- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.
1.5. Trường từ vựng
Bài học về trường từ vựng, trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS trước đây (cải cách giáo dục – 1998) không có .
Trong chương trình Ngữ văn mới, bài này được đưa vào dạy ở lớp 8 với 1 tiết là có ý định cung cấp cho học sinh một kiến thức, một khái niệm mới trong ngôn ngữ hiện đại. Đó là khái niệm về trường từ vựng.
Về vấn đề thuật ngữ “trường từ vựng”, ở nước ta hiện nay có 3 thuật ngữ : + Trường từ vựng – ngữ nghĩa; (1)
+ Trường nghĩa; (2) + Trường từ vựng. (3)
Nhìn chung 3 thuật ngữ này cũng chỉ chung một khái niệm về “trường” (field) .
Thuật ngữ (1) : “trường từ vựng – ngữ nghĩa” tuy hơi dài nhưng lại diễn đạt tốt nhất khái niệm.
Thuật ngữ (2) : “trường nghĩa”có thể dùng nhưng thuật ngữ này ở nước ngoài hiện nay còn có một số người chủ trương phân biệt “trường nghĩa” với “trường từ vựng”. Bởi vì, theo họ trường nghĩa tập hợp tất cả các nghĩa của một từ, hoặc nhiều từ có quan hệ về nghĩa, còn hiện tượng đang nói đến trong bài học này thì họ gọi là “ trường từ vựng”.
Do nhiều lẽ như vậy nên Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành dùng thuật ngữ
trường từ vựng.
Cái khó trong dạy tiết Trường từ vựng
- Học sinh không hiểu được sự khác nhau về trường từ vựng và cấp độ khái quát nghĩa của từ (từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp) đã được học ở bài đầu, vì :
+ Vấn đề ở bài Cấp độ khái quát nghĩa của từ là xem xét cấp độ khái quát của nghĩa từ;
+ Vấn đề ở bài này là tập hợp các từ có chung một nét nghĩa vào một trường từ vựng. Trong một trường từ vựng có thể có so sánh về mức độ rộng hẹp của nghĩa từ.
Do hiện tượng nhiều nghĩa nên một từ có thể thuộc nhiều trường vựng khác nhau: Ví dụ : trường mùi vị (cùng trường với cay, đắng,chát, thơm,…)
Từngọt : trường âm thanh (cùng trường với the thé, êm dịu, chói tai) trường thời tiết (cùng trường với hanh, ẩm, giá,…)
Trường từ vựng “người”: giáo viên có nghĩa rộng hơn các từ thầy giáo, cô giáo.
Cũng có những từ trong cùng một trường từ vựng nhưng không thể so sánh mức độ rộng hẹp về nghĩa của chúng.
Ví dụ : khó mà có thể so sánh từmắt với các từđi, đứng, chạy, nhảy mặc dù chúng đều thuộc về trường từ vựng “người”.
Việc dạy bài học Trường từ vựng, có điều kiện (trong giờ học tự chọn, bồi dưỡng học sinh), giáo viên nên cho học sinh nắm thêm về sự liên quan khái niệm trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, các biện pháp tu từ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá). Vì trong chương trình, trường từ vựng chỉđược phân bổ
có 1 tiết, do đó giáo viên chỉ đủđể giúp học sinh nắm được khái niệm về thuật ngữ
trường từ vựng . Đây là một khái niệm mới trong ngôn ngữ hiện đại.