Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.
- Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cho rằng trong mọi từ vựng, trừ những từ ngoại nhập ra, phần cơ bản còn lại được gọi là lớp từ bản ngữ hay lớp từ thuần (thuần Việt, thuần Nga, thuần Khmer,...). [60, tr.213-219]
1.3.8. Từ mượn
Từ mượn, còn gọi là từ vay mượn, từ ngoại lai là những từ của một ngôn ngữ được nhập vào một ngôn ngữ khác và được bản ngữ hoá. Không một ngôn ngữ nào trên thế giới không vay mượn từ của một ngôn ngữ khác.
Từ vay mượn là những từ đã được cải tạo lại để sao cho có hình thức ngữ
âm, đặc điểm ngữ pháp phù hợp với hệ thống ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ vay mượn.
Có thể nói sự vay mượn từ giữa các quốc gia là một hiện tượng phổ biến trên thế giới. Cho nên việc vay mượn từ là một biện pháp tích cực làm cho vốn từ trong ngôn ngữđầy đủ thêm, phong phú thêm.
Chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
+ Quan niệm của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6hiện hành
Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 hiện hành [30, tr.24], đó là “ từ mượn trong tiếng Việt là những từ mượn cả âm thanh và ngữ nghĩa của từ trong một ngôn ngữ khác ”.
Tiếng Việt mượn từ của nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Nga,...nhưng bộ
phận từ mượn quan trọng nhất là từ mượn của tiếng Hán từ thời nhà Đường qua sách vở, thường được gọi là từ Hán Việt. Trong tiếng Việt của chúng ta “có tới 60 % gốc từ chữ Hán. Nếu tính các lĩnh vực khoa học, công nghệ, chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, giao thông, vận tải, y học... thì có đến 90 % có gốc từ chữ
Hán.” (Nguyễn Lân Dũng(20/5/2007), “Một trí thức nông dân với “Nhật kí trong tù”,Tạp chí Kiến thức ngày nay,(Số 504), trang 4).
Nói chung, những tiếng nước ngoài được du nhập vào một dân tộc khác, một ngôn ngữ khác thì trước tiên những từ ngữđó bị biến hoá về bản âm .
Ví dụ :
- Sa von = xà bông (xà phòng); cowboy = cao bồi,...
Trong chương trình môn Văn – Tiếng Việt cải cách giáo dục từ năm 2000 – 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí Từ mượn sau những từ khác và học ở lớp 6.
Điều này khác với quan điểm của chương trình Ngữ văn THCS hiện hành. Có thể so sánh chương trình của cải cách giáo dục (CCGD) và chương trình hiện hành về việc sắp xếp vị trí của từ mượn (cũng như các từ khác):
Bảng 1.1. So sánh các sắp xếp về từ của hai chương trình giáo dục