mình), lạc quan, vui vẻ, có lợi (có ích), mắng (la, rầy, chửi, phê bình,…), rất ghét (không thích, không bằng lòng,…), cải cọ, tranh cải (cãi cọ, tranh cãi, tranh luận), một loạt (đồng loạt). .v.v…
+ Câu :
(1) Ánh mắt của Lan đầy sựcăm phẩn; (2) Tôi cau có ngồi lẩm bẩm một mình;
(3) Quê hương em có nhiều danh lamthắng cảnhđẹp nổi tiếng; (4) Anh thanh niên sống cô độcmột mình trên đỉnh núi cao; (5) Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn sống lạc quan và vui vẻ;
(6) Chúng ta phải cố gắng học giỏi chăm ngoan để trở thành người có lợi cho xã hội;
(7) Cô giám thị xuống mắng lớp một trận;
(8) Thầy rất nghiêm khắc và rất ghét những ai không chịu học hành; (9) Bọn con gái cải cọ, tranh cải nhau;
(10) Sau năm 1945, một loạt các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền; .v.v…
+ Nhận xét
- Đây là loại từ học sinh mắc lỗi nhiều nhất (148 lỗi, tỉ lệ 14,4 %), trong đó học sinh vùng Tân Biên (biên giới) chiếm tỉ lệ cao (116 trường hợp);
- Tìm hiểu nguyên nhân cũng là vấn đề khá phức tạp, luận văn chưa có điều kiện để tìm hiểu.
+ Cách sửa
(1) Từ “căm phẫn” có ý căm thù và giận dữ, nên người viết đã dùng từ sai. Có thể thay từ “căm phẫn ” bằng từ “giận dữ ”:
(2) Từ “cau có” hàm ý trạng thái tâm lí giận dữ (mức độ cao)nên không thể
lẩm bẩm (chỉ nói thầm một mình) mà là “cằn nhằn ”, “lầm bầm”. Có thể thay từ
“cau có” bằng từ “khó chịu” , “càu nhàu”, “làu bàu”, hoặc “lầm bầm” (mức độ
thấp hơn). Câu sửa lại là:
Tôi khó chịu ngồi càu nhàu một mình; Hoặc Tôi bực bội ngồi lầm bầm một mình; Hoặc Tôi lầm bầm một mình;
Hoặc Tôi làu bàu một mình.
(3) Câu này người viết dùng dư từđồng nghĩa “danh lam, thắng cảnh, đẹp.” Nên bỏ bớt, câu sẽ là :
Quê hương em có nhiều thắng cảnh nổi tiếng.
(4) Câu này học sinh dùng dư từđồng nghĩa “cô độc” cũng có nghĩa là “một mình”. Trường hợp này nên bỏ từ mượn “cô độc.” Câu sửa lại là :
Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi cao.
(5) Người viết cũng dùng dư từ đồng nghĩa, vì nghĩa của từ mượn “lạc quan” cũng là vui vẻ rồi. Câu được viết lại là :
Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn sống lạc quan ; Hoặc Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn sống vui vẻ.
(6) Dùng từ “lợi” thay vì dùng từ “ích” chính xác hơn. Câu sửa lại :
Chúng ta phải cố gắng học giỏi chăm ngoan để trở thành người có ích
cho xã hội.
(7) Từ “mắng” không phù hợp với tính cách của cô giáo, mà phải dùng từ “
phê bình”, thêm từ “em”sau từ “ lớp”, từ “đến” thay cho từ “ xuống”; bỏ từ “ một trận”. Câu sẽ gọn và văn hoá hơn:
Cô giám thịphê bình lớp em .
(8) Câu dùng từ “nghiêm khắc” và từ “rất ghét” đều diễn tả một thái độ
nghiêm túc trước hành động tiêu cực là “không chịu học hành”; từ “rất ghét” không phù hợp với nhân vật – thầy giáo, nên sửa lại cho gọn và trau chuốt hơn là :
Hoặc Thầy rất nghiêm khắcđối với những ai không chịu học hành.
(9) Dùng từ “cải cọ” mà còn “tranh cải” thì quả thật dư từ, đồng thời viết sai chính tả từ “cải” (cãi). Hai từ này cũng thiếu tính văn hoá trong làm văn, cần thay từ khác mang tính tích cực học tập hơn, như từ “tranh luận ” hoặc “bàn luận”
Bọn con gái tranh luận nhau; Hoặc Bọn con gái bàn luận nhau.
(10) Từ “một loạt” không chuẩn xác, thay từ khác là “đồng loạt”mang tính tập trung phong trào hơn. Câu viết lại là :
Sau năm 1945, đồng loạt các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền.v.v…