Từ đồng nghĩa: (synonym) 1 Các quan niệm

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 30 - 36)

1.3.3.1. Các quan niệm

Theo Nguyễn Đức Tồn: “Từ đồng nghĩa là những từ chỉ sự vật và (hoặc) khái niệm giống nhau.” [36, tr.135].

Có nhiều cách hiểu khác nhau về từđồng nghĩa

Cách hiểu thứ nhất:

Từ đồng (đồng nghĩa) là hoàn toàn giống nhau. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 7 cải cách giáo dục gọi là từđồng nghĩa hoàn toàn. Có nghĩa là những từ nào có nghĩa giống nhau hoàn toàn thì là từ đồng nghĩa, những từ nào có nghĩa gần nhau thì chưa phải là từđồng nghĩa.

Cách hiểu này không nhiều.

Cách hiểu thứ hai :

Từđồng(đồng nghĩa) là “gần gũi”. Loại quan điểm này cho rằng trong ngôn ngữ không có loại từđồng nghĩa ở ý nghĩa thực sự của từ, nghĩa là có thể thay thế

nhau trong mọi trường hợp. Các nhà nghiên cứu của loại quan điểm này cho rằng những từđồng nghĩa là những từ có ý nghĩa gần gũi nhưng không trùng nhau.

Ví dụ:

- to – lớn – vĩ đại;

- chết – hi sinh – từ trần,...

Cách hiểu thứ ba:

Loại quan điển thứ ba này lại dựa vào cả sự vật lẫn khái niệm được phản ánh trong ý nghĩa của từđểđịnh nghĩa từđồng nghĩa.

Cách hiểu thứ tư:

Nguyễn Đức Tồn đưa ra một cách định nghĩa đầy đủ theo 3 loại thành tố sau: - Thành tố 1: (quan trọng nhất) là sự vật hoặc khái niệm mà từ biểu thị; - Thành tố 2: sắc thái biểu cảm – phong cách (khinh bỉ, kính trọng, khẩu ngữ, văn chương,..);

- Thành tố 3: phạm vi sử dụng toàn dân hay địa phương, nghề nghiệp, .v.v... Ví dụ:

- mẹ (toàn dân) – má (địa phương);

Căn cứ vào 3 thành tố trên để ta có thể xác định từđồng nghĩa.

 Nếu hai từ có ý nghĩa giống nhau một cách tuyệt đối ở cả 3 thành tố

nghĩa nêu trên thì đó là từđồng nghĩa tuyệt đối.

Ví dụ: xương chậu – xương hông; xương quai xanh – xương đòn gánh,...

 Nếu hai từ có ý nghĩa giống nhau một cách tuyệt đối chỉ ở thành tố

thứ nhất, còn hai thành tố sau có thể khác nhau thì đó là những từ cùng nghĩa. Ví dụ :

- lợn (toàn dân) - heo (địa phương);

- ăn (trung tính) – xơi (trang trọng), mời (kiểu cách),...

 Nếu hai từ chỉ có ý nghĩa giống nhau một cách tương đối ở thành tố

nghĩa sự vật, khái niệm nói trên thì đó là những từđồng nghĩa không hoàn toàn hay là những từ gần nghĩa.

Trong tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Đức Tồn (đã nêu trên) có hai loại từ đồng nghĩa chính : từđồng nghĩa hoàn toàn từđồng nghĩa không hoàn toàn.

 Từđồng nghĩa hoàn toàn: Ví dụ : - máy bay, tàu bay, phi cơ,…;

- trái đất, quảđất, địa cầu,…; - bỏ mạng, bỏ xác, mất mạng…; - đen tối, hắc ám,...; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- xe lửa, tàu hoả.

 Từ không đồng nghĩa hoàn toàn : Ví dụ : - ăn, xơi, chén,…

Sắc thái biểu cảm của những từ không đồng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từchén có khi mang tính tường thuật lại sự việc đã xảy ra “Bọn tớ vừa chén xong một bữa no nê”; có khi nó diễn tả một hành động suồng sả “Nó chén cả rồi !”

- Nguyễn Văn Tu nhấn mạnh cách giải thích sự khác nhau của nghĩa các từ đồng nghĩa. Ông đã giải thích rằng: “Những từ đồng nghiã là những từ có nghĩa giống nhau. Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành

- Đỗ Hữu Châu giải thích từđồng nghĩa theo trường nghĩa và còn nhấn mạnh từ đồng nghĩa trong lời nói. Ông còn chú ý đến hệ thống ngữ nghĩa là trường ngữ

nghĩa [15, tr.222];

- Nguyễn Thiện Giáp còn nói về sự gần nghĩa của các từđồng nghĩa: “Chúng tôi tán thành quan niệm cho từ đồng nghĩa là những từ gần về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm.” [15, tr. 222];

- Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó hoặc đồng thời cả hai.” [60, tr. 180]

Trong nhiều công trình nghiên cứu về từđồng nghĩa, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản, các tác giả gần như thống nhất về quan niệm hiện tượng đồng nghĩa .

1.3.3.2. Quan niệm của luận văn

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7[30, tr.114] ghi rõ quan niệm về từ đồng nghĩa như sau : “Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từđồng nghĩa khác nhau”.

Có hai quan niệm về từđồng nghĩa :

Quan nim hết sc hp

Chỉ những từ đồng nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế nhau trong mọi trường hợp mới là từđồng nghĩa.

Nhưng có quan niệm cho rằng không phải bao giờ từđồng nghĩa cũng có thể

thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

Ví dụ: từthành quả - thành tích

- Chúng ta kiên quyết bảo vệthành quả cách mạng (+) - Chúng ta kiên quyết bảo vệthành tích cách mạng (-).

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 hiện hành có quan niệm rộng hơn so với quan niệm trên được nhiều nhà ngôn ngữ thừa nhận.

Các từ đồng nghĩa có nghĩa tương tự nhau, tức là cùng làm tên gọi một sự

vật, hiện tượng, cùng biểu thị một khái niệm. Nghĩa của các từđồng nghĩa có những nét nghĩa cơ bản giống nhau, nhưng cũng có sắc thái nghĩa khác nhau.

Với quan niệm như vậy, rõ ràng thuật ngữ “từ đồng nghĩa” chưa thật chính xác. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt ngữ học vẫn chưa tìm được một thuật ngữ nào lí tưởng hơn. Do đó, nhóm biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn THCS thống nhất tạm dùng thuật ngữ từ đồng nghĩa với cách hiểu đó là những từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa.

Phân loại từđồng nghĩa

Có 2 loại từđồng nghĩa:

+ Từđồng nghĩa hoàn toàn (từđồng nghĩa tương đối)

Là chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm và có sắc thái như nhau, trong mọi trường hợp, chúng có thể thay thế cho nhau được.

+ Từđồng nghĩa không hoàn toàn (từđồng nghĩa bộ phận, từđồng nghĩa sắc thái)

Là chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm nhưng sắc thái khác nhau.

Cách hiểu này được nhiều người chấp nhận hơn.

Giáo viên Ngữ văn THCS dựa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 hiện hành theo đó, từđồng nghĩa mà quan trọng là học về lớp từđồng nghĩa không hoàn toàn. Mục đích đặt ra với lớp từ này là giúp học sinh nắm cho được các sắc thái ý nghĩa khác nhau. Sự khác nhau nhiều khi rất tế nhị giữa các từđồng nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: từtrông có thể tham gia các nhóm từđồng nghĩa sau: - Trông: với nghĩa “nhìn để biết” .

Có các từđồng nghĩa: nhìn, ngó, nhòm, dòm, liếc,...

- Trông: với nghĩa “coi sóc, giữ gìn cho yên ổn ”.

- Trông: với nghĩa là “mong” .

Có các từđồng nghĩa như: mong, hi vọng, trông mong,...

Làm sao để nhn ra tđồng nghĩa? Có các bước sau: - Tìm hiểu những nét nghĩa chung của các từ trong nhóm; - Tìm những nét nghĩa riêng của mỗi từ. Ví dụ : các từcho, biếu, tặng. - Mẹ ... con tiền ăn sáng. (cho); - Con ... mẹ cái áo len.(biếu);

- Cha tôi được Nhà nước ... kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.(tặng)

Làm thế nào để to ra tđồng nghĩa?

Theo chúng tôi, giáo viên nên quan tâm đến đặc thù của từđồng nghĩa để tạo nên từ đồng nghĩa, đó là: ghép các từ đơn đồng nghĩa với nhau. Các từ ghép này

được tạo ra theo lối này thường chỉ gần nghĩa với các từđơn và có ý nghĩa khái quát hơn. Ví dụ : TỪĐƠN TỪĐƠN TỪĐỒNG NGHĨA To lớn to lớn Xinh đẹp xinh đẹp Thay đổi thay đổi Ca Hát ca hát chọn lọc chọn lọc

Ởđây, luận văn sẽ không đi vào vấn đề phương pháp dạy học theo đơn vị bài học mà chỉ đi vào biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh lớp 9 mà thôi. Có nghĩa là qua một số luận điểm, quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, luận văn chỉ đề xuất một số dạng bài tập và kết hợp thêm một số phương pháp để nâng cao hiệu quả việc rèn luyện từ ngữ cho học sinh lớp 9 mà luận văn đã chọn như tên đề tài.

Quan điểm của luận văn về phát triển vốn từ cho học sinh lớp 9 chủ yếu là thực hành (sẽ trình bày ở Chương 3)

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 30 - 36)